Đề tài Phương pháp dạy bài thực hành trong chương trình Địa lý lớp 9

Địa lý là một bộ môn khoa học giáo dục bao gồm cả lĩnh vực Tự nhiên và xã hội. Mục đích của bộ môn này là giúp cho các em học sinh bậc THCS có thể hiểu và giải thích được các hiện tượng Địa lý cơ bản, đơn giản trong thiên nhiên và trong đời sống. Đồng thời hình thành cho học sinh những kỹ năng về Địa lý: quan sát ( tranh ảnh, hình vẽ.) hiểu và sử dụng bản đồ, đọc vẽ biểu đồ( khí hậu, lượng mưa, lượng chảy sông ngòi.). Đặc biệt trong đó kỹ năng cần được chú ý là kỹ năng vẽ và phân tích các loại biểu đồ. Kỹ năng này được hình thành cho các em ngay từ lớp 6 qua các bài học nhưng tập chung nhiều nhất là qua các bài thực hành trong chương trình Địa lý lớp 8 và lớp 9.

Khi học tập bộ môn Địa lý, các bài thực hành đóng vai trò hết sức quan trọng.

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2121 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp dạy bài thực hành trong chương trình Địa lý lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lý đó là kỹ năng vẽ và phân tích các loại biểu đồ. II. Nội dung. Trong chương trình môn Địa lý lớp 9, chúng ta càng thấy được tầm quan trọng của các bài thực hành. Vì học Địa lý lớp 9 là học về Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam. Cơ bản những kiến thức về Địa lý kinh tế xã hội như: Địa lý dân cư, Địa lý các ngành kinh tế( công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải.....), sự phân hóa lãnh thổ, địa lý địa phương các em dễ tiếp thu và hơn nữa các em lại có vốn kiến thức từ thực tế cuộc sống và qua việc tìm hiểu qua sách báo , các phương tiện thông tin đại chúng khác. Chương trình Địa lý lớp 9 có 4 chương với 44 bài thì có đến 11 bài thực hành. Trong đó có những chương như chương 2: địa lý kinh tế có 2 bài thực hành và chương 3: sự phân hóa lãnh thổ có đến 7 bài thực hành..... Số lượng các bài thực hành nhiều, nội dung của các bài thực hành lại rất phong phú, đa dạng nhưng lại tập chung chủ yếu vào việc rèn cho các em kỹ năng vẽ và phân tích các loại biểu đồ nên đòi hỏi người giáo viên Địa lý phải có vốn kiến thức sâu, rộng, đặc biệt là có phương pháp dẫn dắt, gợi mở phù hợp với từng bài dạy để học sinh hiểu và làm bài một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Qua một số năm trực tiếp được giảng dạy môn Địa lý lớp 9 tôi đã tự rút ra cho mình một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy đặc biệt là khi dạy các bài thực hành. Sau đây tôi xin được nêu ra hai ví dụ cụ thể về các bài thực hành như sau. Chương II. Địa lý kinh tế. Bài 10: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm. Trước hết để dạy tốt bài này giáo viên cần xác định được mục tiêu và các thiết bị dạy học cần thiết để giáo viên và học sinh chuẩn bị. + Về mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần: - Biết sử lý bảng số liệu theo yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ đó là chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối ( tính tỷ lệ %), tính tốc độ tăng trưởng, lấy gốc bằng 100%. - Có kỹ năng vẽ biểu đồ cơ cấu ( hình tròn ) và vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng. - Củng cố và bổ sung phần lý thuyết về ngành trồng trọt và chăn nuôi. + Về các thiết bị dạy học. - Học sinh phải chuẩn bị: máy tính cá nhân, thước kẻ, compa, bút chì, thước đo độ.( Các đồ dùng này giáo viên nhắc học sinh chuẩn bị từ tiết trước ) - Giáo viên: Bản đồ nông nghiệp Việt Nam hoặc bản đồ kinh tế Việt Nam. + Về tiến trình bài dạy. Bước 1.Giáo viên chia nhóm. Khi dạy bài này thích hợp nhất là giáo viên cho học sinh học tập theo nhóm để các em có thể trao đổi, bàn bạc và bổ sung kiến thức cho nhau. Nên giáo viên cần chia lớp làm 4- 6 nhóm nhỏ. Vì nội dung kiến thức thực hành nhiều nên các nhóm không thể hoàn thành hết 2 bài tập mà trên lớp mỗi nhóm chỉ làm một bài tập theo sự phân công của giáo viên, bài tập còn lại là bài tập về nhà. Bước 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh xử lý số liệu và vẽ biểu đồ. Bài tập 1. - Vẽ biểu đồ theo quy tắc ; bắt đầu vẽ từ tia 12 giờ, đi theo chiều thuận của kim đồng hồ. - Các hình quạt ứng với tỷ trọng từng thành phần, ghi trị số phần %, vẽ đến đâu làm ký hiệu đến đó và lập bản chú giải. - Ghi tên biểu đồ. - Chú ý 2 biểu đồ có bán kính khác nhau ( năm 2002 có bán kính to hơn năm 1990 1,2 lần ). - Bài tập 2. - Trục tung : trị số %, gốc thường lấy trị số 0 hoặc có thể lấy trị số phù hợp <= 100. - Trục hoành: đơn vị thời gian, cần lưu ý khoảng cách chia các năm. - Các đồ thị có thể biểu diễn bằng nhiều màu hoặc bằng các nét khác nhau. _ Lập chú giải. _ Tên biểu đồ. Bước 3. Học sinh vẽ biểu đồ, nhận xét, giải thích. Học sinh trong nhóm cùng nhau trao đổi, kiểm tra lẫn nhau. Bước 4. Đại diện các nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 5. Giáo viên chuẩn kiến thức. Bài tập 1: Cơ cấu: Cây lương thực chiếm tỷ trọng lớn nhất. Từ 1990 đến năm 2000 diện tích gieo trồng các loại cây đều tăng nhưng tỷ trọng cây lương thực giảm. Bài tập 2. Đàn lợn và gia cầm tăng nhanh nhất, do nhu cầu thực phẩm tăng, giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi, hình thức chăn nuôi đa dạng đặc biệt gắn với chế biến. Đàn trâu không tăng do cơ giới hóa nông nghiệp. Bước 6. Giáo viên nhận xét, chấm điểm bài làm của một số học sinh và yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành bài tập còn lại. Ví dụ 2: Bài 30. Thực hành : So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du và miền núi bắc bộ với tây nguyên. Cũng giống như ở bài 10, khi dạy bài này để đạt hiệu quả cao trước tiên giáo viên cũng phải xác định được mục tiêu bài học và các thiết bị dạy học cần thiết. + Về mục tiêu: Sau bài học , học sinh cần: Phân tích và so sánh được tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây nguyên về đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn, các giải pháp để phát triển bền vững. Củng cố kỹ năng sử dụng bản đồ, phân tích số liệu thống kê . Có kỹ năng viết và trình bày một báo cáo ngắn gọn. Có ý thức và trách nhiệm trong vấn đề sử dụng , cải tạo đất, chống sói mòn đất. + Về các phương tiện dạy học. _ Học sinh: Chuẩn bị thước kẻ, máy tính cá nhân, bút chì, bút màu, vở thực hành, Atlat địa lý Việt Nam. Giáo viên: Bản đồ địa lý tự nhiên và bản đồ kinh tế Việt Nam. + Tiến trình bài dạy. Bước 1. Giáo viên chia lớp làm các nhóm nhỏ. Cũng giống như ở bài10 khi dạy bài này giáo viên nên chia lớp làm các nhóm nhỏ. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào bảng 30.1 kết hợp Atlát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học trả lời các câu hỏi của bài tập 1. Bước 2. Học sinh chia nhóm, trao đổi, bổ sung cho nhau. Bước 3. Đại diện nhóm phát biểu, giáo viên chuẩn kiến thức. + Cây trồng ở cả 2 vùng là cây chè và cây cà phê. + Cây chỉ có ở Tây Nguyên là cao su, điều, hồ tiêu. + Sở dĩ cây trồng ở 2 vùng có sự khác nhau đó là do các điều kiện tự nhiên về đất và khí hậu 2 vùng có sự khác nhau. * So sánh: - Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích và sản lượng chè lớn hơn ở Tây Nguyên ( diện tích 2,7 lần, sản lượng 2,1 lần ). - Tây Nguyên có diện tích và sản lượng cà phê rất lớn, chiếm 85,1 diện tích và 90,6 sản lượng cà phê cả nước; Trung du và miền núi Bắc Bộ mới trồng thử nghiệm. * Đối với bài tập số 2. Bước 1. Giáo viên cũng chia lớp làm các nhóm nhỏ. Bước 2. Học sinh chia nhóm, tiến hành thảo luận. Bước 3. Giáo viên hướng dẫn cả lớp cách viết một báo cáo ngắn gọn trên cơ sở tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của cây cà phê hoặc cây chè. - Dàn ý viết báo cáo như sau. 1. Đặc điểm sinh thái của cây chè hoặc cây cà phê. 2. Tình hình sản xuất, phân bố, tiêu thụ sản phẩm của một trong hai loại cây ( cà phê, chè ). 3. Giáo viên cung cấp cho học sinh thêm một số thông tin: các nước nhập khẩu nhiều cà phê của Việt Nam là : Nhật Bản, CH Liên bang Đức.....Các nước tiêu thụ chè của Việt Nam là : EU, Tây á, Nhật Bản, Hàn Quốc..... Bước 4. Học sinh trình bày, các nhóm trao đổi, bổ sung. Bước 5. Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Báo cáo tham khảo về cây chè và cây cà phê. Cây chè có nguồn gốc từ vùng cận nhiệt, thích hợp khí hậu mát lạnh, phát triển trên đất Fe ra lit, được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với diện tích 67,6 nghìn ha, chiếm 68,8 % diện tích chè cả nước; sản lượng là 211,3 nghìn tấn ; chiếm 62,1 sản lượng chè cả nước. Tây nguyên có diện tích và chè đứng thứ 2. Chè được bán rộng rãi ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang một số nước trên thế giới như châu Phi, EU, Tây á, Nhật Bản, Hàn Quốc.......... Cây cà phê là loại cây công nghiệp chủ lực. Cà phê thích hợp khí hậu nóng, phát triển trên đất ba dan. Cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên với diện tích là 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1 % diện tích ; sản lượng là 761,7 nghìn tấn, chiếm 90,6 % sản lượng cà phê cả nước. Cà phê được tiêu htụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Trung Quốc. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê nhiều nhất thế giới. III. Kết luận và khuyến nghị. 1. Kết luận. Như vậy qua xác định một số bài dạy trong chương trình Địa lý lớp 9 mà tôi thấy việc rèn luyện cho học sinh phương pháp làm các bài thực hành là hết sức quan trọng. Cụ thể khi dạy một số bài trên bản thân tôi đã có những phương pháp : hướng dấn, gợi mở, dẫn dắt rất tích cực và có sự lựa chọn các phương pháp thích hợp cho từng bài. Thực hiện như vậy vì tôi thấy nội dung Địa lý lớp 9, nhất là kiến thức trong các bài thực hành rất phong phú, đa dạng và vô cùng quan trọng đối với các em.Trong giảng dạy, truyền thụ kiến thức,rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực nhận thức cho học sinh là nhiệm vụ cơ bản. Vậy muốn đạt được yêu cầu trên người giáo viên Địa lý càng cần phải chú trong đến việc gây hứng thú học tập, phát huy tính tích cực , độc lập sáng tạo và đặc biệt tập trung được khả năng tưu duy cao trong giờ học của học sinh. Do đặc thù của bộ môn như vậy giáo viên càng cần phải tích lũy kiến thức để truyền thụ cho học sinh, càng cần phải có sự đầu tư, suy nghĩ lựa chọn phương pháp sao cho thích hợp vừa đảm bảo thời gian giảng dạy, vừa đạt hiệu quả cao nhất. Làm sao trong mỗi tiết học học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận suy nghĩ nhiều hơn trong việc lĩnh hội nội dung kiến thức bài học. Với quá trình rèn kỹ năng làm các bài thực hành ,kết quả cho thấy. Các bài tập cơ bản: 100% học sinh đều nắm vững ( đại trà). Các bài tập nâng cao : 50% học sinh đều nắm được ( khá, giỏi). 2. Khuyến nghị. - Môn Địa lý rất gần gũi với các em đặc biệt là khi các em học về Địa lý kinh tế xã hội và Đia lý tự nhiên Việt Nam . Vì vậy để nâng cao chất lượng giờ dạy tôi mong muốn có nhiều tài liệu tham khảo và đặc biệt là hệ thống các bảng biểu trong sách giáo khoa, các lọai bản đồ treo tường nhiều hơn để giúp rèn luyện kỹ năng cho học sinh được tốt hơn. - Mong rằng các đồng nghiệp cùng tham khảo và trao đổi. IV. Tài liệu tham khảo. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Địa lý. Nhà xuất bản giáo dục. Sách giáo khoa Địa lý lớp 9. Nhà xuất bản giáo dục. Sách giáo viên môn Địa lý lớp 9. Nhà xuất bản giáo dục. Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam . Nhà xuất bản giáo dục.

File đính kèm:

  • docDia liDo Thanh Huyen.doc