Đề tài Phương pháp bài giảng soạn điện tử

Việc tổ chức dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trên thực tế đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và trí tuệ của giáo viên. Do đó, việc nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp hỗ trợ cho hoạt động Dạy và hoạt động Học, trong đó có việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại là một yêu cầu, một giải pháp cần thiết cho tinh thần đổi mới và thực hiện hoá sự đổi mới ấy trong công tác triển khai dạy học các môn học nói chung theo chương trình sách giáo khoa mới hiện nay. Muốn vậy, cần phải tạo được đầy đủ các công cụ để hỗ trợ một cách tối đa các hoạt động dạy học, phải giải phóng được giáo viên thoát khỏi những hoạt động chân tay thông thường, đặt học sinh vào môi trường học tập thuận lợi, và giáo viên có đủ điều kiện và khả năng giám sát chất lượng cũng như kết quả hoạt động nhận thức của học sinh. Trong bối cảnh đó, việc sử dụng máy vi tính với hệ thống Multimedia cùng các phần mềm phù hợp đã tỏ ra nhiều triển vọng.

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5121 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp bài giảng soạn điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, xây dựng hay lựa chọn các phần mềm hỗ trợ dạy học. VI. KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TS Nguyễn Trọng Thọ, nguyên là GV Hóa trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), nhận xét: “Các phần mềm dạy học thường được mô tả bằng lời, hình ảnh, hình vẽ hay các đoạn video. Nhược điểm của các phần mềm này là không tạo ra khả năng tương tác của người học với đô tượng nhận thức. Nghĩa là người học hoàn toàn thụ động xem những gì diễn ra trên màn hình theo trình tự mà ca tác giả đã sắp đặt. Các phần mềm dạy học do chuyên gia tin học soạn thảo nhưng vì thiếu kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn về sư phạm nên phần tác nghiệp giảng dạy của giáo viên nặng tính trình diễn. Mặt khác, tất cả sách giáo khoa đang sử dụng chưa tính tới yếu tố sao cho phù hợp với việc áp dụng giáo án điện tử”. Để có thể ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao hơn, giáo viên cần có năng lực đề xuất phương án dạy học (project), thực hiện hồ sơ bài dạy theo những quy trình khoa học và các kỹ năng liên quan đến việc phát triển năng lực thực nghiệm trong dạy học bằng máy tính như kỹ năng thu thập số liệu, phân tích và trình bày số liệu; kỹ năng đề xuất phương án kiểm tra kiến thức của học sinh; kỹ năng ứng dụng những thành tựu của công nghệ phần mềm, sử dụng các phần mềm phù hợp để viết các phần mềm ứng dụng nhằm hỗ trợ việc hiện thực hóa các ý tưởng sư phạm... Muốn thế, bản thân người giáo viên còn cần có niềm đam mê thật sự với việc thiết kế vốn đòi hỏi sự sáng tạo, nhạy bén, tính thẩm mỹ, có hiểu biết nhất định về kỹ thuật vi tính (bố cục, trình bày slide, chèn nhạc, phim, hình, các minh họa động có tính tương tác...). Trước khi bắt tay vào việc soạn bài giảng điện tử, người thầy phải nắm rõ mục tiêu bài giảng, đảm bảo nội dung cô đọng nhưng vẫn đầy đủ ý của bài học. Ngoài nội dung, còn phải lưu ý đến hình thức, màu sắc, kiểu chữ, bố cục phù hợp, các hiệu ứng hợp lý để cho bài giảng sống động. Thế nhưng, ứng dụng CNTT vào bài giảng như thế nào để công cụ hỗ trợ này thật sự tác động vào việc nâng cao chất lượng giáo dục một cách hiệu quả nhất. Một bài giảng điện tử không đơn thuần chỉ là những dòng chữ hoặc công thức lần lượt hiện ra để học sinh ghi lại. Người soạn bài giảng điện tử lại càng không nên quá lạm dụng các hiệu ứng màu sắc, hình ảnh... quá rườm rà làm học sinh mất tập trung, không chú ý nội dung bài học mà chỉ lo quan sát, nghe nhìn. Những nhược điểm ở bước khởi đầu xin ghi nhận một số nhận xét rất tinh tế của thầy giáo Hoàng Ngọc Lân, GV Toán, chuyên viên Tin học của Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai, về những lỗi thường gặp ở người mới bắt đầu soạn giảng với PowerPoint: Trước hết là những lỗi ở khâu chuẩn bị. Về nội dung, có thể do chưa biết chắt lọc và tinh giản kiến thức cần trình bày trên các slide hoặc do tâm lý sợ dạy thiếu chương trình, sợ học sinh (HS) không nắm đủ kiến thức. Cũng có thể do không có kinh nghiệm và kỹ năng tóm lược nội dung, hoặc tâm lý sính chữ, khoe khoang. Về cấu trúc, bắt chước nguyên xi cấu trúc bài học trong sách giáo khoa, thiếu sáng tạo ra các cấu trúc mới, đơn giản và hợp với qui luật nhận thức của HS trong môi trường giảng dạy có thiết bị. Dường như việc sử dụng slide là chỉ để minh họa thay cho phấn, bảng. Về tư liệu hình ảnh và multimedia, thường rơi vào hai tình huống, thừa hoặc thiếu. Quá nhiều thì gây mất tập trung, rườm rà không cần thiết; quá ít hoặc không có thì thà đừng làm PowerPoint. Thứ hai là lỗi ở khâu thiết kế. Số lượng slide thường nhiều hơn mức cần thiết, tốc độ lật nhanh gây cho HS cảm giác không kịp tiếp thu. Trong khi chỉ cần ít slide (10-12 slide/1tiết) với những nội dung và hình ảnh thật cô đọng và đắt. Slide chứa quá nhiều chữ, kích cỡ nhỏ, người xem không thấy hoặc phải căng mắt ra gây mỏi mệt, học sinh không ghi chép kịp. Việc phối hợp màu sắc không chuẩn và thiếu các nguyên tắc cơ bản về độ sáng tối, độ đậm nhạt, độ tương phản khiến cho các slide không đạt tới sự hài hòa cần thiết, gây ức chế tâm lý cho học sinh. Lạm dụng các hiệu ứng chuyển động là vấn đề thường gặp nhất ở các GV mới bắt đầu sử dụng. Các hiệu ứng về text và graphic có thể gây sự “chú ý không chỉ định” nơi học sinh, nếu quá nhiều thì sẽ gây phản tác dụng. Âm thanh là một yếu tố kích thích tốt cho giác quan, nhưng đồng thời cũng là một yếu tố gây nhiễu bài giảng của GV nếu bị lạm dụng. Cuối cùng là lỗi ở khâu dạy học trên lớp, quá phụ thuộc vào thiết bị và công nghệ, đến mức mất khả năng linh hoạt, coi việc chuẩn bị nội dung của mình là cố định, cứ thế mà làm bất kể tình huống trên lớp đòi hỏi phải điều chỉnh thay đổi. Nguyên nhân sâu xa là do chưa làm chủ được công nghệ, ngại dừng lại việc trình chiếu để bổ sung, sửa chữa bài giảng ngay tại lớp, không kết hợp được các phương pháp giảng dạy khác. GV mới sử dụng thường mất nhiều thời gian cho các thao tác kỹ thuật như đấu nối thiết bị máy tính, loa, màn hình,... Phương tiện kỹ thuật chỉ hỗ trợ việc giảng dạy chứ không thể thay thế vai trò chủ đạo của người giáo viên trong giờ lên lớp. Máy móc chỉ là phương tiện giúp cho bài giảng hay hơn, sinh động hơn, song nó không là tất cả. Để tiết dạy thật sự đạt hiệu quả cao hơn, cần sử dụng CNTT “đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ” để tạo hiệu ứng tốt nhất cho tiết giảng. Theo ý kiến của những thầy cô giáo có kinh nghiệm thì để tiết dạy thật sự đạt hiệu quả, giáo viên cần phối hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại để làm mới hơn, hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn giờ dạy mà không làm mất đi, hoặc sai lệch về mục đích, mục tiêu giảng dạy trong nhà trường. (NGUYỄN ĐỨC HIỆP - Hiệp sĩ CNTT, GV Vật lý Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM, Source: VII. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM MICROSOFT POWERPOINT Dạy học với Giáo án điện tử hiện nay đã và đang trở thành một phong trào sôi nổi ở các trường Phổ thông. Vậy giáo án điện tử là gì? Có lẽ chưa có một định nghĩa chính thức nào từ ngành Giáo dục cho khái niệm này. Nhưng theo nhận xét riêng của chúng tôi, hiện nay ở các trường phổ thông, khi nói đến sử dụng giáo án điện tử trong dạy học thì hầu như có nghĩa là giáo án được biên soạn trên máy tính bằng một phần mềm chuyên dụng, sau đó nhờ thiết bị máy chiếu (projector) kết nối với máy tính, để xuất nội dung giáo án ra màn ảnh lớn cho học sinh xem trong quá trình dạy học . Có nhiều phần mềm khác nhau có thể dùng cho mục đích này, nhưng được sử dụng nhiều hơn cả vẫn là phần mềm PowerPoint của Microsoft. Sở dĩ PowerPoint được ưa dùng trong mục đích này là nhờ: Ưu thế về tính tương thích cao với hệ điều hành Windows (là hệ điều hành phổ biến trên các máy PC ở Việt Nam). Khả năng hỗ trợ multimedia rất mạnh. Sự đa dạng về hiệu ứng, nhưng sử dụng hiệu ứng lại đơn giản. Tính nhất quán trong bộ MS Office giúp người đã biết dùng WinWord dễ dàng sử dụng PowerPoint. Năm 1984, Bob Gaskin, một nghiên cứu sinh về khoa học máy tính tại đại học Berkeley (tiểu bang California), và các cộng sự của ông đã sáng tạo ra phần mềm PowerPoint. Tên ban đầu của phần mềm này là Presenter. Khi đăng ký thương hiệu, sản phẩm được đổi tên là PowerPoint như hiện nay. Phiên bản đầu tiên bán ra trên thị trường là PowerPoint 1.0, vào tháng 4 năm 1987, dùng cho các máy MAC. Tất nhiên vào thời điểm đó PowerPoint khác phiên bản hiện nay rất xa. Nó chỉ cho phép tạo các trang văn bản và đồ họa dể in ra trên giấy phim (transparent film) và trình chiếu bằng các máy chiếu Overhead. Phiên bản PowerPoint đầu tiên cho Windows xuất hiện vào năm 1990. Để sở hữu PowerPoint, Microsoft đã phải trả cho công ty Forethought của Bob Gaskin 14 triệu đô la. Theo ước tính của Microsoft, trung bình mỗi ngày trên thế giới có ít nhất 30 triệu phiên trình chiếu bằng PowerPoint, tức là mỗi giây có khoảng 347 phiên trình chiếu! 1. Vị trí của PowerPoint trong quá trình dạy học với giáo án điện tử Có thể xem quá trình dạy học như một quá trình thông tin 2 chiều: Kiến thức cần truyền thụ được chuyển giao từ Giáo viên đến học sinh và thông tin phản hồi từ học sinh đến Giáo viên. Chú ý rằng kênh thông tin phản hồi không chỉ diễn ra sau tiết dạy mà nó có thể (và cần thiết) diễn ra thường xuyên ngay trong tiết dạy. Trong dạy học trước đây, kiến thức cần truyền thụ được Giáo viên chuyển giao cho học sinh thông qua các phương tiện truyền thống như: đọc, nói, viết ,…Và thông tin phản hồi nhận được cũng nhờ phần lớn vào các phương tiện đó. Trong dạy học với giáo án điện tử, kiến thức được lưu trữ trong tập tin của PowerPoint và được chuyển giao cho học sinh dưới dạng hình ảnh, âm thanh,…trên màn hình chiếu. Tuy nhiên , vì PowerPoint không được thiết kế để giao tiếp với người xem, nên tính tương tác với người xem hầu như không có. Do vậy để thiết lập kênh thông tin phản hồi, trong dạy học dùng giáo án điện tử, phương tiện truyền thống: nói, viết,..thật ra vẫn cần thiết. 2. Các kiểu giáo án điện tử dùng PowerPoint Quan sát một số giáo án điện tử, có thể tạm chia các giáo án điện tử thành 2 kiểu: Kiểu 1: Giáo viên chỉ sử dụng PowerPoint và thiết bị projector để thay thế bảng và phấn một cách đơn thuần. Kiểu 2: Khai thác tốt tính năng multimedia của PowerPoint. Giáo án kiểu 2 không chỉ thay thế bảng phấn, mà còn thay thế rất sinh động giáo cụ trực quan, thí nghiệm, tài liệu minh họa,.. 3. Giáo án điện tử có lợi gì hơn? * Đối với các môn khoa học tự nhiên, giáo án điện tử dùng PowerPoint có ưu thế rất lớn ở chỗ: - Giúp giáo viên thực hiện được nhiều thứ mà cách dạy “bảng phấn” không thể làm được như: sơ đồ động, tài liệu minh họa đa dạng và phổ biến được đến từng học sinh, … - Cho phép giáo viên liên kết sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ bộ môn. * Giáo án điện tử cũng hỗ trợ tốt cho việc dạy các môn khoa học xã hội. 4. Kết luận Thế hệ học sinh ngày nay, ngay từ khi chào đời, có vẻ như đã quen với việc tiếp nhận thông tin dưới dạng hình ảnh, âm thanh (nói theo ngôn ngữ hiện nay là “thông tin dạng multimedia”) nhiều hơn các thế hệ trước. Do đó, việc dạy học bằng giáo án điện tử, dù là cho bộ môn khoa học tự nhiên hay xã hội, nếu khai thác đúng thế mạnh của PowerPoint, chọn bài dạy thích hợp với kiểu dạy học này, sẽ giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn nhiều.

File đính kèm:

  • docPhuong phap soan Bai giang dien tu.doc
Giáo án liên quan