Đề tài Phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

Quản lí lớp học là công tác chủ nhiệm có ý nghĩa rất lớn trong việc bồi dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân cách của học sinh (HS). Công tác này đòi hỏi sự khéo léo, linh hoạt và nhiệt tâm của mỗi giáo viên (GV). Không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng có được một phương pháp tốt để quản lí lớp học của mình, thậm chí còn tỏ ra lúng túng trong một số tình huống sư phạm. Thêm nữa, nhìn lại chặng đường đã qua của công tác giáo dục, xã hội nói chung và các thầy cô giáo nói riêng không khỏi băn khoăn về một số phương pháp quản lí lớp học trước đây tỏ ra thiếu hiệu quả, thậm chí còn gây tổn hại lâu dài và nặng nề về thể chất cũng như tinh thần của học sinh. Vì thế, đổi mới công tác chủ nhiệm với phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục tích cực thực sự là mong mỏi và thu hút được sự quan tâm của xã hội và đặc biệt của những người đang đứng trên bục giảng. Bản thân tôi đã giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm được 4 năm trong quá trình làm việc tôi rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ và mong muốn được đóng góp một vài ý kiến của mình về phương pháp giáo dục tích cực này, với hi vọng ý kiến đó sẽ phần nào gợi ý cho những giáo viên chủ nhiệm làm tốt hơn công tác của mình.

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống, học tập chưa đúng đắn của mình. Trong những giờ lao động, GV có điều kiện gần gũi và khéo léo tác động vào nhận thức và tình cảm của HS để các em tự điều chỉnh hành vi của mình theo chiều hướng tích cực. Khó khăn khi thực hiện biện pháp này là cần rất nhiều thời gian, rất khó xác định lao động những gì để giúp đỡ những gia đình HS khó khăn. Nếu như phân công lao động không hợp lí sẽ lãng phí thời gian mà không mang lại hiệu quả. Mặt khác, sẽ là bất lợi nếu gia đình HS được giúp đỡ ở địa bàn cách xa trường học. Để khắc phục những khó khăn này, GV cần liên hệ trước với gia đình HS đó, ngỏ ý giúp đỡ và hỏi thăm trước những công việc mà gia đình đó cần chia sẻ. GV phân công lao động và lựa chọn những gia đình HS ở không quá xa địa bàn trường học. Nói tóm lại, biện pháp giáo dục này có thể chỉ áp dụng với HS ở vùng nông thôn. Kết quả mà GV hướng tới từ biện pháp giáo dục này là bồi dưỡng tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách và sự tự ý thức ở HS. Nếu là HS thành phố, GV có thể huy động các em đến trung tâm giáo dục của người khuyết tật để giúp đỡ, để cảm thông chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh, thiệt thòi; để thấy được mình thực sự may mắn và biết quý trọng hơn những gì đang có và có thái độ đúng đắn hơn trong học tập. e.2. Đọc sách: Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của nhân loại. Sách cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức về mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên và xã hội. Sách không chỉ nâng cao tầm hiểu biết mà còn bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách cho người đọc. Cho nên việc đọc sách là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhận thức được những ích lợi của việc đọc sách, GV đưa ra hình thức kỉ luật HS: đến thư viện của trường tìm đọc một cuốn sách mà GV giới thiệu. Trong thời gian 1 tuần HS phải đọc và chia sẻ những điều mà mình đã đọc và học được ở cuốn sách đó trong giờ sinh hoạt lớp. Giá trị của biện pháp này là giúp HS hiểu được vai trò, tầm quan trọngcủa sách, ý nghĩa của việc đọc sách, kích thích ở HS khả năng tự đọc, tự học, hình thành ở HS thói quen đọc sách và tra cứu tài liệu. Việc giới thiệu hững điều mình đọc được với các bạn trong lớp sẽ rèn luyện thêm cho HS một số kĩ năng giao tiếp, giúp HS mạnh dạn, tự tin trình bày trước tập thể những suy nghĩ của mình. Nếu HS giới thiệu tốt có thể gây được sự tò mò, hứng thú của một số HS khác trong lớp, kích thích những HS đến với thư viện nhiều hơn. Khi đọc sách chắc chắn HS sẽ bắt gặp không ít những bài học về cuộc đời, về tình yêu thương, sự bao dung, lòng vị tha cao thượng, những tấm gương về nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Và chắc chắn sẽ không có HS nào dửng dưng, vô cảm trước nghĩa cử cao đẹp trong đời, thờ ở trước nỗi đau của người khác, hay không hề phẫn nộ trước những việc làm xấu xa, vô nhân đạo. Khi biết phân biệt yêu - ghét, tốt – xấu, hay – dở, HS tự ý thức điều chỉnh hành vi của mình, có trách nhiệm hơn với việc học tập và cuộc sống của mình. Thiết nghĩ, đọc sách là biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực có hiệu quả lâu dài. Có khó khăn khi thực hiện biện pháp này. Đó là khả năng tự đọc, nhận thức của mỗi HS khác nhau. Những HS vi phạm phần lớn lười học, không thuộc bài, không soạn bài, thường xuyên bị điểm kémcó học lực trung bình, yếu kém. GV không thể bao quát hết được những cuốn sách có trong thư viện trương đê hướng dẫn và kiểm chứng kết quả đọc của các em. Thêm nữa, không phải HS nào cũng gạt bỏ được sự tự ti để trước lớp giới thiệu một cách trôi chảy về cuốn sách mình đã đọc. Giải pháp hạn chế khó khăn để biện pháp giáo dục trở nên hiệu quả hơn là GV không cầu tòan về kết quả đọc sách của HS, cần lựa chọn những cuốn sách tiêu biểu, có dung lượng vừa phải, hoặc GV sẽ lựa chọn chủ đề có nội dung giáo dục tương ứng với điều HS vi phạm: VD: Đối với HS có thái độ vô lễ với GV, nói tục chửi bậy, đánh nhau, gây mất đoàn kết trong lớp, GV có thể đưa ra những chủ đề về tình thầy trò, tình bạn hoặc hướng HS đến những cuốn sách trong tủ sách Hạt giống tâm hồn: Giá trị của yêu thương, tấm lòng vàng, quà tặng cuộc sống, hay một số sách: Tinh hoa xử thế, Nghệ thuật sống, 365 ngày sống, Rèn luyện đức khiêm tốn VD: Đối với những HS lười học, ngủ hoặc làm việc riêng trong giờ, không soạn và không ghi chép bài đầy đủ, thường xuyên nghỉ học, cúp tiết, GV hướng HS đến những cuốn sách: Khoa học vui, Những bài toán dân gian đố vui, Danh nhân thế giới, Câu chuyện về các nhà khoa học. Để đạt được hiệu quả giáo dục từ biện pháp kỉ luật này, GV hướng dẫn HS cách đọc, thường xuyên động viên, khích lệ HS, không yêu cầu quá cao về kết quả tự đọc của các em, ghi nhận những điều HS đã làm được và khen thưởng những HS tích cực đọc và trình bày khá tốt trước lớp. GV có thể yêu cầu 1,2,3 HS cùng đọc một cuốn sách, cùng giới thiệu về một đối tượng. GV lắng nghe, so sánh và uốn nắn lại. Thêm nữa, GV cử ra một thư kí, ghi chép lại một cách chọn lọc những điều HS trình bày trước lớp, tổng hợp lại và post lên blog của lớp để mọi người cùng chia sẻ. Điều này sẽ tác động mạnh vào lòng tự trọng, sự kiêu hãnh của HS về những điều đã làm được. Từ đó HS tự xác định thái độ nghiêm túc trong việc đọc sách. Nói tóm lại, nhờ biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực này làm cho hiểu biết của HS thêm phong phú bên cạnh những kiến thức được truyền dạy trên lớp. Việc HS chia sẻ trước lớp về cuốn sách nào đó cũng là một hoạt động rất thiết thực, lành mạnh và có tính giáo dục cao trong giờ sinh hoạt lớp. 4. Kết quả: Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa mà biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực mang lại, trong thời gian qua tôi đã vận dụng phần lớn biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực trên tại lớp chủ nhiệm của mình trong năm học 2009-2010, từ đầu năm học 2010-2011 đến nay và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Về nề nếp, HS có ý thức hơn trong việc thực hiện nội quy lớp học, số HS vi phạm nội quy đã giảm. Do vậy, kết quả xếp loại hạnh kiểm cuối năm học 2009-2010 có sự cải thiện đáng kể: 70 % HS trong lớp đạt hạnh kiểm tốt tăng 10 %, 25 % HS đạt hạnh kiểm khá tăng 7 %, 5 % HS đạt hạnh kiểm trung bình giảm 7% (sự tăng giảm đó đều được so sánh với kết quả thống kê được từ kết quả của năm học trước). Và đặc biệt không có HS hạnh kiểm yếu. Có thể nhận thấy từ kết quả này là sự tiến bộ rõ rệt ở HS. Về học tập, HS đã tích cực hơn trong việc xây dựng bài, hạn chế được HS không thuộc, không soạn và không chép bài đầy đủ. Cuối năm, trong lớp có 1HS đạt học lực giỏi chiếm 2,2 % , tăng 4,5 %; 15 HS đạt học lực khá chiếm 33,3 %, tăng 12 %; 29 HS đạt học lực trung bình, chiếm 64,5% , tăng 20%. Không có HS yếu kém. 5. Bài học kinh nghiệm: a. Ý nghĩa của việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực: * Đối với HS: Biện pháp giáo dục kỉ luật tích cưc có tác dụng khiến HS có nhiều cơ hội chia sẻ, HS được bày tỏ cảm xúc, được mọi người quan tâm tôn trọng và lắng nghe ý kiến. HS trở nên tự tin trước đám đông, phát huy được khả năng của mình. * Đối với GV: Khi sử dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực sẽ nhận được những kết quả tốt đẹp như giảm được áp lực quản lí lớp học vì HS hiểu và tự giác chất hành kỉ luật. Từ đó, GV tạo được sự tin tưởng nơi HS, được HS tôn trọng và quý mến. Điều quan trọng nữa là xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. * Đối với nhà trường, gia đình và xã hội: Nhà trường trở thành môi trường học tập thân thiện an toàn, tạo được niềm tin đối với xã hội. Sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực sẽ giảm thiểu được tệ nạn xã hội, bạo hành và bạo lực; xã hội có được những công dân tốt, giàu khả năng phục vụ, cống hiến cho gia đình và xã hội trong tương lai. b. Phương pháp và yêu cầu thực hiện: Để phương pháp này được thực hiện có hiệu quả, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa GV chủ nhiệm, nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội ở địa phương. Khi vận dụng phương pháp trên cần chú ý đến đối tượng và mục tiêu giáo dục. Mỗi GV chủ nhiệm cần khéo léo, linh hoạt, không áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc, đơn điệu để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất. Có những biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực chưa cho hiệu quả tức thời. Cho nên, khi vận dụng GV không nên nóng vội, cần có sự kiên trì và tâm huyết với công tác quản lí lớp học của mình. III. KẾT LUẬN Phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực là phương pháp giáo dục tiến bộ. Phương pháp này chủ yếu hướng tới sự tự giác, tự nhận thức và tự điều chỉnh hành vi của HS hơn là các áp dụng các biện pháp kỉ luật. Thực hiện tốt phương pháp này xây dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực; góp phần phát triển con người một cách toàn diện, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, cần nhân rộng, phát triển phương pháp trên tại các trường học trên toàn quốc. Thiết nghĩ, mỗi phương pháp cũng như biện pháp cụ thể được đưa ra cần được thực tiễn và thời gian kiểm chứng. Lí thuyết sẽ không còn là viển vông, không tưởng nếu như được thực hiện một cách nghiêm túc và có sự đầu tư xứng đáng. Trên đây là ý kiến tham luận của tôi, bày tỏ một góc nhìn về đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, chắc chắn không tránh khỏi chủ quan và có phần phiến diện. Rất mong được sự lắng nghe và góp ý từ các tham luận khác để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về phương pháp giáo dục thực sự mới mẻ và có ý nghĩa này. IV. KIẾN NGHỊ Sở cần tổ chức báo cáo chuyên đề hàng năm để các trường học hỏi kinh nghiệm những phương pháp hay và luôn có cái nhìn mới mẻ, tích cực về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp bậc trung học phổ thong. Qua đó cũng cần có sự tổng kết, đánh giá kết quả cũng như những khó khăn trong quá trình thực hiện các phương pháp giáo dục ở các trường phổ thông. Công tác chủ nhiệm đòi hỏi mỗi GVCN cần có sự đầu tư về thời gian và tâm sức. Vì vậy, cần có sự quan tâm, động viên kịp thời và thiết thực về cả tinh thần lẫn vật chất của nhà trường và các cơ quan đoàn thể, để GV có thể yên tâm, dành trọn tâm huyết với nghề của mình. Cần giảm thiểu thời gian giảng dạy trên lớp của GV và tăng cường thời lượng cho các tiết chủ nhiệm. Có như vậy, việc thực hiện các biện pháp giáo dục mới có điều kiện phát huy hết được hiệu quả của nó.

File đính kèm:

  • docPP QUAN LI LOP HOC BANG CAC BIEN PHAP GDKLTC.doc
Giáo án liên quan