Đề tài Phương pháp hướng dẫn tiết thực hành vẽ biểu đồ địa lý lớp 9

 Trong chương trình địa lý bậc THCS việc rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh là công việc rất quan trọng, nhất là kỹ năng vẽ biểu đồ, đây cũng là một công việc khó khăn đối với giáo viên. Bởi lẽ, trong giảng dạy những kiến thức địa lý thường liên quan đến lĩnh vực xã hội, song phần vẽ biểu đồ kiến thức lại liên quan nhiều đến tự nhiên nên khi giảng dạy không ít giáo viên còn lúng túng, thiếu tự tin, mất nhiều thời gian thậm chí chưa hoàn thành kế hoạch bài giảng.

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1871 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp hướng dẫn tiết thực hành vẽ biểu đồ địa lý lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng và phong phú . Mỗi loại biểu đồ có thể dùng và sử dụng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau. Chính vì thế khi giảng dạy cho học sinh tiết thực hành vẽ biểu đồ, việc đầu tiên giáo viên phải làm là cho học sinh đọc kỹ yêu cầu của đề bài theo mục đích cần thể hiện trên biểu đồ, căn cứ vào mục đích đã đề ra giúp các em xác định loại biểu đồ thích hợp. Tuy nhiên, trong thực tế bước này giáo viên thường làm qua loa đại khái nên học sinh chưa có kỹ năng định vị biểu đồ mình cần thể hiện. Phần thể hiện chia tỷ lệ của các em còn lúng túng thiếu chính xác có em chia còn dư thừa nhiều trên tọa độ, có em thiếu không đủ chỗ để thể hiện số liệu của các đại lượng nên khi nhìn vào biểu đồ ta thấy không khoa học. Khi vẽ xong dùng kí hiệu thể hiện các đối tượng địa lý thì học sinh còn sử dụng tràn lan không theo một quy tắc nhất định. Vậy ở bất cứ một dạng biểu đồ nào khi thể hiện giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện đúng ba yêu cầu đề ra trong vẽ biểu đồ là : a. Tính chính xác, khoa học Tính trực quan rõ ràng, dễ đọc c. Tính thẩm mỹ. Muốn làm tốt yêu cầu này giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh khi kẻ hệ tọa độ cũng như chia tỷ lệ cần nắm chắc số liệu trong bài thực hành..Vậy trước khi vẽ giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh chia tỷ lệ sao cho vừa đủ với hệ tọa độ đã kẻ. Ngoài ra để đạt tính trực quan và thẩm mỹ khi vẽ biểu đồ giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách dùng kí hiệu để phân biệt các đối tượng trên biểu đồ, thông thường các kí hiệu được biểu thị bằng các cách sau: a.Gạch nền ( ngang, dọc, chéo ...) b.Dùng các kí hiệu phép tính toán học ( +, - , . ,...) Vậy xuất phát từ thực tế trên và trăn trở của bản thân tôi đưa ra đề tài “Phương pháp hướng dẫn tiết thực hành vẽ biểu đồ địa lý lớp 9”. Trước khi tiến hành đề tài bản thân đã làm cuộc khảo sát học sinh ở học kỳ I năm học 2005- 2006 ĐỀ BÀI: Căn cứ vào bảng số liệu tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của ở nước ta thời kỳ (1965-2000) đơn vị % Năm 1965 1970 1975 1990 1995 2000 GDP(tăng trưởng) 9,1 0,7 7,3 4,8 8,2 6,9 Vẽ biểu đồ và nêu nhận xét 90 % 80 70 60 50 40 30 20 10 O 1965 1970 1975 1990 1995 2000 Năm * Sau khi khảo sát kết quả bài làm của học sinh như sau : Tổng số Giỏi Khá TB yếu kém SL % SL % SL % SL % SL % 128 12 9,4 25 19,5 50 39,1 38 29,7 3 2,3 D. CÁCH THỰC HIỆN Biểu đồ là hình vẽ mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện tượng (như quá trình phát triển công nghiệp của một vùng lãnh thổ qua các năm) hoặc mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng như so sánh về sản lượng lương thực giữa các vùng) cũng có lúc là cơ cấu thành phần của một tổng thể (như cơ cấu ngành của nền kinh tế). Khi hướng dẫn học sinh thực hành vẽ biểu đồ giáo viên nên làm sao đó để học sinh hiểu các bước tiến hành của bài vẽ biểu đồ như sau: Đọc, phân tích và hiểu đề bài Xử lý số liệu (nếu có) Chọn tỷ lệ thích hợp Hoàn thiện biểu đồ Ghi tên và chú giải Trên đây là những yêu cầu cần đạt của bài vẽ biểu đồ. Tuy nhiên, trong thực tế có bài yêu cầu học sinh xử lý số liệu cũng có bài không nhất thiết phải xử lý số liệu. Sau đây tôi xin trình bày các bước tiến hành bài vẽ biểu lớp 9 Bước I: Đọc, phân tích và hiểu đề bài Khâu này khi tiến hành chúng ta nghĩ là đơn giản nhiều giáo viên không chú trọng nhưng thực ra nó lại rất quan trọng. Vì khâu này học sinh mới xác định được biểu đồ mình cần thể hiện theo yêu cầu của đề bài là dạng biểu đồ nào? Nếu không thì các em xẽ không định vị được biểu cần thể hiện dẫn đến lệch hướng không phù hợp theo yêu cầu của đề bài . *VD : Cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2002(%) TS Nông-lâm-ngư nghiệp Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ 100 1,7 46,7 51,6 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh? Sau khi học sinh đọc xong yêu cầu của đề bài , thì giáo viên hỏi các em : Đề bài yêu cầu các em làm gì ? HS trả lời : Đề bài yêu cầu các em vẽ biểu đồ và nhận xét GV : Căn cứ vào số liệu theo em có phải xử lý số liệu không? Vẽ biểu đồ dạng nào? HS: Không xử lý số liệu, vẽ biểu đồ dạng hình tròn. GV: Tại sao? HS: Vì bài này số liệu đã được xử lý, tỷ trọng này tương ứng với 100%- 360o, vẽ biểu đồ hình tròn là thích hợp nhất? GV : Tại sao mỗi cột chồng cũng tương ứng với 100% lại không vẽ dạng cột chồng ? HS: Vì số năm ít , nếu vẽ cột chồng thể hiện trên hệ tạo độ chúng ta nhìn không khoa học. Do đó đọc, phân tích và hiểu đề bài là bước quan trọng giúp học sinh định vị dạng biểu cần thể đúng theo yêu cầu của đề bài. Bước II : Xử lý số liệu (nếu có) Trường hợp này thường gặp ở dạng biểu đồ cơ cấu thành phần trong một tổng thể, thông thường khi đề bài đã cho số liệu thô(tỉ đồng, triệu người ) việc quan trọng là giáo viên cần hướng dẫn học sinh xử lý số liệu thô thành số liệu tinh (tỷ lệ %) *VD Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế trong năm 1997 (Đơn vị tỷ đồng) năm Nông–lâm-ngư nghiệp Côngnghiệp-xây dựng Dịch vụ 1997 77 520 92 357 125 819 GV :Dựa vào số liệu trên, bài này các em cần làm gì khi vẽ biểu đồ? Vẽ dạng nào? HS : Xử lý số liệu và vẽ biểu đồ dạng hình tròn GV: Theo em xử lý như thế nào? HS: Tính tổng ba khu vực kinh tế, tìm tỷ lệ % của từng khu vực.GVhướng dẫn học sinh tính % từng khu vực kinh tế năm 1997 * Năm 1997 Tổng sản phẩm trong nước là: 77 520 +92 357 +125 819 = 295 696 tỷ đồng -Tỷ lệ khu vực nông- lâm- ngư nghiệp là 77 520 : 295 696 . 100 = 26,2% -Tỷ lệ khu vực công nghiệp – xây dựng là 92 357 : 295 696 . 100 = 31,2 % -Tỷ lệ khu vực dịch vụ là 125 819 : 295 696 . 100 = 42,6 % * Bước III: Chọn và chia tỷ lệ thích hợp Trong thực tế nếu giáo viên không hướng dẫn cho học sinh kỹ phần này thì học sinh của chúng ta khi vẽ. Có em thể hiện thừa,có em thể hiện thiếu các đại lượng trên hệ tọa độ , khi đó nhìn vào biểu đồ vừa không chính xác lại thiếu tính thẩm mỹ.Vậy nên khi giảng dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh căn cứ vào số liệu của bài ra để chia tỷ lệ cho thích hợp. Lúc đó quan sát trên biểu đồ ta thấy vừa cân đối lại có sự tương quan giữa chiều cao và chiều ngang VD: Cho bảng số liệu về dân số Việt Nam thời kỳ (1970- 2002) Năm 1970 1979 1989 1999 2002 Số dân (T người) 41 52,7 64,8 76,6 79,9 Vẽ biểu đồ đường thẻ hiện dân số Việt Nam thời kỳ (1970-2002) Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài và kẻ hệ tọa độ % A O B Năm Ở trục tung thể hiện đại lượng là số dân đơn vị Triệu người ( OA), trục hoành thể hiện đại lượng năm (OB) Giả sử OA có chiều cao là 5cm. Muốn thể hiện chính xác khoa học thì giáo viên hướng dẫn học sinh đổi 5cm = 50mm, tương ứng số dân gần 80 triệu dân. Ta lấy 50 : 8 = 6mm (cứ 10 triệu dân tương ứng với 6mm). Tương tự trục hoành thể hiện đại lượng năm từ năm 1970-2002 là 30 năm, giả sử OB kẻ có độ dài 7 cm thì giáo viên hướng dẫn học sinh đổi 7 cm = 70 mm rồi lấy 70: 3 = 20mm (như vậy cứ 10 năm tương ứng với 20mm Chú ý: Nếu độ chia càng nhỏ thì độ chính xác càng cao Bước IV : Hoàn thiện biểu đồ Để hoàn thiện bài thực hành vẽ biểu đồ giáo viên nên hướng dẫn học sinh phần còn lại như chọn ký hiệu cho biểu đồ Chú ý: Nếu biểu đồ có dạng đường thể hiện hai hoặc nhiều đường biểu diễn có chung một đơn vị thì dùng ký hiệu riêng cho mỗi đường để phân biệt giữa các đối tượng địa lý cần thể hiện. Nếu biểu đồ là dạng hình tròn, dạng biểu đồ miền dạng biểu đồ cột chồng thì thể hiện bằng các gạch ngang,gạch chéo hoặc các dấu phép tính toán học. Sau khi đã chọn tỷ lệ giáo viên hướng dẫn học sinh ghi chú giải và ghi tên của biểu đồ. Khi ghi tên cần dựa theo yêu cầu của đề bài đã đề ra ghi tên cho chính xác. Ví dụ: Đề bài Dựa vào số liệu GDP phân theo các khu vực kinh của thành phố Hồ Chí Minh (đơn vị % ) Năm 1990 1995 2000 2002 Nông-lâm–ngư nghiệp 5,5 3,3 2,2 1,7 CN -xây dựng 42,3 38,9 44,6 46,7 Dịch vụ 52,2 57,8 53,2 51,6 Tổng 100 100 100 100 Vẽ biểu thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh. GV: Với yêu cầu đè bài trên các em có cần phải xử lý số liệu không? HS: Bài này chúng ta không cần phải xử lý số liệu GV: Vậy bài này các em nên vẽ các dạng biểu đồ nào? Dạng nào là thích hợp nhất? HS:Có thể vẽ dạng cột chồng , dạng biểu đồ miền, thích hợp nhất là dạng biểu đồ cột chồng GV: muốn vẽ biểu đồ cột chồng ta phải tiến hành những bước nào? HS: Kẻ hệ tọa độ, thể hiện các đại lượng, chia tỷ lệ , hoàn thiện biểu đồ BIỂU ĐỒ: CƠ CẤU GDP NƯỚC TA THỜI KỲ năm 1990-2002 E . KẾT QUẢ THỰC HIỆN Trong hai năm thực hiện đề tài bản thân thấy kết quả học sinh vẽ biểu thành thạo,chính xác và khoa học đảm bảo tính thẩm mỹ cao.Đến học kỳ II năm học 2007 -2008 tôi đã tiến cuộc khảo sát học thì kết quả như sau : ĐỀ BÀI Dựa vào số liệu GDP phân theo các khu vực kinh của thành phố Hồ Chí Minh (đơn vị % ) Năm 1990 1995 2000 2002 Nông-lâm–ngư nghiệp 5,5 3,3 2,2 1,7 CN -xây dựng 42,3 38,9 44,6 46,7 Dịch vụ 52,2 57,8 53,2 51,6 Tổng 100 100 100 100 Vẽ biểu thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh. 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Năm Với ví dụ khảo sát trên về mức độ yều cầu cao hơn. Khi học sinh đã được hướng dẫn chi tiết qua các bài thực hành, không những kỹ năng vẽ biểu đồ của các em nhanh hơn còn độ chính xác cũng cao hơn lại đảm bảo được tính thẩm mĩ trong bài làm . Kết quả như sau : XL Giỏi khá TB Yếu Tsố SL % SL % SL % SL % 100 12 12 23 23 63 63 2 2 F . BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để hình thành được kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh,giáo viên cần tiến hành mấy bước như sau: -Đọc,phân tích và hiểu yêu cầu của đề bài, định vị dạng biểu đồ mình cần thể hiện. - Xử lý số liệu thô sang số liệu tinh (nếu có) - Kẻ hệ tọa độ và chia tỷ lệ phù hợp với số liệu của đề bài để đảm bảo tính chính xác,khoa học và tính thẩm mỹ khi thể hiện biểu đồ. -Hoàn thiện biểu đồ dùng ký hiệu bằng gạch chéo, gạch ngang, dấu phép tính và ghi chú giải rồi ghi tên biểu đồ. Hoàn thành tháng 3 năm 2009 Người thực hiện Nguyễn Văn Lệ

File đính kèm:

  • docpp huong dan tiet thuc hanh ve bieu do 9.doc
Giáo án liên quan