Chúng ta đang sống trong một thời đại mà cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra
như vũ bão, sự bùng nổ công nghệ thông tin kèm theo đó l à sự lão hóa của tri thức đang mở
rộng ra trên quy mô toàn cầu. Xuất phát từ thực tế đó, yêu cầu đầu tư cho sự phát triển được
ưu tiên hàng đầu ở lĩnh vực giáo dục với mục tiêu là xây dựng c on người mới nhằ m đáp ứng
những yêu cầu và mục tiêu mới của xã hội. Nếu như coi dạ y học l à quá trình tương tác giữa
giáo viên và học sinh nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạ y học thì sách giáo khoa chính là
phương tiện để thực hiện điều đó. Nhưng thực tế việc sử dụng sách giáo khoa trong giảng dạy
và học tập còn kém hiệu quả và chưa phát huy hết tiềm nă ng.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp hình thành kĩ năng khai thác và sử dụng sách giáo khoa địa lí lớp 12 cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có ý nghĩa đặc biệt khi hình thành các
kiến thức mới, khi củng cố và ôn tập, cả khi rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh.
Hiệu quả của việc giảng dạy, học tập Địa lí phụ thuộc nhiều vào việc học sinh biết cách
làm việc và tự làm việc với sách giáo khoa để nắm vững kiến thức chứa đựng trong đó.
Nếu giáo viên chú ý hướng dẫn cho học sinh biết cách sử dụng sách giáo khoa một cách đúng
đắn trong quá trình dạy học thì học sinh sẽ nắm được những tri thức khoa học chính xác và
có hệ thống, rèn luyện được năng lực tư duy, trí thông minh, tính tích cực chủ động và sáng tạo
trong học tập.
1.1.2. Cơ sở tâm lí của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng sử dụng sách giáo
khoa
- Bản chất của quá trình dạy học:
Quá trình nhận thức của học sinh về cơ bản cũng diễn ra theo quy luật nhận thức chung
của loài người. Vì vậy, quá trình học tập của học sinh cũng diễn ra theo công thức nổi
tiếng của Lênin về quá trình nhận thức: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ
tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lí, nhận
thức hiện thực khách quan”.
- Cơ sở tâm lí của học sinh lớp 12:
Học sinh ở tuổi này đang có sự chuyển biến tâm lí từ trẻ em sang người lớn. Hoạt động
trí tuệ của học sinh có những đặc điểm nổi bật như: tính chủ định trong quá trình nhận thức đã phát
triển, sự tri giác có mục đích đã đạt mức độ khá cao, sự ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo,
tư duy lí luận trừu tượng, độc lập đã phát triển cao hơn, có óc phê phán đánh giá trước các sự
kiện, thái độ học tập có ý thức rõ hơn ở cấp dưới, hứng thú đối với các môn học đã phân hóa rõ,
bước đầu hình thành khuynh hướng nghề nghiệp.
1.1.3. Vị trí và nhiệm vụ của sách giáo khoa Địa lí 12 trong chương trình Địa lí ở trung học
phổ thông
Địa lí 12 là bức tranh toàn cảnh về tự nhiên và kinh tế - xã hội Việt Nam, giúp học sinh
hiểu sâu rộng hơn về đất nước mình từ hình dáng, vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên và
tài nguyên thiên nhiên, các đặc điểm về dân cư, văn hóa, xã hội cũng như đặc điểm của từng
ngành kinh tế, từng vùng kinh tế…
Về kĩ năng, chương trình Địa lí 12 rèn luyện và phát triển cho học sinh các kĩ năng:
làm việc với bản đồ, khai thác kiến thức Địa lí tàng trữ trong bản đồ; làm việc với các tài liệu
Địa lí; kĩ năng đọc, lập các biểu đồ, phân tích số liệu thống kê, các mô hình, lát cắt…
Về thái độ, hành vi qua chương trình Địa lí 12, học sinh hiểu được về đất nước mình:
các đặc điểm về tự nhiên cũng như về kinh tế - xã hội, có ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ
của tuổi trẻ đối với đất nước, có lòng tin vào tương lai của đất nước.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Đặc điểm và cấu trúc của sách giáo khoa Địa lí 12
Sách giáo khoa Địa lí 12 hiện nay đã có sự đổi mới rất rõ. Mặc dù về cấu trúc, sách
giáo khoa vẫn giữ được đầy đủ cả phần kênh hình và kênh chữ, song trong thiết kế đã có sự
đầu tư, in ấn, màu sắc đẹp hơn rất nhiều, tính trực quan và yếu tố thẩm mĩ đã cao hơn trước
tạo tâm lí hứng thú cho học sinh ngay từ đầu. Hệ thống câu hỏi và bài tập đã có sự chuẩn bị và
biên tập công phu. Rất nhiều bản đồ, lược đồ, biểu đồ và tranh vẽ phối màu đẹp và khoa học
được đưa vào chương trình.
1.2.2. Tình hình giảng dạy và học tập môn Địa lí ở trường phổ thông
Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều giáo viên do chưa tìm ra được các phương pháp giảng
dạy tốt cho mỗi bài dẫn đến việc chỉ lên lớp thuyết trình và áp đặt kiến thức, học sinh tiếp thu
thụ động, đơn điệu và không có hứng thú học tập, không phát triển được tư duy cũng như các kĩ
năng cần thiết. Địa lí được xếp vào các môn phụ và bị rất nhiều học sinh xem nhẹ. Việc hướng
dẫn học sinh khai thác sách giáo khoa chưa được chú ý đúng mức. Học sinh chủ yếu học trong
vở ghi và do đó, khả năng giáo dục tổng hợp của sách giáo khoa Địa lí cải cách không được
phát huy.
2. Phương pháp hình thành kĩ năng sử dụng sách giáo khoa Địa lí 12 cho học sinh
2.1. Kĩ năng định hướng trong sách giáo khoa
Muốn có phương pháp làm việc với sách giáo khoa hiệu quả trước hết học sinh phải
có kĩ năng định hướng. Việc hình thành kĩ năng định hướng cho học sinh cần được thực hiện
theo các bước sau:
- Học sinh đọc qua đề mục, xây dựng dàn ý khái quát.
- Xem xét các tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ hay lược đồ có liên quan đến phần bài viết.
2.2. Các kĩ năng làm việc với kênh chữ trong sách giáo khoa
2.2.1. Kĩ năng làm việc với bài khóa
Các bước cần phải định hướng hình thành cho các em như sau: đọc qua các đề mục, xây
dựng dàn ý khái quát; xem xét các tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ hay lược đồ có liên quan đến phần
bài viết; đọc và gạch chân dưới các ý chính; xác định nội dung cơ bản của mỗi phần theo đề
mục; làm rõ các khái niệm; xác định nội dung cơ bản của bài viết.
2.2.2. Kĩ năng làm việc với bài tập và câu hỏi
Để có được các kĩ năng làm việc với hệ thống câu hỏi và bài tập trên cho học sinh, giáo
viên cần hình thành theo trình tự sau: giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc kĩ yêu cầu của
từng câu hỏi, từng bài thực hành, chú ý từng dấu chấm, phẩy, từng kí hiệu hình vẽ…; gợi ý cho
học sinh tìm ra những đoạn trình bày trong sách để trả lời câu hỏi hoặc làm bài thực hành; dựa
vào câu trả lời của học sinh, giáo viên góp ý, động viên, uốn nắn các em khai thác kiến thức
trong bài để trả lời chính xác, đạt yêu cầu và trọng tâm mục đích đề ra.
2.2.3. Các kĩ năng làm việc với hệ thống số liệu
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh nội dung và yêu cầu của từng bảng biểu với các
số liệu thống kê, yêu cầu các em đọc tên bảng, biểu, đọc các cột đề mục, đơn vị và mốc thời
gian (nếu có).
- Hướng dẫn học sinh những thay đổi có quy luật và thay đổi đột biến trong bảng thống
kê. Phân tích theo nội dung từng vấn đề thể hiện trong các hàng và các cột.
- Hướng dẫn cho các em nhận xét, đánh giá số liệu thống kê, tìm ra nguyên nhân và
quy luật của sự khác biệt, nêu ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế và sự phát triển xã hội (cả mặt
tích cực và tiêu cực).
2.3. Các kĩ năng làm việc với kênh hình trong sách giáo khoa
2.3.1. Kĩ năng làm việc với bản đồ
Gồm các kĩ năng đọc bản đồ và kĩ năng hiểu bản đồ.
- Để học sinh hiểu bản đồ cần giúp các em: xác định mục đích của việc làm; xác định
những kiến thức có liên quan cần dựa vào để tiến hành công việc; cách tiến hành công việc;
quy tắc về trình tự tiến hành công việc; kiểm tra kết quả khi thực hiện.
- Đọc bản đồ là kĩ năng hoàn thiện dựa trên cơ sở hiểu bản đồ. Để đọc được bản đồ,
học sinh cần phải nhận biết được các kí hiệu và các biểu tượng Địa lí thể hiện qua các kí
hiệu đó trên bản đồ; biết cách làm sáng tỏ tính chất của các đối tượng và hiện
tượng riêng biệt được miêu tả và biểu hiện trên bản đồ; có được những biểu tượng không
gian cần thiết về sự phân bố và sắp xếp tương hỗ giữa các vật thể và hiện tượng; biết so sánh,
phân tích đối tượng biểu hiện trên bản đồ nhằm mục đích có được một biểu tượng tổng quát về
các đặc điểm và hiện tượng có trong các lãnh thổ nói chung để tìm ra mối quan hệ giữa chúng,
tìm ra những đặc điểm và tính chất địa lí của lãnh thổ mà bản đồ không biểu hiện trực tiếp.
2.3.2. Kĩ năng làm việc với tranh ảnh
Trình tự hình thành các kĩ năng làm việc với tranh ảnh cho học sinh như sau: giáo viên
hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ra kiến thức qua việc tri giác trực tiếp đối tượng quan sát được
thể hiện qua tranh ảnh; hướng dẫn học sinh quan sát tranh ảnh và trên cơ sở những kiến thức
đã có của học sinh, giáo viên hướng dẫn các em làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các sự vật
hiện tượng địa lí.
2.3.3. Kĩ năng làm việc với lát cắt địa hình
Các kĩ năng làm việc với lát cắt địa hình bao gồm: đọc và phân tích lát cắt. Đây là một kĩ
năng tương đối khó. Do vậy, giáo viên hầu như chỉ hướng dẫn cho học sinh quan sát các lát
cắt địa hình đơn giản mà sách giáo khoa giới thiệu để hình thành khái niệm sơ bộ cho học
sinh.
2.3.4. Kĩ năng làm việc với biểu đồ
Để học sinh có kĩ năng này, giáo viên nên định hướng cụ thể cho các em những bước
sau: đọc tên biểu đồ, dạng biểu đồ để xác định mục đích chính của biểu đồ; đọc bản chú
giải về màu sắc và kí hiệu trên biểu đồ để nắm được các yếu tố đã được trực quan và định
lượng cụ thể trên biểu đồ; phân tích các số liệu, sự thay đổi có quy luật và bất thường của số
liệu, bồi dưỡng cho học sinh năng lực so sánh, đối chiếu. Giáo viên có thể kết hợp định
hướng cho học sinh về kĩ năng vẽ biểu đồ với các dạng và khả năng thể hiện khác nhau trên cơ
sở phân tích các biểu đồ mẫu trong sách giáo khoa.
3. Một số giáo án minh họa
Tác giả đã ứng dụng đề tài vào soạn hai giáo án cụ thể trong chương trình Địa lí
12 (có nội dung kèm theo)
Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
KẾT LUẬN
Chương trình Địa lí 12 với cấu trúc thiết kế theo hướng đổi mới đòi hỏi giáo viên phải
tăng cường hơn nữa việc hình thành và phát triển các kĩ năng khai thác và sử dụng sách giáo
khoa cho học sinh. Làm sao để Địa lí thực sự trở thành một môn học được các em yêu thích và
đón nhận, thậm chí tạo cho các em niềm say mê tìm tòi và khao khát hiểu biết thì vai trò
định hướng của người giáo viên rất quan trọng. Sách giáo khoa chỉ cung cấp cho các em nền
kiến thức phổ thông cơ bản nhất nhưng là phương tiện để các em làm quen với việc tự học, tự
nghiên cứu một kĩ năng rất cần thiết mà người giáo viên phải định hướng cho học sinh trước
những đổi thay lớn lao của nền tri thức toàn cầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 1991. Lí luận dạy học Địa lí. NXB Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
[2] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, 1999. Kĩ thuật dạy học địa lí trường THPT.
NXB Giáo dục.
[3] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004. Phương pháp dạy học địa lí theo hướng
tích cực. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[4] Lê Thông (chủ biên), 2008. Sách giáo khoa Địa lí 12 (Ban cơ bản). NXB Giáo dục. [5] Lê
Thông (chủ biên), 2008. Sách giáo viên Địa lí 12. NXB Giáo dục.
File đính kèm:
- Phuong phap hinh thanh ki nang su dung sach giao khoaDia li 12 cho hoc sinh.pdf