Để học tập tốt môn Đị a lí, một trong những phương tiện học tập hữu hiệu nhất
đó là Atl at. Atl at địa lý Việt Nam không chỉ phong phú, đa dạng về nội dung các bản đồ
mà còn có cả biểu đồ, lát cắt, tranh ảnh. Qua việc sử dụng Atlat học sinh sẽ phát hiện
kiến thức, khắc sâu bài học hơn, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy, ngôn ngữ đặc biệt
là khả năng sang tạo, giải quyết vấn đề.
Nhận thấy được vai trò quan trọng của phương tiện này cho nên đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về kĩ năng khai thác các thông tin trong Atlat. Tuy nhiên, tr ong
thực tế việc sử dụng hiệu quả Atlat mới chỉ dừng lại ở học sinh trong đội tuyển thi học
sinh giỏi hay chuyên ban C, đối với học sinh ban cơ bản việc sử dụng Atlat trong dạy và
học Địa lý hầu như ít diễn ra
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3754 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp sử dụng atlat trong dạy học địa lý 12 trung học phổ thông (cơ bản), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ATLAT
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CƠ BẢN)
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thùy Linh, K57D
Nguyễn Thị Phương Thảo, K57D
Giáo viên hướng dẫn: ThS Đoàn Thị Thanh Phương
ĐẶT VẤN ĐỀ
Để học tập tốt môn Địa lí, một trong những phương tiện học tập hữu hiệu nhất
đó là Atlat. Atlat địa lý Việt Nam không chỉ phong phú, đa dạng về nội dung các bản đồ
mà còn có cả biểu đồ, lát cắt, tranh ảnh. Qua việc sử dụng Atlat học sinh sẽ phát hiện
kiến thức, khắc sâu bài học hơn, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy, ngôn ngữ đặc biệt
là khả năng sang tạo, giải quyết vấn đề.
Nhận thấy được vai trò quan trọng của phương tiện này cho nên đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về kĩ năng khai thác các thông tin trong Atlat. Tuy nhiên, trong
thực tế việc sử dụng hiệu quả Atlat mới chỉ dừng lại ở học sinh trong đội tuyển thi học
sinh giỏi hay chuyên ban C, đối với học sinh ban cơ bản việc sử dụng Atlat trong dạy và
học Địa lý hầu như ít diễn ra.
Dù đang là sinh viên năm thứ hai, còn nhiều lạ lẫm đối với bộ môn Lý luận
dạy học Địa lý nhưng vấn đề này đã lôi cuốn được sự quan tâm của chúng tôi. Để góp
phần nâng cao, hoàn thiện hơn nữa khả năng sử dụng Atlat trong dạy và học tại trường
phổ thông với khuôn khổ thời gian nhất định chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“Phương pháp sử dụng Atlat trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông (Cơ bản)”.
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận về phương pháp sử dụng Atlat trong dạy học môn địa lí lớp 12 trung
học phổ thông (Cơ bản)
"Atlat là một tập hợp có hệ thống các bản đồ địa lý, được sắp xếp một cách có
logic để phục vụ cho mục đích dạy học một chương trình địa lý cụ thể. Nó có tính thống
nhất cao về cơ sở toán học, nội dung và bố cục bản đồ. Atlat được phân biệt theo sự
bao trùm lãnh thổ, theo nội dung, và theo mục đích sử dụng ".
Atlat sử dụng trong chương trình địa lý lớp 12 là tập Atlat địa lý Việt Nam, được
thành lập dựa trên chương trình địa lý Việt Nam.
Atlat có vai trò hết sức quan trọng đối với cả giáo viên và học sinh. Với giáo
viên, Atlat vừa là công cụ dạy học, minh hoạ các kiến thức trong sách giáo khoa một
cách rõ ràng, dễ hiểu và logic vừa là phương tiện để nâng cao nghiệp vụ sư phạm, tạo
điều kiện thuận lợi để giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong
giảng dạy địa lý. Còn đối với học sinh, Atlat là nguồn tri thức, là “quyển sách giáo khoa
địa lý thứ 2” khi học bài mới, giúp các em hình thành biểu tượng và khái niệm địa lý
một các vững chắc khi ôn lại bài cũ.
Học sinh lớp 12 là học sinh năm cuối của bậc trung học phổ thông, các em
đang ở trong độ tuổi phát triển nhanh chóng về mặt thể chất cũng như tư duy, có năng
lực quan sát tốt hơn và có tư duy nhạy bén hơn, có khả năng phân tích, tổng hợp, trừu
tượng hoá, khái quát hoá. Các em có cá tính rõ rệt, thích tranh luận, bày tỏ những ý kiến
riêng biệt của cá nhân và có khả năng lập luận để bảo vệ ý kiến của bản thân mình. Từ
những đặc điểm tâm lý trên đòi hỏi trong quá trình dạy học địa lý phải có những cải tiến
sao cho phù hợp, tránh tình trạng học sinh cảm thấy nhàm chán, nặng nề mỗi khi đến
giờ học địa lý. Việc sử dụng Atlat vào chương trình dạy học địa lý lớp 12 - trung học
phổ thông là một điều kiện tốt để lôi cuốn các em vào bài giảng.
2. Cơ sở thực tiễn về phương pháp sử dụng Atlat trong dạy học môn địa lí lớp 12
trung học phổ thông (Cơ bản)
Qua điều tra, khảo sát một số trường trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành,
trung học phổ thông Bắc Lương Sơn. Hiện nay, giáo viên đã nhận thức được tương đối
đầy đủ tầm quan trọng của Atlat trong dạy học địa lý, đã tích cực sử dụng Atlat trong
các giờ dạy và hướng dẫn học sinh khai thác một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều
giáo viên mới chỉ dùng Atlat ở chức năng minh hoạ cho kênh chữ.
Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên đã hình thành một số kĩ năng khai
thác bản đồ và sử dụng Atlat có hiệu quả. Hầu hết các em cho rằng sau khi được học với
Atlat, các em có hứng thú hơn với môn học. Tuy vậy, vẫn còn học sinh vẫn coi đây là
môn phụ nên chưa chú ý.
Nguyên nhân của tình hình trên chủ yếu là do giáo viên chưa được đào tạo chi
tiết, khoa học về các kỹ năng sử dụng Atlat, những kiến thức giảng dạy trên lớp do
chính bản thân giáo viên đúc rút được thường chỉ là những kinh nghiệm trong quá trình
học tập tại trường đại học hoặc quá trình giảng dạy lâu năm trong trường phổ thông.
Học sinh chưa coi trọng môn học nên học đối phó, việc nắm nội dung và kĩ năng khai
thác kiến thức từ Atlat rất hạn chế.
3. Hướng dẫn giáo viên và học sinh sử dụng Atlat trong dạy và học địa lí lớp 12
trung học phổ thông (Cơ bản)
3.1. Đối với giáo viên
+ Cần phải có một cái nhìn đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của việc sử dụng
Atlat
+ Atlat nên được sử dụng hầu hết trong quá trình dạy học từ khâu chuẩn bị bài
lên lớp, truyền thụ kiến thức mới và khi ôn tập, kiểm tra học sinh
+ Giáo viên phải làm cho học sinh thấy rõ ích lợi của việc sử dụng Atlat trong học tập
cũng như trong đời sống hàng ngày.
+ Nên kết hợp việc sử dụng Atlat với các lược đồ trong sách giáo khoa,, bản đồ treo
tường hoặc các phương tiện giảng dạy trực quan khác.
+ Gợi ý cụ thể cho giáo viên phương pháp giảng dạy liên quan đến bản đồ, biểu đồ, lát
cắt địa hình, tranh ảnh trong Atlat.
3.2. Đối với học sinh
Atlat địa lý Việt Nam là tập bản đồ giáo khoa với nội dung chính trong Atlat là các biểu
đồ nên chúng tôi sẽ đưa ra một số cách làm việc có hiệu quả với bản đồ để giúp học sinh thuận
tiện hơn khi khai thác Atlat
+ Cách xác định vị trí và sự phân bố của các đối tượng địa lý trên bản đồ
+ Cách ghi nhớ các đối tượng địa lý trên bản đồ
+ Cách mô tả đặc điểm của các đối tượng địa lý trên bản đồ
+ Cách lập bảng có nêu đặc trưng của các đối tượng được nghiên cứu trên cơ sở đọc
bản đồ
4. Một số bài soạn sử dụng Atlat địa lý Việt Nam
Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại và du lịch
- Sử dụng các bản đồ trong Atlat: Thương mại (trang 19); Du lịch (trang 20);
tranh ảnh các trang: 5,10,16,18
- Phần 1: Thương mại
+ Nội thương: Sử dụng kết hợp biểu đồ: “Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ phân theo thành phần kinh tế (%)” sách giáo khoa trang 137 và biểu đồ “Tổng mức bán
lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ qua một số năm”
Sử dụng bản đồ Thương mại Atlat trang 19
+ Ngoại thương: Sử dụng kết hợp biểu đồ “Cơ cấu trị giá hàng xuất khẩu, hàng nhập
khẩu” với biểu đồ cơ cấu, tình hình giá trị hàng xuất nhập khẩu sách giáo khoa.
Sử dụng bản đồ ngoại thương Atlat trang 19
- Phần 2: Du lịch
+ Tài nguyên du lịch: Sử dụng bản đồ du lịch Atlat trang 20
+ Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu: Sử dụng kết hợp biểu đồ” Số
lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta” trang 142 và biểu đồ: “Cơ cấu khách du lịch quốc
tế” Atlat trang 20
Sử dụng các tranh ảnh trong Atlat trang 5,10, 16, 18
Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng
- Sử dụng các bản đồ trong Atlat: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (trang 21), Dân số
(trang 11), Hành chính (trang 2), Các miền tự nhiên (trang 9), Khí hậu (trang 7).
- Phần 1: Các thế mạnh chủ yếu của vùng
Sử dụng: bản đồ hành chính,các miền tự nhiên.
- Phần 2: Các hạn chế chủ yếu của vùng
Sử dụng: bản đồ dân số, bản đồ khí hậu
- Phần 3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính
Sử dụng: kết hợp biểu đồ: ”Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành” sách giáo khoa và
bản đồ Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ trong Atlat..
KẾT LUẬN
Đề tài đã đạt được một số kết quả
- Tiếp thu được cơ sơ lý luận và cơ sở thực tiễn về phương pháp rèn luyện kỹ năng sử
dụng Atlat trong dạy học môn địa lí lớp 12 trung học phổ thông (Cơ bản).
- Đưa ra các phương pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat trong dạy học môn địa
lí lớp 12 trung học phổ thông (Cơ bản)
- Tiến hành điều tra, từ đó thấy rõ được những kết quả đạt được và một số hạn chế trong sử
dụng Atlat cùng những yếu tố tác động đến việc sử dụng Atlat của thầy và trò.
- Soạn một số bài địa lí lớp 12 trung học phổ thông (Cơ bản). Các bài soạn này là sự cụ
thể hóa cơ sở lí luận và thực tiễn, đồng thời là những bài thực nghiệm để đánh giá kết quả của
việc nghiên cứu đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lâm Quang Dốc, 2006. Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm. [2]
Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Trọng Phúc, Nguyễn Thu Hằng, Trần Đức Tuân, 1996.
Phương pháp dạy học Địa lý.NXB Giáo dục, Hà Nội.
[3] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, 2003. Phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích cực
NXB Đại học Sư phạm.
[4] Nguyễn Thị Thu Hằng, 2003. Thiết kế bài giảng trong dạy học địa lý, Thông tin khoa
học Sư phạm.
[5] Atlat địa lý Việt Nam, 2008, NXB Giáo dục.
File đính kèm:
- Phuong phap su dung Atlat trong day hoc mon dia lilop 12.pdf