Đề tài Phương pháp giảng dạy các mối quan hệ nhân - quả trong sách giáo khoa địa lý lớp 10

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Việt Nam ngày càng đạt nhiều thành tựu to

lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Góp phần và o

sự thành công to lớn đó, không thể không kể tới vai trò vô cùng quan trọng của đổi mới

phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Đổi mới phương pháp dạy học Địa lý đòi hỏi

phải đổi mới toàn diện, đồng bộ các khâu, các bộ phận của quá trình dạy học Địa lý:

chương trình, nội dung, phương pháp, phương tiện, kiểm tra và đánh giá. Trong quá

trình đó, phải lấy học sinh làm trung tâm, là người lĩnh hội khối lượng tri t hức khổng l ồ

của nhân loại , học sinh cũng chính là những người sẽ tìm ra những chân lí mới , bổ sung

thêm vào kho tàng tri thức của nhân loại . Một trong những biện pháp giúp học sinh là m

được điều đó là có hiểu biết sâu sắc về các mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng Địa

lý, mà quan trọng bậc nhất l à các mối quan hệ nhân - quả. Việc tìm ra các mối liên hệ

của kiến thức để hình thành các mối quan hệ nhân - quả sẽ giúp học sinh hiểu rõ bả n

chất các kiến thức, giúp các em khắc phục được tình trạng học vẹt, hiểu được bài, hiểu

rõ bản chất của vấn đề đã học. Đó chính là cơ sở quan trọng để học sinh vận dụn g

những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống và công việc sau này

pdf5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2981 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp giảng dạy các mối quan hệ nhân - quả trong sách giáo khoa địa lý lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC MỐI QUAN HỆ NHÂN - QUẢ TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÝ LỚP 10 Sinh viên thực hiện: Trương Ngọc Ánh, K55TN Lê Thị Phương Loan, K55TN Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Đặng Văn Đức ĐẶT VẤN ĐỀ Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Việt Nam ngày càng đạt nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Góp phần vào sự thành công to lớn đó, không thể không kể tới vai trò vô cùng quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Đổi mới phương pháp dạy học Địa lý đòi hỏi phải đổi mới toàn diện, đồng bộ các khâu, các bộ phận của quá trình dạy học Địa lý: chương trình, nội dung, phương pháp, phương tiện, kiểm tra và đánh giá. Trong quá trình đó, phải lấy học sinh làm trung tâm, là người lĩnh hội khối lượng tri thức khổng lồ của nhân loại, học sinh cũng chính là những người sẽ tìm ra những chân lí mới, bổ sung thêm vào kho tàng tri thức của nhân loại. Một trong những biện pháp giúp học sinh làm được điều đó là có hiểu biết sâu sắc về các mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng Địa lý, mà quan trọng bậc nhất là các mối quan hệ nhân - quả. Việc tìm ra các mối liên hệ của kiến thức để hình thành các mối quan hệ nhân - quả sẽ giúp học sinh hiểu rõ bản chất các kiến thức, giúp các em khắc phục được tình trạng học vẹt, hiểu được bài, hiểu rõ bản chất của vấn đề đã học. Đó chính là cơ sở quan trọng để học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống và công việc sau này. Về phía giáo viên, việc lựa chọn các phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung bài giảng cũng như trình độ nhận thức của học sinh có tầm quan trọng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học Địa lý. Đề tài “Phương pháp giảng dạy các mối quan hệ nhân - quả trong sách giáo khoa Địa lý lớp 10” nhằm tìm ra các mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật hiện tượng trong nội dung sách giáo khoa Địa lý lớp 10 và phương pháp dạy những mối liên hệ đó, giúp học sinh hiểu rõ bản chất của nội dung bài học và tìm ra phương pháp lĩnh hội kiến thức ở các bài học khác. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp dạy học các mối liên hệ nhân quả SGK Địa lý lớp 10 1.1. Khái niệm về mối liên hệ nhân - quả Mối quan hệ nhân - quả là: Đó là những mối liên hệ biểu hiện tương quan phụ thuộc một chiều giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lý. Trong mối quan hệ nhân 2 quả có hai thành phần : một bên là nhân và một bên là quả. Chỉ có nhân mới sinh ra quả, trái lại, quả không thể sinh ra nhân. Ví dụ: Quá trình ngoại lực là nguyên nhân của các hiện tượng đá bị rạn nứt, vỡ vụn, địa hình cacxtơ. Nhưng ngược lại địa hình cacxtơ, đá vụn bở không thể sinh ra quá trình ngoại lực. 1.2. Vai trò của mối liên hệ nhân - quả trong dạy học Địa lý ở trường phổ thông (sách giáo khoa lớp 10) “Thực chất của việc hình thành các mối quan hệ nhân - quả là tìm ra nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng. Việc vạch ra nguyên nhân hình thành đối với các hiện tượng, đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội là một trong những mặt quan trọng nhất trong dạy học của giáo viên Địa lý. Vấn đề về mối liên hệ của các hiện tượng là vấn đề quan trọng nhất, cả đối với phương pháp luận Địa lý với tư cách là một môn học ở trường” (N.N. Branxki). Ở chương trình sách giáo khoa lớp 10 việc hình thành các mối quan hệ nhân - quả là bước tiếp ngay sau việc hình thành khái niệm. Các khái niệm chỉ sống trong trí nhớ của học sinh nếu chúng được trình bày không phải một cách cô lập, đơn lẻ mà trong mối liên hệ trong các khái niệm khác. Vì vậy, việc tổ chức, hướng dẫn học sinh xác lập các mối quan hệ nhân - quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong dạy học Địa lý ở trường phổ thông. Thông qua việc hình thành mối quan hệ nhân - quả giúp học sinh có điều kiện phát triển năng lực học tập, năng lực nhận thức và khám phá. Đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của quá trình dạy và học Địa lý. Vì vậy, trong chương trình Địa lý lớp 10, có rất nhiều mối quan hệ nhân- quả (hầu như tất cả các bài đều có, có bài cón có hai, ba, bốn mối quan hệ nhân - quả), cần tổ chức cho học sinh khám phá và là cơ sở hình thành khái niệm. Khả năng xác định mối quan hệ nhân - quả là thước đo trình độ tư duy của học sinh. 2. Các mối quan hệ nhân quả trong sách giáo khoa 10 và phương pháp giảng dạy 2.1. Cơ sở hình thành các mối quan hệ nhân - quả trong sách giáo khoa lớp 10 Chương trình Địa lý 10 PTTH gồm các nội dung Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế - xã hội đại cương. Về tự nhiên, đó là hệ thống kiến thức về bản đồ, Vũ trụ và Trái đất, các quy luật của lớp vỏ Địa lý. Về Địa lý kinh tế - xã hội là hệ thống kiến thức về dân cư, cơ cấu nền kinh tế, nông nghiệp. công nghiệp, dịch vụ, môi trường và sự phát triển bền vững. Mỗi nội dung lại là một hệ thống kiến thức với các mối quan hệ thống nhất. Vì vậy, việc dạy học sinh tìm ra nguyên nhân, kết quả, tích lũy các kiến thức về các đối tượng và hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội trong nội dung sách giáo khoa lớp 10 là rất quan trọng và thực sự cần thiết, được coi là một nhiệm vụ trọng tâm trong dạy học ở trường phổ thông. 3 Để khai thác và tìm hiểu sâu sắc các mối liên hệ nhân - quả, chúng em chọn phân tích và xác lập các mối quan hệ nhân - quả ở nội dung phần Địa lý tự nhiên. Đây cũng là phần nội dung có rất nhiều mối quan hệ nhân - quả, có mối quan hệ nhân - quả dễ nhận biết, có cái rất khó nhận biết, có nhiều mối quan hệ đơn giản nhưng cũng nhiều mối quan hệ phức tạp, có mối quan hệ chuỗi rất khó phân biệt, khi với yếu tố này nó là nguyên nhân, với yếu tố khác lại là kết quả. Mà có nhận thức đúng đắn và sâu sắc các mối qua hệ nhân - quả này, học sinh mới hiểu bài và có những ứng dụng vào thực tiễn. 2.2. Phương pháp giảng dạy các mối quan hệ nhân quả sách giáo khoa Địa lý lớp 10 * Phương pháp giảng dạy các mối quan hệ nhân quả Trong giảng dạy mối quan hệ nhân quả, có rất nhiều phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, dùng sơ đồ, bản đồ, phương pháp sử dụng các kênh hình khác…Trong đó, phương pháp dùng sơ đồ thể hiện tốt nhất mối liên hệ giữa các kiến thức Địa lý. Các sơ đồ sẽ giúp HS nhận biết được những nét khái quát, cơ bản của các kiến thức với nhau. * Xác lập và biểu thị một số phương pháp giảng dạy cho các mối quan hệ nhân quả trong SGK Địa lý lớp 10 (Phần Địa lý tự nhiên) Ví dụ Nhân Bài 6. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời Quả Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời Các mùa trong năm Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ Cụ thể: Nhân Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời Trục Trái Đất nghiêng Quả Thời gian và năng lượng chiếu sáng thay đổi trong năm Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ Các mùa trong năm 4 3. Thực nghiệm dạy học một số mối quan hệ nhân quả 3.1. Mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của thực nghiệm 3.2. Nội dung thực nghiệm - Thực nghiệm việc vận dụng một số phương pháp giảng dạy các mối quan hệ nhân - quả qua hai bài trên. (Tại các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng). - Thực nghiệm về cách dạy học sinh về cách nhận biết và tự thiết lập các mối quan hệ nhân - quả. - Kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh (về cả nhận thức và kĩ năng). 3.3. Tổ chức thực nghiệm Chọn bốn lớp: 10C11, 10C13, 10 C14, 10C15 tại trường THPT Dương Đình Nghệ, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. - Bài thực nghiệm thứ nhất: Bài 9: Tác động của ngoại lực đến bề mặt địa hình Trái Đất - Bài thực nghiệm thứ hai: Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính Các lớp thực nghiệm dạy theo phương pháp đề tài đã đề ra (theo phương pháp dạy các mối quan hệ nhân - quả, trong đó, học sinh có thể tự thiết lập các mối quan hệ nhân - quả theo nội dung bài học). Các lớp đối chứng dạy theo phương pháp thông thường. Từ đó, rút ra kết luận về tính đúng đắn và khả thi của đề tài. 3.4. Kết quả đối chứng Kết quả Bài thực nghiệm số 1 Bài thực nghiệm số 2 Lớp TN (%) Lớp ĐC (%) Lớp TN (%) Lớp ĐC (%) Giỏi (9 -10 đ) 45 21.7 5.3 4.5 Khá (7- 8 đ) 50 69.6 57.9 13.6 TB (5 - 6 đ) 5 8.7 36.8 68.2 Yếu (0 - 4 đ) 0 0 0 13.7 Từ kết quả đối chứng trên cho thấy, dạy học theo mối quan hệ nhân - quả đã giúp cho HS hiểu sâu sắc vấn đề và có thể ứng dụng nhiều trong việc giải thích các hiện tượng khác trong cuộc sống. Trong quá trình giảng dạy theo mối liên hệ nhân - quả, là một giáo viên, chúng tôi nhận thấy HS không chỉ hứng thú vì tự mình tìm ra nguyên nhân của các hiện tượng mà còn cảm thấy được sự thú vị của tự nhiên, HS thích thú khi liên hệ với nhiều hiện tượng xảy ra xung quanh cuộc sống của các em. KẾT LUẬN Việc cải cách giáo dục, đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy luôn được rất nhiều người quan tâm. Trong đó,việc tìm hiểu sâu sắc các mối quan hệ nhân - quả có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển tư duy của học sinh, đáp ứng được những yêu cầu bức thiết của nền giáo dục hiện đại. 5 Vì vậy, giáo viên cần có sự kết hợp các phương pháp để đạt hiệu quả cao trong dạy học. Các phương pháp này sẽ hu động được nhiều giác quan của học sinh, do đó hoạt động hoc tập sẽ sôi nổi và tích cực hơn, hiệu quả bài học sẽ được nâng cao, kiến thức được hiểu và ghi nhớ vững chắc hơn, khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiến cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, 2004, Phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích cực, NXB ĐHSP. [2] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 2006, Lý luận dạy học Địa lý, NXB ĐHSP. [3] Nguyễn Ngọc Quang, Đỗ Thị Trang (Dịch) , 1980, Lý luận dạy học Địa lý ở trường phổ thông, NXB Giáo dục. [4] Nguyễn Dược, Mai Xuân San, 1983, Phương pháp giảng dạy Địa lý, NXB Giáo dục.

File đính kèm:

  • pdfPhuong phap giang day cac moi quan he nhan qua sachgiao khoa Dia ly lop 10.pdf
Giáo án liên quan