Đề tài Phương pháp rèn kỹ năng giải toán lớp 4 cho học sinh yếu

 Toán học ở tiểu học bước đầu hình thành khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa , kích thích trí tưởng tượng của hs. Môn toán là chìa khóa mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết cho người lao động thời hiện đại , nó góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện hơn.

doc16 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp rèn kỹ năng giải toán lớp 4 cho học sinh yếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng vừa qui đồng vừa cộng thế là sai. (3) Vậy sau khi dạy tiết học đầu tiên về cộng hai phân số gv nên hướng cho hs cách trình bày. Lấy kết quả qui đồng rồi cộng không phải làm từ bước. Bài toán trở nên ngắn gọn hơn hs dể hiểu hơn. Trình bày như cách (1). Khi dạy bài cộng, trừ hai phân số khác mẫu Gv cho học sinh thực hiện nhiều lần trên một bài toán, để học sinh nắm chắc cách trính bày cách thực hiện phép tính. Ví dụ : Bài 1 Trang 127 (1) Khi thực hiện bài toán này GV cho học sinh làm trên bảng, nêu lại cách làm : có hai bước 1 là qui đồng 2 là cộng kết quả qui đồng hai phân số đó. HS thực hiện lại một lần nửa vào tập ngay tại lớp. Số lượng bài tập ít nhưng số lần thực hiện nhiều thì học sinh nhớ lâu hơn. Đến bài luyện tâp Gv hướng dẫn HS thực hiện bài toán bằng một dòng : không trình bày 3 dòng như ở bài trên. Bài 2 tr 128 . a / (2) Từ bài này về sau Gv hướng dẫn các em trình bày ngắn gọn nhưng dễ hiểu. + Tử thứ nhất nhân mẫu thứ hai, tử thứ hai nhân mẫu thứ nhất, mẫu nhân mẫu. Có thể cách (1) và (2) cụ thể hơn rõ ràng hơn nhưng dài dòng lượm thượm học sinh lúng túng nhưng ở cách ( 3) học sinh lại dễ hiểu và làm bài được. Cách này học sinh không còn lẫn lộn kiểu : mẫu cộng mẫu. Ngoài ra trong những tuần dạy phần phân số Gv tích cực hơn cho HS làm thêm bài vở bài tập và kiểm tra thường xuyên để HS làm các phép tính về phân số một cách nhuần nhuyễn. CÁC DẠNG TOÁN CÓ LỜI VĂN Toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế , nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan đến cuộc sống thường xảy ra hằng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn là lược bỏ những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán. Hay nói cách khác chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và nêu ra phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số bài toán. Trong chương trình lớp 4 tuy có nhiều dạng toán có lời văn nhưng các bước giải phải qua các trình tự . Sát định được 2 yếu tố trong bài toán : (1) phần cho biết , (2) phần câu hỏi Sát định mối quan hệ giữa phần đã biết và phần chưa biết từ đó nhận ra dạng toán cơ bản đã học để áp dụng vào việc giải toán. Lập kế hoạch giải bài toán Thực hiện các phép tính theo trình tự kế hoạch. Thử lại đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi bài toán không. Đối với lớp yếu toán có lời văn khi hướng dẫn giải toán có lời văn giáo viên cần cho hs thực hiện đủ các bước không bỏ sót chi tiết nào. Ví dụ :Bài toán : Lớp 4A có 35 học sinh và lớp 4B có 33 học sinh cùng tham gia trồng cây. Lớp 4A trồng nhiều hơn 4B 10 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây, biết rằng mỗi học sinh đều trồng số cây như nhau ? Các bước hướng dẫn : - Học sinh đọc bài toán ít nhất 3 lần. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Số cây trồng của hai lớp có quan hệ nhau như thế nào ? so sánh số hs của hai lớp ( phần này không thể thiếu ) +Lớp 4A hơn bao nhiêu cây ? số học sinh hơn bao nhiêu ? ( đây là mấu chốt của bài toán. ) + Muốn biết mỗi lớp trồng bao nhiêu cây ta phải biết gì? + Dựa vào sự kiện nào của bài toán để biết số cây trồng của mỗi hs ? ( hơn hai hs, hơn 10 cây ) + Đây là dạng toán gì đã được học ? Yêu cầu hs tóm tắt bài toán Tóm tắt. ?cây Lớp 4A : I I Lớp 4B : I 10 cây ? cây Lập kế hoạch giải bài toán : +Tìm số hs lớp 4A hơn lớp 4B. +Tìm số cây trồng của mỗi hs , dựa vào số dư của học sinh và số dư của cây. (hướng dẫn học sinh yếu ) +Tìm số cây trồng của từng lớp. Cho học sinh yếu nhắc lại các bước nêu phép tính của từng bước, với học sinh yếu cho giải từng bước một. Giải bài toán theo kế hoạch Giải Số hs lớp 4A hơn lớp 4B là : 35 – 33 = 2 ( hs ) Số cây trồng của mỗi hs : 10 : 2 = 5 (cây ) Lớp 4A trồng được là : 35 x 5 = 175 ( cây ) Lớp 4B trồng được là : 33 x 5 = 165 ( cây ) Đáp số : 4A :175 cây 4B: 165 cây. Để Hs giải toán tốt hơn tự tin hơn GV tổ chức cho học sinh học nhóm bạn bè học hỏi lẫn nhau. HS tự đặt câu hỏi cho nhau dưới sự quản lí của GV. Cho bạn hỏi những gì chưa biết. Ví dụ : Hs A hỏi Hs B Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Để tìm được bạn phải có những gì ? làm gì ? Ngoài những biện pháp thực hiện trên tiết dạy Gv tận dụng thêm công tác ngoài giờ, công tác chủ nhiệm : í dụ :Gv đến gia đình tìm hiểu những HS khó khăn, khó khăn ở mức độ nào , ở khía cạch nào ? Có thể là nhà nghèo phải làm việc vất vả không có thời gian quan tâm đến con. Khó khăn vì không biết chữ không thể hướng dẫn con em tự học thêm ở nhà. Khó khăn vì khả năng tiếp thu của các em kém, tình trạng sức khỏe không tốt. Tùy theo hoàn cảnh mà giáo viên cùng gia đình giúp đỡ các em học tốt hơn. Tạo sự tự tin hứng thú trong học tập, nhẹ nhàng nhắc nhở học sinh khi em không nhớ bài, lựa chọn câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ví dụ :Trong bài toán chia cho số có ba chữ số giáo viên cho học sinh yếu trả lời các câu hỏi Tích thứ hai viết dưới chữ số nào ? Khi có đủ ba tích riêng bước tiếp theo ta làm gì ? IV. Kết quả nghiên cứu Năm học 20... – 20... học sinh yếu giảm rõ rệt cụ thể là : Đầu năm 20...-20... Cuối năm 20...-20... 7hs / 23, 3 % 1hs / 3, 3 % Trong số học sinh yếu có 3 học sinh có tiến bộ vượt bật từ yếu lên khá , một học sinh yếu cuối năm số điểm cũng được nâng dần từ 2 – 3 – 4 em đã được rèn trong hè đạt số điểm 7 Tóm lại giáo viên cần nắm chắc chương trình, nắm được đặc điểm của từng học sinh yếu từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết phù hợp với từng đối tượng. Sau mỗi tiết dạy toán giáo viên cần biết những phần nào học sinh chưa nắm rõ , học sinh nào chưa tiếp thu bài tốt sau đó giáo viên lên kế hoạch bồi dưỡng kịp thời. V. Bài học kinh nghiệm Là Gv dạy tiểu học cần phải nắm chắc chương tình toán tiểu học : Không riêng lớp đang dạy mà phải tất cả các khối lớp , để khi đứng lớp gv vừa nhắc lại kiến thức chương trình cũ vùa định hướng cho kiến thức của lớp tiếp theo. Chú ý cách trình bày của học sinh khi thực hiện phép tính, giải toán vì dây là yếu tố không kém phần quan trọng. Học sinh hiểu và giải được bài toán thì chưa đủ, phải biết cách trình bày hay đẹp góp phần giáo dục học sinh tính thẩm mĩ, tính logic trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Trong tiết toán Gv cần tạo điều kiện cho các em học một cách nhẹ nhàng tự nhiên, không gò bó căng thẳng. Học sinh có hứng thú học tập vừa học vừa chơi. Gv tăng cường sử dụng giáo án điện tử, đồ dùng dạy học để tiết học trực quan sinh động giúp học sinh khắc sâu kiến thức. Tính tỉ mỉ nhiệt tình của gv không thể thiếu khi dạy toán, Gv không bỏ qua chi tiết nào bước nào khi hướng dẫn làm tính hay giải toán, dành những câu hỏi dễ cho Hs yếu giúp học sinh tự tin có hứng thú học tập không có cảm giác bị bỏ quên. Giúp HS lấp các lỗ hỏng kiến thức ngay nếu HS vắng nhiều ngày , bằng cách phụ đạo trái buổi. PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận Qua việc nghiên cứu đề tài “Phương pháp rèn kỹ năng giải toán lớp 4 cho học sinh yếu”. Bằng những biện pháp trên tôi nhận thấy hiệu quả khá cao. Trong thời gian nghiên cứu tôi thấy có nhiều điều thật lí thú, có lẽ nó không mới với chương trình toán tiểu học nhưng nó lại mới với bản thân tôi và đó là việc mà người Gv nên làm. Bằng những biện pháp trên trong năm học 20... -20... lớp 4A số lượng học sinh yếu giảm đáng kể, với 2 năm tiếp xúc chương trình khối 4 mới , bản thân rút ra được một số kinh nghiệm giảng dạy, trong đó có kinh nghiệm rèn học sinh yếu toán những kinh nghiệm này đã được trao đổi cùng đồng nghiệp trong tổ và được đồng nghiệp thống nhất cao. II. Khuyến nghị 1. Đối với giáo viên. - Gv không ngừng học hỏi trao dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn : Thường xuyên dự giờ thăm lớp lắng nghe ý kiến học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát huy cái hay cái tốt đồng thời khắc phục khuyết điểm của bản thân. - Quan tâm nhiều hơn với học sinh yếu : Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, lí do học sinh nghỉ học kịp thời giúp đỡ các em , từ đó các em đi học đều hơn khắc phục tình trạng hỏng kiến thức. - Bản thân giáo viên phải nắm rõ tình hình lớp, nắm rõ đối tượng hs yếu, yếu chỗ nào ? 2. Tổ chuyên môn - Trong các buổi họp chuyên môn, tổ tưởng đóng vai trò chủ chốt cần phải đưa ra trình tự cách thức cụ thể của tiết dạy định hướng giúp đỡ giáo viên trong việc rèn học sinh yếu. Thường xuyên thao giảng các tiết dạy theo chuyên đề rèn học sinh yếu toán. 3. Với trường - Không những trong tổ mà còn mở rộng phạm vi toàn trường với chuyên đề học sinh yếu toán ít nhất mỗi năm một lần. - Tạo điều kiện cho Gv rèn học sinh yếu trái buổi : Thời gian, phòng học, đồ dùng dạy học. - Tăng thêm đồ dùng dạy học trong các tiết toán. Trên đây là một số giải pháp giảm học hinh yếu toán khối 4 được rút ra từ kinh nghiệm của bản thân sau nhiều năm đứng lớp. Mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để bài viết được hoàn thiện hơn. …………., ngày … tháng … năm 20… Người viết

File đính kèm:

  • docSKKN 4.doc