Đề tài Phong trào đỡ đầu học sinh nghèo tại Trường Tiểu học Long Vĩnh C

Long Vĩnh là địa bàn vùng sâu và tương đối rộng của huyện Duyên Hải, đời sống nhân dân còn nghèo, giao thông liên ấp cách trở, điều kiện đi lại của các em học sinh còn nhiều khó khăn, có những em phải đi bộ tới trường đến bốn, năm cây số; trời mưa, đường trơn nên dẫn đến việc đi trễ, nghỉ học và bỏ học giữa chừng vẫn còn diễn ra trong Liên đội.

Trường Tiểu học Long Vĩnh C được thành lập và chính thức hoạt động và năm 2000. Được tách ra từ trường TH Long Vĩnh A. Trường Tiểu học Long Vĩnh C có 3 điểm trường là Cái Cối, La Ghi và Giồng Bàng. Điểm chính tọa lạc tại ấp Cái Cối, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Toàn trường có 24 cán bộ giáo viên, nhân viên.

 

doc8 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phong trào đỡ đầu học sinh nghèo tại Trường Tiểu học Long Vĩnh C, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện đến trường hoà nhập cùng với bạn bè. Từ phong trào vòng tay bè bạn giúp đội viên và nhi đồng phần nào khó khăn về cuộc sống, hỗ trợ dụng cụ học tập tạo thuận lợi cho các em đến trường học tốt từ đó thúc đẩy phong trào học tập của trường đạt kết quả cao hơn, phòng chống tệ nạn xã hội, bỏ học giữa chừng nhằm góp phần duy trì sỉ số, phổ cập đúng độ tuổi do mục tiêu của ngành và các cấp đã quan tâm. Qua thực hiện phong trào đõ đầu học sinh nghèo đã góp phần xây dựng Liên đội vững mạnh làm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học giữa chừng giúp nhà trường duy trì sỉ số nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. IV/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Nhận định chung về tình hình hoạt động đội tại đơn vị: Hiện nay, hoạt động Đội luôn được các cấp, các ngành quan tâm và hỗ trợ đặc biệt, đầy đủ các trang thiết bị phục vụ hoạt động Đội nhưng chất lượng hoạt động ở một số nơi còn kém, còn hình thức chứ chưa thật sự thấy được tầm quan trọng của hoạt động Đội. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Chính là một số Tổng phụ trách Đội chưa làm hết vai trò trách nhiệm của mình; lãnh đạo trường chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động Đội; Có Liên đội do nhận thức chưa đúng về chức năng, nhiệm vụ nên thiếu quan tâm đến; Cũng có Liên đội chỉ chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa ở các môn học nên đã loại bỏ đi những hoạt động Đội cần có trong nhà trường như các cuộc thi, các hoạt động vui chơi, giải trívì sợ rằng tổ chức như thế sẽ làm ảnh hưởng đến học tập của các em; Lại có Liên đội có rất nhiều tổ chức cá nhân, các mạnh thường quân, các lực lượng giáo dục muốn hỗ trợ, giúp đỡ nhưng lại thiếu sự chủ động phối kết hợp của tổng phụ trách Đội nên dẫn đến bị phớt lờ. Qua thực tế khảo sát 24 học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần đỡ đầu theo kế hoạch cam kết đầu năm 2011-2012, tôi phân loại như sau: Đối tượng Tổng số Giỏi Khá Trung bình TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ HS cần hỗ trợ 24 5 20.8% 7 29.2% 12 50% 2. Công tác tổ chức: Ngay từ đầu năm học Tổng phụ trách xây dựng kế hoạch cụ thể nêu rõ đặc điểm tình hình của trường, lớp hiện tại, xác định mục tiêu kế hoạch đề ra phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm lại tổng số học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tổng phụ trách trình bày cụ thể kế hoạch đã xây dựng kèm theo tờ trình với Ban giám Hiệu và Hội phụ huynh học sinh trường. Sau khi được sự thống nhất của Ban giám Hiệu và Hội phụ huynh học sinh trường. Thường xuyên liên hệ với các ban ngành đoàn thể trên địa bàn, với Hội phụ huynh học sinh hỗ trợ công tác khen thưởng cho Chi đội, đội viên xuất sắc, hỗ trợ các trang thiết bị phục vụ cho công tác Đội. Muốn vậy Tổng phụ trách đội phải thường xuyên tổ chức các phong trào mang ý nghĩa thiết thực đạt hiệu quả cao nhằm để thu hút sự quan tâm giúp đỡ của Hội phụ huynh học sinh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Tổng phụ trách xây dựng bản ký kết trách nhiệm giữa giáo viên phụ trách lớp và Tổng phụ trách Đội, từ đó Ban giám Hiệu trường xây dựng kế hoạch năm học đưa ra chỉ tiêu trước Đại hội công chức đầu năm. Sau khi được thảo luận và bàn bạc thống nhất chỉ tiêu của từng lớp, từng Chi đội. Giáo viên phụ trách lớp đưa vào kế hoạch chủ nhiệm hàng tháng, mỗi tháng mỗi việc làm tốt dành cho bạn nghèo, giáo viên phụ trách lớp rà soát nắm lại danh sách đội viên và nhi đồng cần được giúp đỡ tổng số giúp đỡ trong năm học là bao nhiêu. Từ đó, giáo viên phụ trách lớp xây dựng kế hoạch cụ thể gửi về Ban phụ trách Đội trường có danh sách kèm theo. Ban chỉ huy Liên đội xây dựng kế hoạch và tổng hợp số liệu đội viên, nhi đồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để tổ chức thực hiện hỗ trợ đồng phục, dụng cụ học tập kịp thời ngay từ đầu năm học. 3. Quá trình thực hiện: Sau khi được sự thống nhất của Ban phụ trách đội, Ban chỉ huy Liên đội xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào “Đỡ đầu học sinh nghèo”. Vận động đối với đội viên nhịn tiền quà bánh mỗi tuần một nghìn đồng, nuôi heo đất mỗi Chi đội một con heo cuối học kỳ đập heo tổng kết một lần, nhặt đồ phế liệu có thể bán được để gây quỹ Đội giúp đỡ người nghèo. Đối với các lớp Nhi đồng thì Phụ trách sao kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp vận động các em nhịn tiền quà bánh mỗi tuần 500 đồng, nhặt đồ phế liệu, giấy vụn có thể bán được để gây quỹ bạn nghèo của lớp mình. Vận động cá nhân đội viên, học sinh có điều kiện giúp đỡ bạn nghèo lớp mình từ đó giúp các em đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong học tập bằng nhiều hình thức: Tập sách cũ có thể sử dụng được tặng lại cho các em lớp dưới. Thông qua các buổi lễ tập trung như Trung thu, ngày nhà giáo Việt Nam, Hội Thi kiến thức cấp trường, các chương trình tập trung khác Hội Cha mẹ học sinh đều vận động mạnh thường quân đóng góp gây quỹ cho học sinh. Qua đó cũng góp phần làm cho phong trào giúp đỡ học sinh của trường thêm mạnh mẽ. Bên cạnh đó các nhà hảo tâm đến từ nhiều tỉnh khác như Công ty dược Hậu Giang, Đài phát thanh Vĩnh Long, Chi đoàn huyện ủy Duyên Hải đều có các buổi gặp gỡ các em học sinh khó khăn để giao lưu và tặng quà thật đầy ý nghĩa. V/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Tuy trong quá trình thực hiện phong trào ở trường trên địa bàn có nhiều khó khăn nhưng tổng kết phong trào trong năm học vừa qua Liên đội cũng đạt nhiều thành tích đáng khích lệ. Theo đó, nhờ làm tốt công tác tổ chức, vận động nên hàng năm tất cả đội viên, nhi đồng nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của trường đều được hỗ trợ. Nhiều em phấn đấu vươn lên trong học tập đạt nhiều kết quả đáng được biểu dương. Năm học 2011 - 2012 vận động quyên góp 15 bộ đồng phục và 20 cái cặp, 500 quyển tập tặng bạn nghèo của trường tổng số tiền là 4.040.000 đồng. Đối với cá nhân đóng góp tập sách. Về phía Hội phụ huynh học sinh trường đóng góp 1.000 quyển tập, 150 quyển sách các loại. Ngoài ra, qua chương trình Trung Thu, văn nghệ chào mừng 20-11, các lễ tập trung trong năm học 2011 - 2012 các tập thể và cá nhân đóng góp 9.000.000đ Từ phong trào nuôi heo đất năm học 2011 – 2012 là 3.500.000đ . Đỡ đầu 27 em học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cấp học bổng với số tiền 4.500.000đ và 15 bộ quần, 15 cái cặp, 150 quyển tập và nhiều dụng cụ học tập khác tổng số tiền quỹ đã vận động để giúp đỡ đầu học sinh nghèo trong năm học 2011 – 2012 là 7.900.000đ. Ngoài ra riêng 24 em được Ban phụ trách đội và Liên đội bình chọn khảo sát đầu năm sau đánh giá bình xét và xếp loại cuối năm đạt đến kết quả rất tích cực như sau : Đối tượng Tổng số Giỏi Khá Trung bình Cháu ngoan Bác Hồ TS Tỉ lệ % TS Tỉ lệ% TS Tỉ lệ% TS Tỉ lệ % HS cần hỗ trợ 24 16 66,7% 05 20,8% 03 12,5% 16 66,7% Tóm lại: Qua chương trình “Đỡ đầu học sinh nghèo” thúc đẩy phong trào hoạt động Đội ngày càng nâng cao chất lượng và số lượng cụ thể nhiều năm liền được Hội đồng Đội huyện đánh giá cao. Nhiều năm liền đạt thành tích xuất sắc là đơn vị hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi. VI/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Phong trào “Đỡ đầu học sinh nghèo” giúp các em ý thức trong việc ứng xử giữa người với người, tinh thần tương ân tương ái, hình thành chuẩn mực hành vi đạo đức của các em nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập, chống bỏ học giữa chừng, đảm bảo tốt duy trì sỉ số. Từ đó, thúc đẩy phong trào hoạt động Đội ngày một nâng cao. Tuy nhiên, tổ chức thực hiện một phong trào nào cũng gặp không ít khó khăn. Đòi hỏi phải có sự kiên trì và sự thống nhất cao của tập thể Ban phụ trách Đội, phải xác định rõ mục tiêu ý nghĩa của chương trình. Đây là phong trào vận động nên chúng ta phải thận trọng trong quá trình tổ chức thực hiện. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong năm học 2011 - 2012 rất mong quý thầy cô, các đồng chí tham khảo và đóng góp để sáng kiến này được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn. KIẾN NGHỊ Bản thân thấy đây là Phong trào đã có ý nghĩa để góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh rất nhiều, bên cạnh đó còn góp phần nâng cao chất lượng công tác Đội trong trường tiểu học; Tuy đây là mô hình và những kinh nghiệm ít ỏi, nhưng tôi đã áp dụng tại đơn vị và đạt nhiều kết quả tích cực. Nếu kinh nghiệm này được áp dụng rộng rãi ở nhiều Liên đội trong toàn huyện, sẽ làm cho phong trào hoạt động Đội kết hợp với xã hội hóa giáo dục ngày càng vững mạnh. NHẬN XÉT CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG ............................................................................................................................................................................................. ......................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Hữu Phúc XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ ............................................................................................................................................................................................. ......................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN ............................................................................................................................................................................................. ......................................................................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Giáo án liên quan