Đề tài Phương pháp dạy - Học hiệu quả phân môn vẽ theo mẫu ở tiểu học

Vẽ theo mẫu là một phân môn quan trọng, còn có thể nói là xương sống, trọng tâm và là nòng cốt của bộ môn mĩ thuật. Hơn nữa, với môn mĩ thuật ở tiểu học chúng ta đang hướng dẫn học sinh cảm thụ mĩ thuật ở mức cảm tính thì phân môn vẽ theo mẫu lại đóng vai trò quan trọng hơn cả. Khi học sinh nắm vững kiến thức cơ bản ban đầu của phân môn này một cách vững vàng sẽ là điều kiện và khả năng để phát huy các phân môn khác. Khi nói tới bộ môn mĩ thuật chúng ta sẽ hiểu rằng nó được bắt đầu từ “cảm” sau “cảm” mới là “lý” hay nói cách khác nó bắt nguồn từ “cảm tính” dần chuyển thành “lý tính”. Chính vì vậy, ở tiểu học mới chỉ dừng ở mức “cảm tính” mà thôi. Chúng ta dạy học sinh nhằm đạt được mục tiêu là học sinh có kiến thức ban đầu về mĩ thuật. Để bắt đầu cảm nhận mĩ thuật các em sẽ hình thành khái niệm mĩ thuật qua cách quan sát, nhận xét sự vật hiện tượng trong cuộc sống. Và tất thảy những sự vật hiện tượng ấy được sắp xếp, tổ chức trong 45 tiết (bài) vẽ theo mẫu ở tiểu học. Trong những bài này là những mẫu vẽ đã được chủ động nghiên cứu để nó trở thành những mẫu đại diện điển hình cho mọi sự vật hiện tượng

doc31 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp dạy - Học hiệu quả phân môn vẽ theo mẫu ở tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho học sinh chơi nhiều lần. ** Trò chơi : Thụt thò. + Chuẩn bị: Nội dung trò chơi. + Yêu cầu trò chơi: Giáo viên sẽ qui ước hai vật mẫu của mẫu vẽ bằng hai khẩu lệnh “thụt” và “thò”. VD: ở bài vẽ cái ấm tích và cái bát Giáo viên sẽ quy ước cái ấm tích là “thò”, cái bát là “thụt”. Trò chơi này được áp dụng cho cả lớp cùng chơi. + Luật chơi: khi giáo viên hô “tích thò” nếu học sinh thấy đúng với qui ước thì giơ tay thò lên theo thầy giáo, giáo viên hô “bát thò” nếu học sinh thấy khẩu lệnh sai với qui ước thì các em phải thụt tay xuống. Tương tự như vậy giáo viên sẽ hô vừa đúng qui ước vừa không đúng qui ước đối với cả hai mẫu. Và nếu ai thò thụt tay nhanh nhưng sai theo qui ước thì phải lên bảng hát một bài hát tự chọn, trong trò chơi này giáo viên phải chú ý tay của học sinh nhanh để phát hiện những em giơ tay hay thụt tay sai. Qua một số trò chơi điển hình do tôi tự nghĩ ra hy vọng phần nào khắc sâu kiến thức hơn khi các em học vẽ theo mẫu, và các trò chơi này hoàn toàn có thể biến tấu theo các bài học vẽ theo mẫu tương ứng chỉ việc thay đổi một chút là lại được một chò chơi khác phù hợp với mẫu của bài vẽ đó. Đổi mới cách dạy, cách học tạo không khí vui tươi hồn nhiên, nhẹ nhàng và sinh động trong mỗi giờ vẽ theo mẫu là điều mà mỗi giáo viên chúng ta đều quan tâm đến và việc tạo ra không khí ấy thì việc tổ chức những trò chơi này sẽ góp phần vào tiết giảng thành công hơn. Thông qua các họat động trò chơi, học sinh được củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học về phân môn vẽ theo mẫu vốn vẫn khô cứng này. IV./ Kết quả. Việc đổi mới phương pháp dạy vẽ theo mẫu nói riêng mĩ thuật nói chung và cũng như bao môn khác là điều cần thiết đối với tình hình thực tế hiện nay, song với sự cố gắng nỗ lực của vai trò người thầy thì kết quả đã đạt được cũng là điều đáng nói ở đây. Dưới đây là một số thống kê so sánh qua việc chưa áp dụng và đã áp dụng phương pháp đổi mới này. ** Thời gian đầu chưa áp dụng được: STT Khối Lớp Số hs Học sinh vẽ hình cân đối Học sinh vẽ hình đúng tỷ lệ Học sinh vẽ được đậm nhạt Ghi chú SL % SL % SL % 1 1 71 52 73,2 55 77,4 Ko vẽ đậm nhạt 2 2 51 37 72,5 37 72,5 Ko vẽ đậm nhạt 3 3 52 39 75 38 73 Ko vẽ đậm nhạt 4 4 65 50 76,9 48 73,8 42 64,6 5 5 53 42 79,2 40 75,5 42 79,2 Qua thời gian giảng dạy được áp dụng phương pháp mới (hai năm), với sáng tạo của thầy và họat động tích cực của học sinh cùng với một số phương pháp tổ chức chơi hợp lý, bản thân tôi nhận thấy kết quả đạt được một cách rất tích cực với tỷ lệ học sinh hoàn thành bài vẽ theo mẫu với những yêu cầu cụ thể là rất khả dĩ điều đó chứng tỏ thành tích đạt được qua trải nghiệm hoàn toàn có sức thuyết phục. Những con số biểu hiện trong bảng thống kê dưới đây đã nói rất rõ điều đó: **Thời gian đã áp dụng phương pháp mới này (Năm học 2010 - 2011). Cụ thể như sau: STT Khối Lớp Số hs Học sinh vẽ hình cân đối Học sinh vẽ hình đúng tỷ lệ Học sinh vẽ được đậm nhạt Ghi chú SL % SL % SL % 1 1 50 38 76 37 74 Ko vẽ đậm nhạt 2 2 71 63 88,7 62 87,3 Ko vẽ đậm nhạt 3 3 51 42 82,3 44 86,2 Ko vẽ đậm nhạt 4 4 52 45 86,5 43 82,7 47 90,3 5 5 65 56 86,1 54 83,1 58 89,2 Với kết quả như trên tôi thấy việc dạy học mĩ thuật nói chung và dạy vẽ theo mẫu nói riêng muốn có kết quả giảng dạy cao thì người thầy phải không ngừng tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy học để tạo được cách dạy lấy học sinh làm trung tâm cho bài dạy giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở, dẫn đường thì ngoài việc sử dụng một số phương pháp dạy truyền thống còn cần kết hợp nhiều phương pháp khác để tiết học sinh động hơn. Với kết quả này mỗi chúng ta cũng không lấy đó làm bằng lòng để rồi dừng ở đó mà theo tôi đã là giáo viên thì việc học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong cách dạy là một nhiệm vụ mỗi ngày của người thầy, họat động đó phải được diễn ra thường xuyên có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao đối với tri thức, và đặc biệt có thể tạo điều kiện cho học sinh vững vàng bước vào chương trình mĩ thuật ở bậc THCS một cách vững vàng. C/. Kết luận 1/. Bài học kinh nghiệm. Như chúng ta đã thấy để đạt được hiệu quả cao của một tiết học vẽ theo mẫu đối với học sinh tiểu học đòi hỏi người thầy phải linh họat sử dụng các phương pháp dạy bộ môn cũng như các phương pháp giáo dục truyền thống. Muốn có kết quả cao không thể không nói tới khâu chuẩn bị của cả giáo viên và học sinh cũng như điều kiện cơ sở vật chất cho môn học, Khâu đổi mới phương pháp trong từng phần của kiến thức bài giảng đã đem lại hơi thở mới cho phân môn vẽ theo mẫu này của bộ môn mĩ thuật. Việc tổ chức một tiết học nhẹ nhàng sinh động là rất quan trọng và yếu tố thành công trong tiết học như vậy không thể không nói tới cách tổ chức trò chơi cuối tiết nhằm khích lệ các em làm bài, có hứng thú khi học bộ môn. Những trò chơi ấy giáo viên phải biết nhào nặn một cách hợp lý để áp dụng được cho nhiều bài vẽ theo mẫu khác nhau, Chúng ta vẫn luôn sử dụng cách dạy cho học sinh “Chơi mà học - Học mà chơi” nhằm tạo không khí vui tươi lành mạnh trong tiết học và đặc biệt đối với đối tượng là học sinh tiểu học thì việc đó lại càng có vai trò quan trọng hơn. 2/. Điều kiện áp dụng: + Đối với giáo viên: Cần có nhiều thời gian để nghiên cứu phương pháp, phải chuẩn bị nhiều đồ dùng dạy học có chất lượng, Nếu trường chưa trang bị đầy đủ mẫu, giáo viên cần cố gắng chuẩn bị mẫu không nên để học sinh vẽ mẫu “chay”. Giáo viên cần thường xuyên luyện vẽ để minh họa bảng đạt thuần thục làm cho học sinh “tâm phục”, “khẩu phục”, học sinh có đặc điểm là rất thích thầy minh họa. Giáo viên còn phải tinh tế trong khi sử dụng đồ dùng dạy học và quan sát học sinh trong khi các em làm thực hành. Người giáo viên cần phải thường xuyên học hỏi, tự học để nâng cao tay nghề, cũng như thường xuyên tìm tòi phương pháp hay để vận dụng vào giảng dạy. + Đối với học sinh: Trước mỗi bài học cần được chuẩn bị chu đáo ở việc xem bài trước, quan sát mẫu vẽ ở nhà, chuẩn bị mẫu mang đến lớp (đối với những bài vẽ mẫu cá nhân), và đặc biệt chú ý phải chuẩn bị đồ dùng chu đáo, đầy đủ đảm bảo giờ học không thiếu đồ dùng nào. + Về cơ sở vật chất: Phải có phòng giáo dục nghệ thuật riêng, được trang bị giá vẽ hoặc bàn vẽ, lớp học đảm bảo đồng bộ, đủ rộng, đủ ánh sáng, có bàn bày mẫu phù hợp (không cao quá mắt học sinh), nếu là bàn vẽ cần gọn nhẹ để có thể thay đổi vị trí ngồi một cách dễ dàng. Đặc biệt đây là một phân môn vẽ theo mẫu cần và rất cần phải có đủ 45 mẫu của 45 bài vẽ theo mẫu ở tiểu học. Đừng bao giờ để học sinh phải vẽ mẫu “chay”. 3/. Những vấn đề còn hạn chế: + Một số ít học sinh vẫn coi giờ học mĩ thuật là giờ giải trí, là thời gian được chơi sau nhiều tiết học căng thẳng của giáo viên chủ nhiệm, và vẫn chưa có ý thức chuẩn bị tốt bài từ nhà, trong lúc vẽ theo mẫu học sinh thường không chú ý tới mẫu. + Học sinh còn nhiều bài vẽ lấy lệ chưa xác định thực sự khi vẽ bài, dẫn đến tình trạng có một số em học lớp cao hơn (3,4,5) nhưng vẫn chưa biết vẽ theo mẫu, thường vẽ tự do không chú ý tới các bước giáo viên hướng dẫn. + Mẫu vẽ là vấn đề lớn nhất của chương trình mĩ thuật tiểu học, đã là bài vẽ theo mẫu mà mẫu lại không có thử hỏi liệu có phải là tiết học vẽ theo mẫu hay không? , và một số điều kiện dạy vẽ khác như tranh quan sát các bước dựng hình, tranh, ảnh để học sinh quan sát so sánh với mẫu vẽ, Phòng học vẫn nhỏ quá, chưa thoáng, bàn ghế chưa đúng với yêu cầu của bộ môn, chưa dễ vận chuyển để đáp ứng các phân môn của bộ môn. + Chưa có sách tham khảo đối với bộ môn này khiến giáo viên bị bó hẹp kiến thức, hầu hết giáo viên chỉ biết sử dụng theo sách giáo viên và sách giáo khoa chưa tìm được sách để mở rộng hoặc học hỏi, tìm tòi nhiều phương pháp mới. + Giáo viên chủ nhiệm nhiều khi chưa ủng hộ việc giáo viên bộ môn mĩ thuật tới dạy khi mình đang dạy dở dang một môn nào đó, và tư tưởng trọng một số môn và coi nhẹ bộ môn phụ vẫn còn tồn tại trong một bộ phận giáo viên. Một số giáo viên coi môn này thích học thì học mà không thì thôi, chẳng ảnh hưởng gì tới chất lượng học sinh. + Do đây là một môn năng khiếu dạy đối tượng đại trà không có năng khiếu nên chất lượng chưa đồng đều, còn nhiều em vẽ vẫn chưa đẹp, chưa đúng, và chưa ý thức được. 4/. Hướng tiếp tục nghiên cứu: Đối với phân môn vẽ theo mẫu việc sử dụng phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm sẽ đem lại hiệu quả cao cho bài giảng. Để khắc phục tình trạng học sinh không chú ý vẽ “theo mẫu”, khắc phục tình trạng học sinh vẽ mẫu thường sai tỷ lệ, bố cục không đẹp. Vấn đề đặt ra trước mắt cho công tác giảng dạy mĩ thuật là đảm bảo để học sinh yêu thích bộ môn và thích học phân môn vẽ theo mẫu, phát huy được tinh thần tự học, tự rèn luyện là chính. Vậy, hướng cho tôi tiếp tục nghiên cứu sẽ tập trung sâu vào phần “hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét”, có thể giáo viên sẽ thay đổi cách tổ chức trò chơi để phù hợp với cách quan sát tích cực như cho học sinh chơi ngay đầu giờ. Sau khi ổn định tổ chức giáo viên cho học sinh chơi những trò chơi gợi trí nhớ, tưởng tượng ra vật mẫu sắp vẽ làm cho phần quan sát nhận xét sẽ tích cực hơn nữa. Sở dĩ, giáo viên cần tập trung vào phần quan sát nhận xét vì nếu các em được quan sát tốt thì việc hướng dẫn học sinh cách vẽ sẽ dễ dàng rất nhiều. Ngoài ra còn giúp học sinh nhận thức về mẫu, cảm thụ mẫu, và yêu thích những đồ dùng vật dụng quen thuộc ở gia đình cũng như ở xung quanh các em. Trên đây tôi đã mạnh dạn đưa ra phương pháp hiệu quả khi dạy-học phân môn vẽ theo mẫu ở trường tiểu học bằng những kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân tôi. Do tài liệu tham khảo còn hạn chế, do kinh nghiệm viết sáng kiến còn ít, do chưa có nhiều đồng nghiệp góp ý xây dựng phương pháp và do khả năng của bản thân, trong quá trình thực hiện chắc sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong các đồng chí lãnh đạo cùng các bạn đồng nghiệp tham gia góp ý để đề tài của tôi hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi trong các trường tiểu học một cách hiệu quả nhất. Đông Trung, ngày 10 tháng 10 năm 2011 Người viết Lương Minh Đức

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem mon mi thuat.doc
Giáo án liên quan