Thực hiện cuộc vận động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Bác kêu gọi “Vì tương lai con em chúng ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải quyết tâm chăm sóc giáo dục cho các cháu cho tốt”. Lời Bác Hồ dạy được toàn Đảng, toàn dân ta hưởng ứng làm theo, với những việc làm cụ thể, thiết thực trên từng lĩnh vực để cùng nhau xây dựng đất nước ta ngày càng giàu và đẹp hơn.
18 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 20820 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp giáo dục Đạo đức cho học sinh Tiểu học qua môn Đạo đức lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giao tiếp, qua tranh ảnh, sách báo, truyện, đài, phim kịch, ... nhưng các em chưa biết phân biệt để lựa chọn hành vi đạo đức phù hợp cho mình mà các em lại bắt chước cái xấu, trái với chuẩn mực hành vi đạo đức một cách vô thức. Chính vì vậy những chuẩn mực hành vi đạo đức giáo dục trẻ phải được cung cấp và uốn nắn ngay từ những lớp đầu cấp nhất là lớp 2.
- Chưa chuẩn bị điều kiện để học tốt môn học như vở bài tập, đồ dùng…. Do phụ huynh thiếu quan tâm đến con em mình, coi môn học Đạo đức là môn phụ.
- Tầm nhận thức về cuộc sống của học sinh còn hạn chế, vốn sống của các em còn nghèo nàn.
- Các em còn rụt rè, chưa hăng hái tham gia vào các hoạt động của tiết học như: đóng vai, thảo luận...
Đối với Giáo viên:
- Ở tiết Đạo đức có sử dụng nhiều hoạt động nên một số giáo viên chưa nhiệt tình và thường ngại tổ chức các hoạt động như sắm vai, trò chơi, thảo luận, ... vì sợ mất thời gian. Do vậy dẫn đến học sinh phải đóng vai trò thụ động, hoặc áp đặt khi lĩnh hội kiến thức, dẫn đến hiệu quả của tiết Đạo đức chưa cao.
- Giáo viên dạy nhiều môn nên chuẩn bị đồ dùng dạy học còn khô khan, Thiết bị phục vụ cho dạy học Đạo đức còn nghèo nàn, vì đa số giáo viên tự làm là chính nên thiếu sinh động, giảm sự chú ý của học sinh.
Với thực trạng đã nêu, để nâng cao chất lượng giáo dục Đạo đức cho học sinh là yêu cầu thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của nâng cao chất lượng giáo dục. Mục tiêu của môn Đạo đức ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng là giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu, hình thành chuẩn mức đạo đức phù hợp với lứa tuổi và pháp luật.
Cùng với sự đổi mới của đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũng đổi mới nội dung – Phương pháp dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập, phát triển toàn diện nguồn nhân lực, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài nay.
Giải pháp:
Giải pháp 1: Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học:
Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, do vậy người giáo viên phải có lựa chọn kết hợp giữa các phương pháp, cho phù hợp với đặc trưng của các môn học đặc biệt là môn Đạo đức. Mỗi phương pháp cần phải sử dụng đúng thời điểm của tiết dạy.
Ví dụ: Khi dạy bài 2 "Biết nhận lỗi và sửa lỗi". Các phương pháp cần xác định là: Kể chuyện, nêu gương, thảo luận nhóm, động não. Tập luyện theo mẫu hành vi, đóng vai, tổ chức trò chơi. Phương pháp kể chuyện được sử dụng trong hoạt động 1 - Tiết 1; Giáo viên kể chuyện Cái bình hoa với kết cục để mở. Giáo viên kể từ đầu đến đoạn “Ba tháng trôi qua, không ai còn nhớ đến chuyện cái bình hoa bị vỡ” thì dừng lại. Sau đó chia nhóm, giao việc để các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi phân tích truyện xác định ý nghĩa của hành vi nhận và sửa lỗi. Sang hoạt động 2 giáo viên tiếp tục giao việc cho các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi phân tích truyện xác định ý nghĩa của hành vi nhận và sửa lỗi. Sang hoạt động 2 giáo viên tiếp tục giao việc cho các nhóm thảo luận và bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về những hành vi đúng, sai.
Ở tiết 2 - Trong hoạt động 1 học sinh được đóng vai theo tình huống, học sinh lựa chọn và thực hành hành vi nhận và sửa lỗi, Hoạt động 3 giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Ghép đôi, qua trò chơi học sinh biết cách ứng xử các tình huống nhận và sửa lỗi.
Tuỳ từng nội dung, tính chất của bài mà có thể dạy theo các cách khác nhau. Bản thân có kế hoạch xây dựng phương pháp dạy học theo từng bài, như:
- Thảo luận, phân tích tình huống áp dụng cho bài 2, bài 5, bài 6, bài 9.
- Bắt đầu từ câu chuyện kể, bài thơ áp dụng cho bài 2, bài 4, bài 6, bài 10.
- Lập nhóm cho học sinh đóng vai áp dụng cho bài 10, bài 11, bài 12.
- Tổ chức trò chơi vận dụng giáo dục cho các em như bài 14.
Qua những nhận định về chuẩn mực đạo đức cần giáo dục cho học sinh thông qua các bài học Đạo đức, từ sự nghiên cứu và qua việc trực tiếp dạy học. Tôi nhận định: Dạy học Đạo đức đòi hỏi giáo viên cần kết hợp hài hòa giữa các phương pháp giảng dạy để làm sôi nổi trong từng tiết học, tạo hứng thú, phấn khởi cho các em chủ động tham gia giờ học mới đạt được kết quả cao.
Giải pháp 2: Sử dụng thiết bị dạy học hợp lí.
Song song với đổi mới phương pháp dạy học là việc đổi mới, bổ sung đồ dùng dạy học Giáo viên cần sử dụng tranh ảnh, băng hình, vật mẫu để thu hút hấp dẫn, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Đồ dùng dạy học có thể do giáo viên tự làm, do học sinh sưu tầm, ... . Giáo viên cần chú ý sau khi sử dụng đồ dùng phải phù hợp nội dung bài học, đồ dùng có thể sử dụng cho nhiều bài, nhiều hoạt động khác nhau.
Sử dụng đồ dùng để phát triển tư duy cho học sinh, gây hứng thú cho học sinh, sử dụng đúng lúc đúng chỗ phù hợp với điều kiện thực tế của trường.
Hiện nay trang thiết bị và đồ dùng dạy học môn Đạo đức chỉ có tranh ảnh nên giáo viên cần sử dụng các tranh ảnh trong Vở bài tập Đạo đức cho học sinh quan sát một cách triệt để. Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng các đồ dùng tự làm hoặc phải sưu tầm thêm, chuẩn bị trước mỗi tiết học những đồ dùng cần thiết cho từng hoạt động của từng bài. Ví dụ:
- Khi dạy bài 7 "Giữ gìn trường lớp sạch đẹp", giáo viên cần sử dụng những đồ dùng như: Bảng từ ghi câu hỏi cho hoạt động 1 – tiết 1. Một số dụng cụ khác phục vụ tiết học, như: sọt rác, chổi, phấn, khăn lau, … cho hoạt động 1 – Tiết 2. …
- Khi dạy bài 11 "Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại" giáo viên cần chuẩn bị một số đồ dùng như: Máy điện thoại loại để bàn (đồ chơi hoặc thật) có tiếng chuông ngoài, màn trang trí phòng khách,…. Sử dụng trong tiểu phẩm ở hoạt động 1 - Tiết 1 và hoạt động 3 tiết 1.
Giải pháp 3: Thông qua các môn học khác dạy Đạo đức cho học sinh.
Dạy môn Đạo đức qua các môn học khác là hình thức giáo dục rất quan trọng. Dạy Đạo đức cho học sinh không chỉ bó hẹp ở một môn học Đạo đức mà có thể nói rằng dạy Đạo đức ở mọi lúc, mọi nơi và tất cả các môn học.
Vì vậy mỗi giáo viên cần tự giác học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện nghiêm túc phương pháp dạy học và cần nắm chắc cách đánh giá học sinh. Nắm bắt tâm lý học sinh tiểu học rất thích khen, động viên, khích lệ học sinh học tập. Giúp học sinh hiểu và vận dụng phù hợp các chuẩn mực đạo đức đã học.
Kết quả:
Bản thân vận dụng vào dạy – học tại lớp 2 đã thu được kết quả đáng mừng:
- Các em chấp hành đúng giờ học ở lớp, biết giữ trật tự trong sinh hoạt, …
- Thể hiện một số chuẩn mực Đạo đức, như: Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi,…; tính thật thà, dũng cảm, lễ phép,… Bản tính thật thà: Nhặt được của rơi đem nộp cô giáo, tổng phụ trách để trả lại người mất,… Trong năm học đã có nhiều em nhặt được tiền rơi tại sân trường không biết người mất đã đem nộp cho thầy giáo tổng phụ trách và được nhà trường tuyên dương ở buổi chào cờ đầu tuần, …
- Lễ phép với thầy giáo, cô giáo trong trường, người lớn ở gia đình, xã hội.
- Học sinh chủ động, hứng thú và nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của tiết học, loại bỏ dần tính bỡ ngỡ thụ động so với đầu năm học.
Tuy nhiên với tham vọng càng vươn hơn nữa đối với công tác dạy – học, truyền đạt cho học sinh nhiều kiến thức và đạt được kết quả cao hơn trong giáo dục, giúp các em hình thành những chuẩn mực đạo đức tốt, trở thành người có ích cho xã hội. Bản thân mạnh dạn đưa ra một số đề xuất trong thời gian đến như sau:
Một số đề xuất:
- Với yêu cầu tiết dạy môn học Đạo đức sử dụng đồ dùng dạy học minh họa nhiều, thường xuyên để tạo hứng thú cho học sinh học tập, tiết dạy đạt hiệu quả cao. Vì thế, nhà trường nên phân công cho giáo viên chuyên phụ trách dạy môn học này để giáo viên có điều kiện đầu tư vào việc chuẩn bị kĩ đồ dùng dạy học, sử dụng được cho nhiều lớp.
- Trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, giáo viên có thể chủ động lồng ghép dạy Đạo đức cho nhiều lớp, tổ chức trò chơi thi đua giữa các lớp với nhau nhằm tạo điều kiện cho các em giao lưu học hỏi kiến thức từ các bạn lớp khác,...
- Ngành giáo dục, nhà trường cần trang bị thêm đồ dùng phục vụ cho dạy - học, như: các loại tranh, ảnh, băng, đĩa ghi hình,….
Chương III:
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài “Phương pháp giáo dục Đạo đức cho học sinh Tiểu học qua môn Đạo đức lớp 2”. Bản thân thấu hiểu hơn về trọng trách của người giáo viên trong “Sự nghiệp trồng người”. Dạy học là một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Chính vì vậy, trong dạy học người giáo viên phải luôn luôn tôn trọng nhân cách của trẻ, không được gây ức chế cho học sinh bởi nếu có thì sẽ không bao giờ phát triển hết khả năng và sức sáng tạo của các em. Hãy chia sẻ mọi vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.
Việc nắm được đặc điểm nhận thức của học sinh, kết hợp với việc tìm hiểu cách sắp xếp nội dung dạy học trong sách giáo khoa, giáo viên sẽ thấy được mối liên hệ giữ các bài học đồng thời lựa chọn phương pháp dạy phù hợp sẽ phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh.
Môn Đạo đức đã giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi Đạo đức và Pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó. Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh. Theo chuẩn mực đã học, kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống. Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.
Tóm lại:
Việc giáo dục Đạo đức ở học sinh Tiểu học giúp giáo viên nâng cao phương pháp dạy học, tinh thần tự giác học tập rèn luyện, tìm hiểu kiến thức chuyên môn để giáo dục cho học sinh có những thói quen tốt và những hành vi, cử chỉ đẹp,… . Người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Giáo dục Đạo đức cho học sinh Tiểu học nhằm xây dựng ý thức Đạo đức và hình thành những hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh; Hình thành cho các em những nhân cách, phẩm chất đạo đức quan trọng của con người, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho xã hội./.
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem.doc