Đề tài Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm và vận dụng phương pháp vào dạy học địa lí lớp 10 - THPT(ban cơ bản)

Chúng ta đang sống trong thời kì nền kinh tế thế giới đang chuyển dần sang nền

kinh tế tri thức. Vai trò của giáo dục trong xã hội ngày càng được nâng lên và được coi

là quốc sách của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Làm thế nào để đà o

tạo được những chủ nhân tương lai của đất nước vừa năng động, sáng tạo, có hiểu biết

rộng và khả năng làm việc hợp tác quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá. Làm thế nào đ ể

tăng cường hứng thú cho học sinh khi học tập các môn xã hội ở trường THPT, trong đó

có môn Địa lí . Câu trả lời đó là phải thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực

hoá hoạt động người học. Một trong những phương pháp dạy học tích cực đó là dạy học

hợp tác theo nhóm, và đây cũng là lí do mà tôi chọn lựa chọn đề tài này để thực hiện

báo cáo khoa học của mình.

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3077 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm và vận dụng phương pháp vào dạy học địa lí lớp 10 - THPT(ban cơ bản), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iới đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức. Vai trò của giáo dục trong xã hội ngày càng được nâng lên và được coi là quốc sách của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Làm thế nào để đào tạo được những chủ nhân tương lai của đất nước vừa năng động, sáng tạo, có hiểu biết rộng và khả năng làm việc hợp tác quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá. Làm thế nào để tăng cường hứng thú cho học sinh khi học tập các môn xã hội ở trường THPT, trong đó có môn Địa lí. Câu trả lời đó là phải thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động người học. Một trong những phương pháp dạy học tích cực đó là dạy học hợp tác theo nhóm, và đây cũng là lí do mà tôi chọn lựa chọn đề tài này để thực hiện báo cáo khoa học của mình. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1.Cơ sở lí luận và thực tiễn trong việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm vào dạy học Địa lí lớp 10 - THPT, ban cơ bản 1.1. Cơ sở lí luận Khái niệm phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm: Theo PGS.TS Đặng Văn Đức (Lí luận dạy học đại cương) dạy học hợp tác theo nhóm là phương pháp dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập (nghiên cứu, thảo luận…) theo các nhóm học sinh. Tất cả các học sinh trong lớp đều được làm việc, thảo luận, tự do trao đổi ý kiến của bản thân góp phần hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình. Bản chất của phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm là quá trình thực hiện nhiều biện pháp có cơ sở khoa học để tổ chức và điều khiển mối quan hệ tương tác lôgic, khoa học giữa học sinh - học sinh, học sinh - giáo viên để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ dạy học. Phương pháp này có đặc điểm là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học đồng thời rèn luyện một số kĩ năng xã hội cho người học (kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, thuyết trình, tập hợp, ghi chép tài liệu làm việc hợp tác …). Học sinh được tham gia đánh giá kết quả học tập bên cạnh đánh giá của giáo viên. Nhóm học tập là nhóm học sinh được chia nhóm và phân loại theo nhiều cách khác nhau tuy theo các tiêu chí. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm có nhiều ưu điểm tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm như dễ mất thời gian, dễ gây mệt mỏi cho người học nếu được áp dụng trong thời gian dài và việc chia nhóm không đồng việc dễ dẫn tới việc học sinh chỉ chú ý vào nội dung nhiệm vụ của mình mà khó nắm được nội dung toàn bài. 2 1.2. Cơ sở thực tiễn Học sinh lớp 10 là lứa tuổi đã có những bước phát triển và đang trưởng thành về mặt tâm lí, các em có nhu cầu trao đổi, tìm kiếm thông tin và tranh luận để khẳng định quan điểm riêng mình.Các em không dễ chấp nhận thông tin một chiều từ giáo viên mà luôn tiếp thu với óc hoài nghi khoa học cao. Ở độ tuổi này nhận thức của các em đã phát triển sâu sắc hơn, các em có kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá một vấn đề và nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc cạnh khác nhau. Sách giáo khoa lớp 10 - THPT, ban cơ bản được thiết kế theo phương pháp tiếp cận mới. Kiến thức được trình bày một cách ngắn gọn, sử dụng nhiều hình ảnh minh hoạ trực quan, nhiều biểu đồ, sơ đồ và lược đồ thay cho hệ thống chữ. Bởi vậy muốn học tập đạt hiệu quả thì giáo viên phải hướng dẫn người học cách thức khai thác kiến thức. Mặt khác nội dung và phương pháp thể hiện của sách giáo khoa hướng tới hoạt động học tập chủ đạo ở người học, tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội làm việc, khai thác tối đa những kiến thức và hiểu biết địa lí của mình, liên hệ được thực tế, quan trọng hơn cả là rèn luyện khả năng tự học. Từ các cơ sở trên ta hoàn toàn có thể vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm vào dạy học Địa lí 10 - THPT, ban cơ bản để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. 2.Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm vào dạy học Địa lí 10 - THPT, ban cơ bản 2.1. Qui trình dạy học hợp tác theo nhóm Ta có thể chia thành các bước như sau: + Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức chung. + Bước 2: Giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Bước 3: Các nhóm làm việc. + Bước 4: Báo cáo kết quả làm việc. + Bước 5: Tổng kết, đánh giá. 2.2. Một số yêu cầu với giáo viên và học sinh khi tiến hành phương pháp này Với giáo viên cần phải hiểu rõ bản chất của phương pháp, nhận thức đúng vai trò của mình trong việc điều khiển, tổ chức hoạt động, lựa chọn nội dung, phương tiện thực hiện, chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm phải khoa học, hướng dẫn học sinh thảo luận và đánh giá, tổng kết chuẩn kiến thức. Với học sinh cần nhận thức đúng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm, tích cực giải quyết vấn đề, biết tôn trọng lắng nghe ý kiến của người khác. 2.3. Một số nguyên tắc cần chú ý khi áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm như đảm bảo mối quan hệ biện chứng hữu cơ giữa vai trò chủ đạo trong tổ chức, điều khiển, hướng dẫn của giáo viên với tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đảm bảo sự hài hoà giữa hình thức dạy học cá nhân, nhóm và tập thể, đảm bảo tính hệ thống, cấu trúc, tính thực tiễn, tính toàn diện. 3 2.4. Thiết kế một số giáo án Địa lí lớp 10 - THPT, ban cơ bản có sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm(các bài trong chương VIII và IX). 3. Thực nghiệm sư phạm Nhằm kiểm tra, đánh giá tính khả thi của phương pháp trong dạy học Địa lí. Nhiệm vụ thực nghiệm là lựa chọn đối tượng thực nghiệm, tiến hành soạn giáo án thực nghiệm, kiểm tra, so sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và đối chứng từ đó rút ra một số nhận xét.Thực nghiệm yêu cầu phải đảm bảo tính khách quan, khoa học. Đối tượng thực nghiệm: Lớp 10B (lớp thực nghiệm, giáo án có sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm). Lớp đối chứng (lớp 10 E, giáo án không vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm). Nội dung thực nghiệm: Giáo án 1. Bài 34: Thực hành vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới. Giáo án 2. Bài 36: Địa lí các ngành giao thông vận tải. * Kết quả thực nghiệm Sự khác nhau giữa hai giáo án: Tiêu chí Giáo án thực nghiệm Giáo án đối chứng 1. Phương pháp - Làm việc hợp tác theo nhóm nhỏ, có sử dụng kết hợp phương pháp đàm thoại - Sử dụng phương pháp đàm thoại, vấn đáp, làm việc tập thể. 2. Phương tiện, cách chuẩn kiến thức. - Sử dụng phiếu học tập để giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Chuẩn kiến thức theo nội dung phiếu học tập bằng giấy khổ lớn được chuẩn bị trước. Việc chuẩn kiến thức như vậy trực quan, ít tốn thời gian, học sinh dễ theo dõi hơn và nhớ bài mới tốt hơn. - Giáo viên chỉ dùng lời để chuẩn kiến thức, điều này khiến học sinh khó theo dõi và khó nhớ kiến thức. 3. Tiến trình - Các nhóm đồng thời làm việc trong cùng một thời gian như nhau để giải quyết các nội dung khác nhau. - Hết thời gian các nhóm lần lượt cử đại diện trình bày, sau đó cả lớp thảo luận, giáo viên chuẩn kiến thức. - Cả lớp cùng lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên, từ đó hoàn thành nhiệm vụ học tập. Cuối cùng giáo viên chuẩn kiến thức. 4. Thái độ - Học sinh sôi nổi, hào hứng và có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. - Việc chú ý học tập và phát biểu chỉ tập trung ở một số học sinh, còn lại một số học sinh còn chưa chú ý vào bài giảng. 5. Kĩ năng - Bên cạnh rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ(bài 34), kĩ năng liên hệ thực tiễn còn rèn luyện và phát triển các kĩ năng xã hội như kĩ năng làm việc hợp tác, thuyết trình, giả quyết vấn đề, làm việc độc lập… - Kĩ năng làm việc độc lập bên cạnh kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ. 6. Kiến thức - Học sinh chủ động, tích cực tự tìm ra kiến thức và tiếp thu kiến thức một cách dẽ dàng. - Nhiều người cùng đưa ra ý kiến giải quyết một vấn đề nên khai thác kiến thức sâu hơn. - Chỉ những học sinh chú ý, tham gia phát biểu, xây dựng bài thì lĩnh hội tri thức tốt còn các học sinh khác thì kém hơn. 4 Về mặt định lượng: Giáo án 1 Giáo án 2 Lớp thực nghiệm (10B) Lớp đối chứng (lớp 10E) Lớp thực nghiệm (10B) Lớp đối chứng (lớp 10E) Học sinh Tỉ lệ (%) Học sinh Tỉ lệ (%) Học sinh Tỉ lệ (%) Học sinh Tỉ lệ (%) Giỏi 18 40,0 16 36,0 20 44,5 20 44,5 Khá 24 53,0 24 53,0 24 53,5 20 44,5 Trung bình 3 7,0 5 11,0 1 2,0 5 11,0 Yếu 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Kém 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Tổng số 45 100,0 45 100,0 45 100,0 45 100,0 Qua tiến hành thực nghiệm ta thấy phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm là phương pháp dạy học tích cực và việc vận dụng phương pháp này đã đem lại những hiệu quả nhất định. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu phương pháp này đề tài đã đạt được một số điểm như đã làm rõ được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm vào giảng dạy một số bài Địa lí lớp 10 –THPT, ban cơ bản; làm rõ bản chất và quy trình thực hiện phương pháp dạy học này, thiết kế và thực nghiệm được một số giáo án. Những điểm còn hạn chế: chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ và lớn; thực nghiệm hai giáo án trên qui mô nhỏ, trong thời gian ngắn nên cơ sở kết luận chưa đầy đủ. Một số kiến nghị: thứ nhất Bộ giáo dục và đào tạo nên tăng cường tập huấn cho giáo viên về những phương pháp dạy học tích cực trong đó có dạy học hợp tác theo nhóm; thứ hai là cần trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học ở các trường phổ thông; thứ ba là giáo viên cần không ngừng nâng cao hiểu biết, liên hệ thực tế để tăng tính hấp dẫn của bộ môn Địa lí… TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004. Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực. NXB ĐHSP Hà Nội. [2] Đặng Văn Đức, 2006. Lí luận dạy học Địa lí đại cương. NXB ĐHSP Hà Nội [3] Nguyễn Dược. Các phương pháp giảng dạy Địa lí trong hệ thống các phương pháp dạy học mới. Nghiên cứu giáo dục 8, 1996 [4] Nguyễn Thị Thu Ngần. Vận dụng phương pháp làm việc hợp tác theo nhóm nhỏ vào dạy học Địa lí 11 - THPT. Khoá luận tốt nghiệp. [5] Trần Thị Kim Oanh, 2007. Đổi mới dạy và học Địa lí 10. NXB ĐHSP Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfVan dung phuong phap day hoc hop tac theo nhom vaoday hoc Dia li 10.pdf