I.Lí do chọn đề tài:
- Nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giảng dạy bài thực hành địa lí 12 dễ dàng.
-Bộ môn địa lí 12 khối lượng kiến thức bài tập nhiều được đưa vào bài thực hành.
-Nhiều bài tập với nội dung phong phú, đa dạng.
-Nhằm cho học sinh nắm được các bước làm bài thực hành, từ việc chuẩn bị cho đến việc thực hành và kết thúc bài thực hành.
-Số lượng bài thực hành : 8 bài trên tổng số bài học là 45 bài (bài 3, bài 13, bài 19, bài23,bài 29, bài 34, bài 38, bài 40)
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3433 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp soạn bài thực hành địa lí lớp 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t triển công nghiệp chế biến (lương thực do Đồng Bằng Sông Cửu Long cung cấp, cà phê Tây Nguyên cung cấp, thuỷ sản do Nam Trung Bộ cung cấp)
-Tự nhiên : đất badan màu mỡ; Các ngư trường lớn là Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên Giang; tài nguyên rừng : cung cấp gỗ, củi, nguyên liệu giấy, du lịch; khoáng sản : dầu khí; sông ngòi phát triển thuỷ điện
Bài 34.thực hành : phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng Bằng Sông Hồng.
Học sinh chuẩn bị :
-Chuẩn bị bảng 34
-Máy tính bỏ túi
-đọc trước bài thực hành
Giáo viên chuẩn bị :
-Bảng 34 phóng to
-Bảng 34 phóng to đã xử lý số liệu theo yêu cầu ý 1
-Bảng 34 phóng to đã xử lý số liệu theo yêu cầu ý 2
Giáo viên treo bảng 34 trong SGK đã phóng to.
Học sinh xác định yêu cầu bài thực hành : 4 ý.
1.Tính tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trên giữa Đồng Bằng Sông Hồng với cả nứơc
-Giáo viên cho học sinh xác định cách tính, giáo viên giới thiệu cách tính
Ví dụ: lấy % 1995 = 100% . Tính % năm 2005 theo % năm 1995
- Giáo viên chia 2 nhóm :
+ nhóm 1 : Tính % năm 2005 của Đồng Bằng Sông Hồng
+ nhóm 2 : Tính % năm 2005 của cả nước.
- Sau khi học sinh tính xong, giáo viên treo bảng phụ đã tính sẵn để đối chiếu
Các chỉ số
Đồng Bằng Sông Hồng
Cả nước
1995
2005
1995
2005
Số dân (%)
100
117,7
100
115,4
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (%)
100
109,3
100
114,5
Diện tích lương thực có hạt (%)
100
122,1
100
151,6
Bình quân lương thực có hạt (%)
100
109,4
100
131,4
2.Tính tỉ trọng của Đồng Bằng Sông Hồng ốo với cả nước theo các chỉ số và nhận xét
Gợi ý : Lấy % cả nước =100 %. Tính % Đồng Bằng Sông Hồng theo % cả nước
Nhóm 1 : Tính % Đồng Bằng Sông Hồng năm 1995
Nhóm 2 : Tính % Đồng Bằng Sông Hồng năm 2005
Sau khi học sinh tính xong giáo viên treo bảng tính sẵn để đối chiếu
Các chỉ số
Đồng Bằng Sông Hồng
Cả nước
1995
2005
1995
2005
Số dân (%)
22,4
21,7
100
100
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (%)
15,3
14,6
100
100
Diện tích lương thực có hạt (%)
20,4
16,5
100
100
Bình quân lương thực có hạt (%)
91,2
75,9
100
100
Qua đó em có nhận xét gì ?
Tất cả các chỉ số của Đồng Bằng Sông Hồng so năm 1995 với năm 2005 đều giảm:
+ Dân số giảm 0,7 %
+ Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt giảm 0,7 %
+ Sản lượng lương thực có hạt giảm 3,9 %
+ Bình quân lương thực có hạt / người giảm 15,3 %
3.Trên cơ sở xử lý số liệu đã cho, phân tích và giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng Bằng Sông Hồng. Nhìn vào bảng số liệu 34 ta thấy :
- Số dân tăng
-Diện tích gieo trồng lương thực có hạt tăng
- sản lượng lương thực có hạt tăng
- Bình quân lương thực có hạt tăng
- 1995- 2005 : 10 năm dân số tăng 1891 nghìn người
Diện tích sau 10 năm tăng 104 nghìn Ha, bình quân lương thực tăng 31 kg/ người
Tuy nhiên, bình quân lương thực do nhiều nguyên nhân : giống, khoa học, hệ thống thuỷ lợi. Đây là mối quan hệ mật thiết giữa dân số và việc sản xuất lương thực ở Đồng Bằng Sông Hồng.
4. Phương hướng giải quyết:
- Chuyển cư đến vùng kinh tế mới
- Tăng canh, xen vụ
- Nhập giống mới, chất lượng cao
- Cải tạo đất hoang
- Giảm dần tỉ lệ gia tăng dân số
Bài 38.thực hành: so sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với trung du và miền núi.
Học sinh chuẩn bị:
-Máy tính bỏ túi.
- Com pa
- Thước kẻ
- Bút chì
Giáo viên chuẩn bị :
-bảng 38.1, bảng 38.2 phóng to.
-Bảng số liệu 38.1 đã quy đổi về %
-Bảng số liệu 38.2 đã quy đổi về %
-Bài tập 1:
-Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 1.
-Xác định bài tập 1 cần làm những gì ?
+ Vẽ biểu đồ
+ Nhận xét, giải thích sự giống, khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa 2 vùng Trung du miền núi bắc bộ và Tây Nguyên.
Giáo viên : Xử lý số liệu như thế nào ?
-Học sinh 1, học sinh 2….
Giáo viên : Giới thiệu cách làm: Coi cây công nghiệp lâu năm là 100% từ đó tính % của các cây cà phê, cao su, các cây khác . Ví dụ : % cà phê cả nước = (497,4 x 100%) : 1633,6
Giáo viên chia 3 nhóm
-Nhóm 1: Xử lý số liệu của cả nước
-Nhóm 2 : Xử lý số liệu của vùng Trung du và miền núi bắc bộ
-Nhóm 3 : Xử lý số liệu của vùng Tây Nguyên
Bảng 38.1. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005.(đơn vị : %)
Loại cây
Cả nước
Trung du và miền núi bắc bộ
Tây Nguyên
Cây công nghiệp lâu năm
100
100
100
Cà phê
30,4
3,6
70,2
Chè
7,5
87,9
4,3
Cao su
29,5
-
17,2
Các cây khác
32,5
8,5
8,3
Giáo viên : Dựa vào số liệu chọn biểu đồ gì ?
Học sinh 1: tròn
Học sinh 2 : vuông
Học sinh 3 : cột
Giáo viên kết luận : vẽ biểu đồ tròn
Học sinh 2,3 xác định không đúng.
Giáo viên : Tính bán kính hình tròn bằng cách nào ?
Học sinh trả lời không đúng
Giáo viên giới thiệu cách tính:
R1= Rtdmnbb = 1cm
R2 = R tây nguyên = Căn bậc hai của 634,3 chia cho 91 = 2,65 cm
R3 = R cả nước = Căn bậc hai của 1633,6 chia cho 91 = 4,3 cm
-Vẽ 3 biểu đồ tròn
-Lưu ý : . Ghi số liệu, % vào hình
. Ghi tên biểu đồ
. Ký hiệu, chú giải
Giáo viên : Nhận xét, giải thích
- Giống : 2 vùng cùng sản xuất cây cà phê, cây chè, cây khác.
- Khác nhau : . Tây Nguyên có các cây cao su, Trung du miền núi : Không có cây cao su
. Tây Nguyên : Cây chính là Cà phê
. Trung du miền núi bắc bộ cây chính là chè
Do Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên và Trung du miền núi bắc bộ khác nhau :
Tây Nguyên : đất chính là badan, khí hậu 2 mùa.
Trung du miền núi bắc bộ : đất chính là Feralit, khí hậu 4 mùa.
Bài tập 2:
Giáo viên : Tính tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu, bò của cả nước, Trung du miền núi bắc bộ, Tây Nguyên.
Giáo viên chia 2 nhóm :
Nhóm 1 : Tính % trâu.
Nhóm 2 : Tính % bò.
Giáo viên kết luận, ghi bảng sau khi học sinh tính xong.
Bảng số liệu tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu , bò của cả nước , Trung du miền núi bắc bộ, Tây Nguyên (đơn vị : %)
Cả nước
Trung du miền núi bắc bộ
Tây Nguyên
Trâu
34,5
65,1
10,4
Bò
65,5
34,9
89,6
Giáo viên :- Tại sao hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn ?
-Thế mạnh này được thể hiện như thế nào trong tỉ trọng của 2 vùng so với cả nước ?
-Tại sao ở Trung du miền núi bắc bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại ?
.2 vùng đều có thế mạnh chăn nuôi gia súc vì :
Điều kiện tự nhiên thuận lợi ( đồng cỏ, khí hậu …)
Điều kiện kinh tế xã hội ( nhân lực có kinh nghiệm…)
-Thế mạnh 2 vùng so với cả nước
.Trung du miền núi bắc bộ chiếm 57,47 % đàn trâu cả nước, chiếm 16,23 % đàn bò cả nước
.Tây Nguyên chiếm 2,46% đàn trâu cả nước, chiếm 11,13% đàn bò cả nước
-Trung du miền núi phía bắc : Trâu nuôi nhiều hơn bò còn ở Tây Nguyên bò nhiều hơn trâu là vì :
. Điều kiện đồng cỏ
.Sự khác biệt về khí hậu
.Trung du miền núi bắc bộ : khí hậu nóng, có mùa khô.
Bài 40.thực hành : phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
Bài tập 1 :
Học sinh chuẩn bị :
-Sưu tầm tài liệu về sự phát triển của công nghiệp dầu khí ở Đông Nam Bộ
-Đọc trước bài thực hành
Giáo viên chuẩn bị :
-Phóng to bảng 40.1
-Tìm tài liệu liên quan để cung cấp cho học sinh
-Giáo viên : Hướng dẫn học sinh viết báo cáo theo dàn ý
Dựa vào :
-Bảng 40.1. sản lượng dầu thô khai thác qua một số năm
Năm
Sản lượng ( nghìn tấn )
1986
40
1988
688
1990
2700
1992
5500
1995
7700
1998
12500
2000
16291
2002
16863
2005
18519
-Dựa vào tài liệu bài Đông Nam Bộ
-Dựa vào lược đồ hình 39 (trang 179)
Viết báo cáo theo dàn ý sau :
.Tiềm năng dầu khí của vùng
.Sự phát triển của công nghiệp khai thác dầu khí
. Tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.
Giáo viên chấm vở học sinh.
Bài tập 2.
Học sinh chuẩn bị :
-Thước kẻ
- Com pa
- Máy tính bỏ túi
- Bút chì
- Đọc bài 2 thực hành
Giáo viên chuẩn bị :
- Phóng to 40.2
- Phóng to bảng 40.2 sau khi đã xử lí số liệu
-Vẽ sẵn biểu đồ tròn trên giấy Ao hoặc bảng phụ.
Giáo viên :
- Treo bảng 40.2 , cho học sinh quan sát
- Xác định yêu cầu đầu bài ?
Học sinh 1 : Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ qua các năm trên . Nêu nhận xét
Bảng 40.2. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ ( giá so sánh 1994 ) (đơn vị : tỉ đồng )
rên giấy Ao hoặc bảng
Năm
giá trị sản xuất CN
1995
2005
Tổn số
50508
199622
Nhà nước
19607
48058
Ngoài nhà nước
9942
46738
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
20959
104826
Giáo viên : để số liệu nguyên để vẽ hay xử lí số liệu ?
Học sinh : Xử lí số liệu
Giáo viên : Xử lí số liệu bằng cách nào ?
Học sinh 1 : Coi tổng số = 100% , tính % các thành phần kinh tế theo tổng số .
Giáo viên :
Nhóm 1 : Tính % năm 1995
Nhóm 2: Tính % năm 2005
Sau khi học sinh tính xong giáo viên kẻ sẵn khung để 2 nhóm điền vào ( đơn vị : %)
Năm
Giá trị SXCN
1995
2005
Tổng số
100
100
Nhà nước
38,8
24,1
Ngoài nhà nứơc
19,7
23,4
Khu vực có vốn đầu tư nứơc ngoài
41,5
52,5
Giáo viên : Chọn biểu đồ nào để vẽ ?
Học sinh 1 : vuông
Học sinh 2 : tròn
Giáo viên : vẽ tròn
Giáo viên lưu ý:
-Vẽ tròn
- điền số liệu
- Tính bán kính hình tròn
- ghi tên biểu đồ
Giáo viên : Tính bán kính bằng cách nào ?
Tổng số bé là R1
Tổng số lớn là R2
R1 =1cm
R2 = 1,98 cm
Giáo viên : Qua đó có nhận xét ?
Học sinh 1: khu vực nhà nước giảm dần
Học sinh 2: khu vực ngoài nhà nước tăng
Học sinh 3 : khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng
Giáo viên chấm vở
V.Kết luận:
Sau khi đã cho học sinh chuẩn bị các công việc ở nhà trước khi tiến thực hành, thực hành ở lớp,và kết quả thể hiện bằng điểm. Môn địa lí là môn học có phần khác biệt so với các môn học khác lên nhiệm vụ học tập của học sinh cũng có phần khác biệt.Trên đây là toàn bộ ý tưởng cũng như phần nào đã áp dụng giảng dạy ở trường, rất mong được sự đóng góp của người đọc.
ào để vẽ ?ài Năm
File đính kèm:
- kien kinh nghiemsang.doc