Chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình tiểu học nói riêng không những quan tâm đến việc trang bị kiến thức , rèn luyện kỹ năng cho học sinh mà còn chú trọng đến việc giáo dục đạo đức ,bồi dưỡng tình yêu quê hương đât nước , giáo dục các em sống có trách nhiệm về hành động của mình ,có ý thức vượt khó , vươn lên trong cuộc sống . Ngay từ bậc tiểu học , môn đạo đức là một trong những môn bao hàm phần lớn nội dung giáo dục này . Chính vì vậy , phương pháp dạy học môn học này cũng là một trong những vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm . Bởi lẽ , như lời Bác Hồ kính yêu đã dạy
11 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2786 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp dạy học môn đạo đức lớp 5 bài 11 - Em yêu tổ quốc Việt Nam (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a sẻ điều đó với cô và các bạn qua bài học hôm nay .
- Ghi tên bài
(1) Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin (trang 34 - SGK )
- Mục tiêu : Học sinh có những hiểu biết ban đầuvề văn hoá, kinh tế ,về truyền thống và con người Việt Nam .
- Cách tiến hành :
+Yêu cầu học sinhđọc thầm - Đọc thông tin , quan sát tranh SGK
thông tin và quan sát tranh
trang 34 -SGK
+ Gọi 4 em lần lượt giới thiệu , mỗi - Bốn em lần lượt giới thiệu thông
em một thông tin tin SGK ( theo cách trình bày của
mình )
+GV giới thiệu bổ sung thêm một - Học sinh theo dõi
sốthông tin về : truỳền thống , về
nền văn hoá lâu đời của dân tộc ,
về quá trình phát triển dựng xây
đất nước .
+ các em vừa được nghe một số - Dự kiến câu trả lời của học sinh :
thông tin về đất nước chúng mình , + Em rất tự hào về đất nước .
qua các thông tin trên , em có + Dân tộc Việt Nam là một dân
cảm nghĩ gì về đất nước , con tộc anh hùng .
người Việt Nam ? + Con người Việt Nam cần cù chịu
khó .
+ ...
- GV kết luận : Chúng ta thật tự hào với truyền thống dựng nước , giữ nước và xây dựng đất nước của cha anh . Hiện nay , đất nước ta đang trên đà phát triển ,hội nhập và đi lên cùng bè bạn trên thế giới .
(2) Hoạt động 2 :Thảo luận nhóm 4
- Mục tiêu : Học sinh có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước Việt Nam .
- Cách tiến hành :
+ Chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng , thư ký.
+ GV giao nhiệm vụ cho các nhóm :
* nhóm 1;2 : Thảo luận , tìm hiểu về các truyền thống văn hoá của đất nước.
* nhóm 3;4 : Thảo luận ,tìm hiểu về các thành tựu ,về sự phát triển kinh tế ,giáo dục của đất nước .
* nhóm 5;6 : Thảo luận ,tìm hiểu về các danh lam thắng cảnh của đất nước .
+ GV lệnh cho các nhóm hoạt động + Các nhóm trưởng điều khiển
trong thời gian 5 phút nhóm hoạt động , thư ký ghi lại
ý kiến của các bạn .
+ Sau thời gian thảo luận , gọi đại + đại diện nhóm trình bày , giới
diện nhóm trình bày nội dung thảo thiệu tranh ,ảnh sưu tầm dược .
luận , treo tranh sưu tầm , giới thiệu
với cả lớp.
+Gọi các nhóm khác nhận xét bổ +nhận xét bổ sung cho nhóm bạn
sung
+ Cho học sinh quan sát lại tất cả các
bức tranh đã được các bạn giới thiệu .
+ Đất nước mình thật đẹp , thật đáng - Dự kiến câu trả lời của học sinh
tự hào phải không các em ? Thế + Dân cư phân bố không đều
nhưng , trong quá trình xây dựng và +Nguồn tài nguyên đang cạn dần
phát triển đất nước ta cũng gặp phải +Thiếu các kỹ sư có tay nghề cao
không ít những khó khăn , theo em , + Môi trường bị ô nhiễm
đó là những khó khăn gì ? +...
+ Vậy ,ngay từ bây giờ , các em cần - Em sẽ :
làm gì để góp phần xây dựng đất + cố gắng học tập ,rèn luyện tốt
nước ? + tiết kiệm sách vở , đồ dùng ht
+tham gia các hoạt động bảo
vệ môi trường, bảo vệ di tích
lịch sử , các công trình công
cộng...
- GV kết luận : Cô tin rằng các em sẽ không ngừng phấn đấu học tập và rèn luyện để sau này trở thành những chủ nhân tương lai xây dựng đất nước ta ngày một đàng hoàng hơn , to đẹp hơn như lời Bác Hồ hằng mong muốn : " Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không ... của các em ".
* Rút ra ghi nhớ : ( SGK - trang 35 )
+ gọi 2- 4 em đọc ghi nhớ +Học sinh đọc ghi nhớ
(3) Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm đôi (làm bài tập 2 - SGK )
- Mục tiêu : Củng cố cho học sinh những hiểu biết về tổ quốc Việt Nam .
- Cách tiến hành :
+ G V yêu cầu học sinh thảo luận +Hai em nhắc lại yêu cầu thảo
nhóm đôi thực hiện theo yêu cầu: luận .
Em hãy tìm những hình ảnh về +Học sinh thảo luận nhóm đôi
Việt Nam trong các tranh ảnh ở tìm những hình ảnh về Việt
bài 2 - trang 36 , SGK Nam.
+Gọi một số em đại diện trình bày +Đại diện nhóm trình bày trước
trước lớp ,các nhóm khác nhận xét, lớp ; nhận xét bổ sung cho
bổ sung . nhóm bạn
- Hãy trình bày những hiểu biết của - Dự kiến câu trả lời của học em về : Lá quốc kỳ của đất nước ? sinh :
về Bác Hồ kính yêu ? về Văn Miếu ? - Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đỏ
về áo dài Việt Nam ? . sao vàng, màu cờ đỏ tượng trưng
cho màu máu của những người
con anh hùng đã hy sinh vì đất
nước. Văn Miếu nằm ở thủ đô Hà Nội , là trường đại học đầu tiên của nước ta .+ áo dài Việt Nam là một nét văn hoá truyền thống của dân tộc ta .
(4) Hoạt động 4 : Trò chơi" Rung chuông vàng "
- GV chia lớp thành ba đội chơi , mỗi đội cử một trọng tài ; phân công trọng tài theo dõi chéo đội .
- Hướng dẫn luật chơi : GV sẽ nêu lần lượt một số sự kiện lịch sử của đất nước , các thành viên trong từng đội sẽ ghi nhanh mốc thời gian hoặc địa danh có liên quan đến sự kiện vào bảng con . Khi có chuông báo hết giờ thì giơ bảng , giáo viên nêu đáp án , các trọng tài quan sát giữ lại những bạn có đáp án đúng , còn loại những bạn sai ra khỏi cuộc chơi . Sau lượt chơi cuối cùng ,đội nào có số bạn được giữ lại nhiều hơn là đội đó thắng cuộc.
*Một số gợi ý trò chơi :
sự kiện Lịch sử thời gian (địa danh )
- Ngày Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc + ngày 2 tháng 9 năm 1945
lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hoà ?
- Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ ? + ngày 7 tháng 5 năm 1954
- Ngày giải phóng Miền nam ? + ngày 30 tháng 4 năm 1975
- Ngày giỗ tổ Hùng Vương ? + ngày 10 tháng 3
- Nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ? + Bến cảng Nhà Rồng
- Con sông gắn với chiến thắng của Ngô
Quyền chống quân Nam Hán và chiến + Sông Bạch Đằng
thắng của nhà Trần trong cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Mông - Nguyên ?
* Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi thi đua giữa các tổ .
- Các trọng tài theo dõi , thông báo kết quả các đội chơi .
- GV tổng kết , nhận xét trò chơi .
C. Củng cố , dặn dò :
- GV và học sinh hệ thống bài
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết 2 : Sưu tầm các bài hát , bài thơ ,tranh, ảnh , sự kiện Lịch sử ... có liên quan đến chủ đề" Em yêu tổ quốc Việt Nam"; vẽ tranh về đất nước , con người Việt Nam .
- GV nhận xét tiết học .
Phần bốn : Kết quả đạt được :
Sau khi dự giờ tiết dạy của tôi được Hội đồng chuyên môn nhà trường đánh giá cao :
- Tiết học sinh động ,nhẹ nhàng,hấp dẫn học sinh, hiệu quả .
- Giáo viên linh hoạt trong lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp , hình thức tổ chức dạy học .
- Các hoạt động được thiết kế phù hợp với nội dung cần truyền thụ , giáo viên thực sự chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn , học sinh tích cực trong việc chuẩn bị , sưu tầm tranh ảnh , tư liệu Lịch sử ... , hăng hái tham gia các hoạt động học tập , chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức .
- Giáo viên bám sát mục tiêu ,tự chủ trong việc lựa chọn kiến thức , chú ý đều tới các đối tượng học sinh , có nhiều sáng tạo , khai thác sâu nội dung bài .
- Tiết dạy được xếp loại giỏi với số điểm 19/ 20
Phần năm: Bài học kinh nghiệm :
Trong quá trình giảng dạy đạo đức lớp 5 nói chung và dạy bài 11 (tiết 1- đạo đức lớp 5: Em yêu Tổ quốc Việt Nam) nói riêng, bản thân tôi thấy rằng để có được một giờ dạy tốt thì khau chuẩn bị, thiết kế bài giảng của giáo viên là vô cùng quan trọng. Vì vậy, trước khi thiết kế một bài học các đồng chí giáo viên cần:
+ Nghiên cứu kỹ nội dung bài, phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học. Từ chỗ nắm được mục tiêu, yêu càu cần đạt của bài học, dưa vào trình độ của học sinh, thực tế địa phương, cơ sở vật chất lớp học, nt, thực tế địa phương, cơ sở vật chất lớp học, nhà trường, các đồng chí giáo viên nên mạnh dạn, tự chủ thiết kế các hoạt động của tiết học sao cho phù hợp với các yếu tố trên, không khuôn mẫu theo sách giáo viên và đảm bảo: nội dung của từng hoạt động phải thiết thực, mỗi hoạt động phải truyền tải hay củng cố một (hoặc một số) nội dung của bài học; Học sinh tham gia được và thực hiện được các yêu cầu của hoạt động do giáo viên đề ra, tránh ôm đồm, hình thức.
Trong qúa trình lên lớp, khi đã có thiết kế bài giảng phù hợp thì một trong những yếu tố quyết định sự thành công của tiết dạy là thái độ, là sự dẫn dắt linh hoạt của người giáo viên, mhất là trong tiết học đạo đức- Mỗi thầy giáo cô giáo chính là một tám gương mẫu mực, thiết thực đẻ các em noi theo. Vì thế trong tiết học các đồng chí giáo viên nên ân cần, thể hiện sự hài hoà giữa cô và trò qua lời nói, cử chỉ hành động.
+ Khi tổ chức cho học sinh hoạt động, giáo viên cần linh hoạt sử dụng hệ thống câu hỏi : dễ- để gợi ý cho học sinh yếu kém, nâng
cao mở rộng cho học sinh khá giỏi.; tránh sa vào giảng giải, thuyết trình tạo ra sự thụ động cho học sinh.
+ Để kiến thức của bài học được truyền tải một cách lôgic, có hệ thống, sau mỗi hoạt động, giáo viên cần chốt lại nội dung kiến thức trọng tâm của hoạt động và lựa chọn lời dẫn dắt phù hợp đưa học sinh vào hoạt động tiếp theo. Không những thế, các giáo viên còn cần lưu ý đặt bài học trong mối liên hệ với nội dung của bài học trước đó, bài học sau đó cũng như trong cũng như trong hệ thống các bài học đạo đức của chương trình.
Phần sáu: Lời kết
Dạy học môn Đạo đức ở tiểu học nói chung và môn Đạo đức lớp 5 nói riêng là quá trình chuyển các giá trị Đạo đức xã hội thành tình cảm ,niềm tin và hành vi Đạo đức của học sinh . Điều đó chỉ có thể đạt được khi học sinh hứng thú và tích cực , chủ động tham gia vào quá trình dạy học . Do đó , giáoviên cần căn cứ vào mục tiêu bài đạo đức , căn cứ vào trình độ học sinh , vào sở trường của giáo viên, điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp , của trường , của địa phương mà thiết kế tiết học thành các hoạt động phù hợp. Đồng thời tổ chức ,hướng dẫn học sinh hoạt động , phát huy vốn kinh nghiệm , thói quen đạo đức đã có , để qua đó , các em có thể tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng mới .
Qua thực tế giảng dạy, sưu tầm, tìm tòi học hỏi, bản thân tôi mạnh dạn ghi lại một số kinh nghiệm về dạy học đạo đức như trên. Hy vọng rằng những kinh nghiệm này sẽ trở thành tài liệu tham khảo nhỏ đối với các đồng chí giáo viên trong qúa trình giảng dạy môn đạo đức ở tiểu học nói chung và
môn đạo đức ở lớp 5 nói riêng. Tuy nhiên, do khả năng bản thân còn hạn chế nên khi trình bày kinh nghiệm không tránh khỏi nhiều thiếu sót, hạn ché rất mong được sự góp ý phê bình của quý thầy cô giáo.
Xin chân thành cảm ơn./.
Nam Đàn , ngày 1 tháng 3 năm 2009
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem lop 5.doc