Trong giảng dạy địa lí số liệu thống kê (SLTK)là công cụ đa chức năng minh
hoạ kiến thức, khắc sâu bài học hoặc phát triển tư duy của học sinh. Đặc biệt đối với
việc giảng dạy về các đối tượng địa lí kinh tế xã hội với đặc trưng thường xuyên bi ến
động theo thời gian với những mức độ khác nhau thì vai trò của việc sử dụng các SLTK
càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên trong thực tế, các chức năng của SLTK chưa được
khai thác triệt để trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Chính vì vậy việc nghiên
cứu và đưa ra phương pháp khai thác, sử dụng SLTK có hiệu quả là một nhiệm vụ qua n
trọng đối với người giáo viên.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3934 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp khai thác số liệu thống kê trong dạy học địa lí kinh tế xã hội lớp 12 THPT theo hướng tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.1 Cơ sở lý luận
SLTK là các số liệu cụ thể được thống kê đề cập đến một hiện tượng hoặc nhiều
hiện tượng từ điều tra cụ thể. Các số liệu thống kê không đơn thuần phản ánh mặt số
lượng và những mối quan hệ về mặt chất lượng của nhiều hiện tượng. Có rất nhiều cách
phân loại các SLTK khác nhau. Theo hình thức và mối quan hệ thể hiện thì các SLTK
bao gồm: Các SLTK riêng biệt và các bảng SLTK.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Khi đề cập đến nhiều vấn đề địa lí và nhất là địa lí KT-XH thì không thể không
nhắc đến SLTK. SLTK được sử dụng rất rộng rãi trong quá trình dạy học tuy nhiên
những công dụng của nó lại chưa được khai thác một cách triệt để. Ngày nay, cùng với
sự bùng nổ công nghệ thông tin và xu hướng đổi mới dạy học theo hướng tích cực lấy
học sinh làm trung tâm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc khai thác SLTK trong giảng
dạy địa lí.
2. Phương pháp sử dụng SLTK trong dạy học địa lí KT-XH lớp 12- THPT
2.1. Yêu cầu cần đạt được khi sử dụng SLTK
Yêu cầu đối với số liệu: SLTK sử dụng trong quá trình dạy học phải đáp ứng
những nhu cầu nhất định mới có thể đem lại hiệu quả khi khai thác: các số liệu phả i
phản ánh xác thực và cập nhật các hiện tượng KT - XH, phục vụ tối đa cho nội dung
bài học phù hợp với học sinh và giữa các số liệu có mối liên quan chặt chẽ và bám
sát nội dung bài học, được đưa ra vào thời điểm hợp lý trong tiết học.
Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh: Để việc khai thác SLTK đạt hiệu quả cao
học sinh phải thật sự chủ động và tích cực hơn trong quá trình học tập của mình, đồng
thời giáo viên cũng phải trở thành hướng đạo sinh giỏi giang thì mới có thể dẫn dắt học
sinh tự đi trên con đường tìm ra tri thức.
2.2. Khai thác SLTK trong các khâu của quá trình dạy học địa lí
2.2.1. Sử dụng SLTK khi chuẩn bị bài
* Lựa chọn số liệu: Số liệu phải lựa chọn tiêu biểu, cần thiết và thích hợp nhất
đặc biệt do đặc tính của các đối tượng địa lý kinh tế của một quốc gia. Sau khi đã lựa
chọn ra được những số liệu cần thiết giáo viên phải xử lý số liệu tùy vào nội dung giảng
dạy và trình độ của học sinh và thời gian giới hạn của mỗi tiết học.
* Hình dung trước cách sử dụng số liệu: Trên cơ sở những số liệu đã lựa chọn
giáo viên cần xây dựng cho học sinh hướng xử lý và phân tích số liệu để đạt được mục
tiêu dạy học đã đề ra. Sự định hướng này có thể được xây dựng dưới dạng phiếu học tập
hoặc các câu hỏi gợi ý tùy vào nội dung kiến thức muốn truyền đạt cho học sinh.
2.2.2. Sử dụng SLTK trong khi giảng bài mới
Khi giảng bài mới, SLTK vừa được sử dụng như công cụ để giáo viên cung cấp
thông tin cho học sinh vừa là nguồn tri thức là đối tượng để học sinh nghiên cứu.
Hình thức sử dụng số liệu: Có nhiều hình thức khác nhau để cung cấp số liệu cho
học sinh như ghi bảng số liệu lên bảng hoặc kẻ bảng số liệu ở nhà hay trực quan hoá số
liệu đã lựa chọn bằng biểu đồ đã chuẩn bị trước tuỳ vào mục tiêu cụ thể cho từng phần
kiến thức nên cần phải biết điều hoà và lựa chọn ra hình thức sử dụng số liệu phù hợp.
SLTK với các mục đích sử dụng khác khác nhau: Trong bài giảng, SLTK được
sử dụng để minh hoạ, khắc sâu đối tượng nghiên cứu hoặc phát triển tư duy học sinh
nhằm đạt được các mục tiêu dạy học như: cung cấp kiến thức địa lý và rèn luyện các kĩ
năng địa lí.
2.2.3. Sử dụng SLTK khi kiểm tra kiến thức
Kiểm tra kiến thức là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học địa lí
SLTK là một trong những công cụ rất hữu hiệu và cần thiết để thực hiện khâu này. Giáo
viên có thể ra đề kiểm tra 5 phút, 10 phút, 15 phút hoặc 45 phút... Bảng SLTK đưa ra
cùng với câu hỏi, yêu cầu phù hợp sẽ huy động trí nhớ, óc phân tích, sự liên hệ, suy luận
của học sinh để rút ra những kết luận cần thiết.
2.3. Hướng dẫn học sinh khai thác SLTK trong dạy học địa lí kinh tế - xã hội lớp 12- THPT
2.3.1. Hướng dẫn học sinh thu thập SLTK
Giáo viên không cung cấp sẵn mà định hướng cho học sinh tìm được những số
liệu có tính chính xác cao và phục vụ tốt cho nội dung bài học. Học sinh cũng có thể tự
tiến hành công việc thống kê để thu thập số liệu bằng cách chính mình tham gia vào công
việc quan sát thực tế giúp các em bước đầu làm quen với các hoạt động nghiên cứu.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh xử lý SLTK
Tuỳ vào mục đích sử dụng của số liệu dùng để minh hoạ, để khắc sâu kiến thức
hay để phát triển tư duy cho học sinh và tuỳ vào mức độ chính xác cần thiết của số liệu
mà chúng được xử lý như thế nào?
2.3.3. Hướng dẫn học sinh phân tích SLTK
* Lưu ý cho học sinh một số nguyên tắc khi phân tích SLTK
- Khi phân tích SLTK phải tìm mối liên hệ thực tế giữa đối tượng nghiên cứu
với các đối tượng hiện tượng có liên quan.
- Phải có quan điểm lịch sử khi phân tích các SLTK.
- Phải chú ý đến lãnh thổ lượng thông tin của SLTK.
* Định hướng các bước phân tích SLTK cho học sinh
- Xác định mục đích của việc phân tích số liệu.
- Căn cứ vào những nguyên tắc và mục đích phân tích đã đề ra người giáo viên
hướng dẫn học sinh phân tích số liệu.
* Những nguyên tắc để phân tích số liệu như sau:
- Không bỏ sót các dữ kiện để không dẫn đến việc cắt nghĩa sai sót nội dung.
- Phân tích các số liệu phản ánh có tầm khái quát cao trước khi đi vào các chi tiết.
- Tìm các mối quan hệ giữa các số liệu, phân tích theo các cột, hàng, các quan hệ
so sánh giữa các số liệu theo cột, hàng.
* Rút ra kết luận sau quá trình phân tích. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tổng
kết lại kết quả phân tích và rút ra kết luận cuối cùng.
2.4. Trực quan hóa số liệu thống kê bằng biểu đồ
Theo giáo sư J.Riquier cho rằng “Biểu đồ là sự biểu hiện bằng đồ thị của mối
quan hệ, một cấu trúc, một sự phát triển”. Biều đồ có rất nhiều loại khác nhau mỗi loại
biểu đồ thường có tác dụng riêng, và đặc biệt trong chương trình KT - XH Việt Nam
trong sách giáo khoa lớp 12 sử dụng rất nhiều biểu đồ.
2.4.1. Hướng dẫn học sinh xây dựng biểu đồ từ SLTK
Xây dựng biểu đồ có ý nghĩa quan trọng đối với các em học sinh. Một mặt nó
cung cấp tri thức, mặt khác vừa rèn luyện kĩ năng thực hành. Do đó giáo viên phải trang
bị cho các em những tri thức về biểu đồ và thường xuyên giao các bài tập vẽ biểu đồ để
các em có thể làm trong các tiết thực hành hoặc bài về nhà, bài kiểm tra…
2.4.2. Hướng dẫn học sinh phân tích SLTK từ biểu đồ
Phân tích biểu đồ là kĩ năng quan trọng không thể thiếu trong học tập môn địa lí
nhưng việc phân tích một biểu đồ để có thể lột tả hết những kiến thức tiềm ẩn trong đó
khó khăn. Chính vì thế, giáo viên cần cung cấp cho học sinh những kĩ năng cơ bản để
phân tích được các số liệu trên biểu đồ một cách có hiệu quả nhất. Các bước tiến hành
phân tích:
- Học sinh biết được tên biểu đồ, và xác đinh loại biểu đồ và hình thức được thể hiện.
- Xác định nội dung của biểu đồ.
- Quan trọng là học sinh phân tích được các số liệu trên biểu đồ (số liệu lớn nhất
hay nhỏ nhất), số liệu có sự thay đổi như thế nào, các số liệu có mối quan hệ ra sao?
- Sau khi phân tích phải giải thích được các số liệu, sự thay đổi và mối quan hệ
của các số liệu.
- Cuối cùng rút ra những kết luận cần thiết (kết luận chung).
2.4.3. Vai trò của việc ứng dụng CNTT nhằm khai thác có hiệu quả hơn số liệu thống kê
Bước vào thế kỉ XXI với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công
nghệ thông tin loài người đã ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật nhằm không
những làm thay đổi cơ bản về cách thức tổ chức, điều khiển các quá trình sản xuất xã
hội mà còn tác động trực tiếp đến phương thức dạy học bằng các phương tiện kĩ thuật
hiện đại.
* Vai trò đối với quá trình tìm kiếm SLTK
Sử dụng Internet cho phép chúng ta có thể khai thác nguồn thông tin đa dạng và
phong phú, nhanh chóng, thuận lợi và chính xác. Có thể truy cập các website, tìm kiếm
bằng Google, tìm kiếm bằng Vinaseek.
* Vai trò đối với quá trình xây dựng biểu đồ từ SLTK
Trước đây xây dựng biểu đồ chủ yếu do con người nên tốn rất nhiều thời gian mà độ
chính xác và tính thẩm mỹ chưa cao. Hiện nay quá trình xây dựng biểu đồ sẽ trở nên đơn giản
hơn nếu sử dụng phần mềm Excel. Tuy nhiên, việc lựa chọn biểu đồ gì, quy trình vẽ có đúng
không… đều tùy thuộc vào người sử dụng. Do đó, vai trò của con người không vì thế mà giảm
sút ngược lại nó được nâng cao. Đặc biệt người giáo viên là phải hướng dẫn học sinh những kĩ
năng cần thiết trong việc xây dựng biểu đồ. Những kĩ năng bao gồm: lựa chọn SLTK để vẽ
biểu đồ, lựa chọn biểu đồ cần vẽ, vẽ các biểu đồ trong Excel và hoàn thiện biểu đồ.
Ngoài ra phần mềm Excel còn có tác dụng rất lớn trong công việc tính toán, xử lý các
SLTK thông qua việc sử dụng các công thức, các hàm tính toán.
KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu với mục đích cung cấp tìm hiểu và nâng cao nhận thức của bản
thân cũng như những phương pháp học tập cho học sinh và có thể làm tài liệu tham khảo cho
các giáo viên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học của môn địa lí nói chung và môn
Địa lí lớp 12 - THPT nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học hiện nay. Tuy nhiên đề tài vẫn
còn nhiều thiếu sót do hạn chế về thời gian, số liệu, tài liệu nghiên cứu và chưa tiến hành tổ
chức thực nghiệm. Chúng tôi rất mong nhậ được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo và các bạn để đề tài thật sự có ý nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 2007. Lí luận dạy học địa lí - NXB Đại học Sư phạm
Hà Nội.
[2] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, 2003: Phương pháp dạy học địa lí theo hướng
tích cực. NXB Đại học sư phạm.
[3] Nguyễn Trọng phúc, 1997. Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí kinh
tế - xã hội . NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4] Lê Thông, Nguyễn Viết Thịnh, Nguyễn Kim Chương, Phạm Xuân Hậu, Đặng Duy
Lợi, Phạm Thị Sen, Phí Công Việt, 2008. Địa lí 12, Sách giáo khoa, NXB Giáo dục.
[5] Lê Thông, Nguyễn Viết Thịnh, Nguyễn Kim Chương, Phạm Xuân Hậu, Đặng Duy
Lợi, Phạm Thị Sen, Phí Công Việt, 2008. Địa lí 12, Sách giáo viên, NXB Giáo dục.
File đính kèm:
- Phuong phap su dung SLTK trong day hoc dia li KTXHlop 12.pdf