Người hiệu trưởng nhất thiết phải hiểu rõ nhu cầu, lợi ích động cơ hoạt động, phải biết tác động vào nhu cầu, lợi ích cấp thiết chính đáng và trực tiếp đến con người, hành động nhằm tích cực nhằm thoả mãn nhu cầu và lợi ích của chính bản thân mình. Người hiệu trưởng phải hiểu được những người đồng nghiệp và những người cấp dưới, phải giữ gìn và phát huy những phẩm chất tốt đẹp tính trung thực dân chủ
12 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phối kết hợp các lực lượng trong tổ chức nhà trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết.
- Chế độ chính sách của ngành, của đơn vị tuy chưa cao nhưng đã thể hiện được sự quan tâm và đảm bảo sự công bằng.
- Công tác tuyên truyền trong phụ huynh học sinh và ngoài cộng đồng tốt, giáo viên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ có trình độ chuyên môn.
- Một số phụ huynh và trong xã hội còn xem thường vai trò của người giáo viên mầm non.
- áp lực trong công tác quá căng thẳng hơn 10 tiếng đồng hồ trong 1 ngày lao động của cán bộ giáo viên trong trường.
X - Một số biện pháp phối kết hợp:
* Hiệu trưởng cần có kế hoạch chiến lược trong sự phối hợp các lực trong trường.
1/ Hiệu trưởng và chi bộ nhà trường:
- Hiệu trưởng xin ý kiến chỉ đạo của chi bộ Đảng khi ra các quyết định về các hoạt động giáo dục trong nhà trường,
- Xin ý kiến chỉ đạo khi nhà trường có việc đột xuất hiệu trưởng không thể giải quyết
- Động viên quần chúng góp ý phê bình làm cho tổ chức Đảng trong nhà trong nhà trường trong sạch vững mạnh.
- Đảm bảo được sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng trong trường mầm non tức là người Hiệu trưởng trên cương vị thủ trưởng cơ quan đã thực hiện một nguyên tắc cao nhất của công tác quản lý nhà trường XHCN. Đó cũng là sự xác lập vững chắc một yếu tố quyết định nhất cho người hiệu trưởng hoàn thành nhiệm vụ quản lý của mình.
2/ Hiệu trưởng và đoàn thanh niên:
- Hiệu trưởng là người tích cực tham mưu cố vấn cho chi đoàn, là người sát cánh tạo mọi điều kiện để họ phát triển giàu ước mơ, ham sáng tạo, yêu dân chủ và công bằng, để họ thể hiện được tính trung thực trong lợi ích và nguyện vọng của tuổi trẻ, phát huy mạnh mẽ nhất sức mạnh của họ vào sự nghiệp giáo dục.
- Hiệu trưởng cần phát huy sức mạnh, vai trò gương mẫu đi đến và sáng tạo, cải tiến nhà trường, quá trình phối hợp giữa lãnh đạo nhà trường và đoàn thanh niên cần dựa trên mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng, hợp tác và giúp đỡ với tinh thần đồng nghiệp.
- Sự phối hợp này cần dựa trên sự bàn bạc cùng nhau về các hoạt động (thi đua, chăm sóc giáo dục trẻ, các hoạt động tuyên truyền, tham quan học tập...) của nhà trường.
3/ Hiệu trưởng với công đoàn:
- Hiệu trưởng điều khiển làm việc, cung cấp thông tin cần thiết để công đoàn thực hiện chức năng quyền, trách nhiệm của mình.
- Hiệu trưởng phải thực hiện quan hệ bình đẳng, dân chủ, hợp tác và phối hợp với công đoàn mà đại diện là chủ tịch công đoàn và ban chấp hành.
- Hiệu trưởng và công đoàn là mối quan hệ cộng tác, tôn trọng lẫn nhau. Hiệu trưởng tạo điều kiện, ủng hộ và khuyến khích chỉ đạo giáo viên thực hiện các phong trào do công đoàn phát động.
- Hiệu trưởng phải tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động hỗ trợ, tạo các điều kiện cần thiết về vật chất, tiền bạc và các phương tiện để đội ngũ được thực hiện nhiệm vụ của mình, nâng cao sáng kiến của giáo viên và tạo các điều kiện thuận lợi để giáo viên phát huy sáng kiến.
- Hiệu trưởng phải phát huy tác dụng của công đoàn trong mọi mặt bồi dưỡng chính trị, văn hoá, chuyên môn, chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho người lao động.
- Hiệu trưởng là người kết nối nhà trường - công đoàn - đoàn thanh niên - chi bộ Đảng thành một khối nhất trí thống nhất để tạo nên sức mạnh thực hiện thắng lợi kế hoạch đề ra của nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Mọi công việc của nhà trường cần bạc bạc công khai so với sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, định kỳ có các cuộc họp trao đổi, báo cáo tình hình, tháo gỡ rút kinh nghiệm. Cũng chính những việc đã làm được như trên thống nhất về một khối thì uy tín của người Hiệu trưởng được nâng cao và nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
XI - Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình nghiên cứu thực tế bản thân tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm sau đây:
- Trước tiên người Hiệu trưởng muốn thành công phải biết xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh mà trong đó người Hiệu trưởng phải là “con chim đầu đàn” phải là “Linh hồn của tập thể” vì mình là người lãnh đạo tổ chức thực hiện nếu không được các lực lượng tổ chức trong nhà trường hưởng ứng, tư nguyện sốt sắng thì mất thì khả thi trong mọi công tác thì sẽ không đạt được mục tiêu như mong muốn.
- Sự tồn tại, phát triển hay phá sản của nhà trường phụ thuộc vào thái độ, trách nhiệm của mọi thành viên trong tập thể trước hết là người quyết định nhất là sự lãnh đạo và quản lý của người Hiệu trưởng.
- Phong cách lãnh đạo theo tình huống là phong cách phù hợp, hiệu quả.
- Hiệu trưởng phải có phong cách riêng đối với từng đối tượng, từng thành viên, với các tổ chức đoàn thể.
- Người Hiệu trưởng phải có kinh nghiệm, có ý chí, có khả năng thực hiện biết phối kết hợp các tổ chức đoàn thể, biết hướng dẫn động viên cấp dưới hoàn thành công tác.
- Hiệu trưởng là người “đứng mũi chịu sào” trước mọi vấn đề của nhà trường. Do đó cần phải khéo léo giải quyết sự việc có lý có tình.
- Hiệu trưởng phải làm cho mọi người hợp tác lại với nhau để làm việc giúp họ đoàn kết tạo điều kiện cho họ phát triển tài năng.
- Hiệu trưởng phải có biện pháp thúc đẩy thi đua trong nhà trường, thúc đẩy mọi bộ phận vươn lên và không ngừng đổi mới.
- Hiệu trưởng phải biết lắng nghe ý kiến, tránh bệnh thành kiến, phải biết tận dụng sức mạnh của tập thể.
- Mối quan hệ tập thể sư phạm, có thể chia làm 3 loại.
Cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể và giữa tập thể nhỏ này với tập thể nhỏ khác. Người cán bộ quản lý phải luôn luôn chú ý xây dựng hình thành tốt các mối quan hệ đó, kịp thời giải quyết mọi mâu thuẩn và đụng đột phát sinh.
- Trong các buổi họp, Hiệu trưởng cần nghiêm nghị dứt khoát, trong các buổi sinh hoạt Hiệu trưởng phải quên mình là người lãnh đạo để trở thành một nhân viên tập thể về tham dự các trò chơi, các hoạt động sinh hoạt ngoại khoá, nhằm hoà mình vào quần chúng, từ đó mỗi người trong tập thể sẽ thấy Hiệu trưởng gần gũi với mình để tâm sự hơn.
- Hiệu trưởng phải có tác phong lãnh đạo phù hợp, phải nhạy bén, nhất là phải có tính người mới có thể dìu dắt tập thể đến mục tiêu đã định.
Qua trao đổi với tổ chức đoàn thể trong nhà trường, căn cứ vào các biên bản họp liên tịch, họp hội đồng sư phạm, các báo cáo kế hoạch của nhà trường mà có thể rút ra kết luận (Hiệu trưởng đã làm tốt công tác phối kết hợp các lực lượng trong trường nâng cao hiệu quả quản lý).
- Hiệu trưởng có nhận thức rõ về vai trò trách nhiệm của mình đối với tập thể từ đó chọn phương án từ rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực trong nhân cách uy tín từ đó chọn ra phong cách lãnh đạo phù hợp.
- Bên cạnh chọn phong cách phù hợp, Hiệu trưởng đã xây dựng được niềm tin và uy tín thực sự, luôn chú ý đến việc phát huy các giá trị truyền thống của nhà trường phát huy thái độ làm việc tích cực của tập thể, xây dựng được một tập thể có độ gắn bó cao.
Bầu không khí của tập thể nhà trường ổn định và phát triển tốt mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và các lực lượng trong nhà trường tốt. Tất cả đều hỗ trợ và tin tưởng nhau để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiệu trưởng có uy tín cao trong tập thể được các thành viên trong nhà trường tin cậy, luôn sẵn sàng trao đổi góp ý kiến, phương án tốt nhất trong mọi công tác.
Các phẩm chất lớn về đạo đức, chuyên môn, nhân cách uy tín của người hiệu trưởng đều đạt được từ sự trung thực cởi mở hướng ngoại, sự tận tâm trong công việc, đến sự thạo việc, kỹ năng tư duy sáng tạo của trong lúc làm việc.
Ngoài ra người Hiệu trưởng mầm non còn phải có kỹ năng tốt trong giao tiếp luôn thể hiện đúng vai trò của mình đối với người giao tiếp, biết truyền cảm cho cộng sự cũng như cấp dưới, biết lắng nghe động viên ân cần với mọi người, có khả năng nhạy cảm và biết tâm lý con người nên tỏ ra không khí thoải mái trong hội họp, phổ biến phát động phong trào và khi trao đổi, dễ gần gũi cho đối phương.
Ngoài ra Hiệu trưởng còn phải tự rèn luyện bản thân, giữ ổn định trong cảm xúc, bình tĩnh không căng thẳng trước mọi bức xúc áp lực để chọn phương án tốt nhất, giải quyết được mọi tình huống xẩy ra nhất là tình huống không lường trước.
Từ thực tiễn trong việc phối hợp các lực lượng trong trường học và với thực tiễn trong phong cách lãnh đạo của người Hiệu trưởng tôi nhận thấy rõ rằng
- Vai trò của người Hiệu trưởng trong việc xây dựng bầu không khí sư phạm là rất quan trọng. Vì vậy đòi hỏi người Hiệu trưởng không ngừng học tập rèn luyện đúc rút kinh nghiệm để vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Bầu không khí sư phạm phát triển qua nhiều giai đoạn mỗi giai đoạn ứng với một phong cách lãnh đạo phù hợp, nếu phong cách của người lãnh đạo đúng đắn, phù hợp với giai đoạn phát triển của một tập thể sẽ thúc đẩy tập thể ấy phát triển đúng hướng và mạnh lên thêm, ngược lại làm cho tập thể đó trì tuệ, thậm chí phá vỡ cả hệ thống của nó, bởi vậy người Hiệu trưởng không thể áp dụng một phong cách lãnh đạo trong cả một thời gia dài hay đem phong cách này áp dụng cho một tập thể khác. Người Hiệu trưởng cần biết rõ từng đặc điểm riêng của từng tập thể sư phạm mà xác định phong cách lãnh đạo cho phù hợp.
- Quản lý tập thể sư phạm không chỉ dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm bản thân hay của người khác mà người cán bộ quản lý phải xuất phát từ góc độ khoa học để phân tích. Do đó đòi hỏi người cán bộ vụ quản lý, phải có nghiệp vụ quản lý để từ đó quản lý một tập thể sư phạm nhà trường có hiệu quả. Chính vì việc phối kết hợp với các tổ chức lực lượng trong nhà trường mà năm học này trường đạt xuất sắc các thành tích theo kế hoạch đề ra.
- Trường đạt trường tiên tiến cấp huyện
- Chi bộ trong sạch vững mạnh
- Công đoàn vững mạnh xuất sắc
- Chi đoàn vững mạnh
- Giáo viên giỏi tỉnh: 1
- Chiến sỹ thi đua cấp Huyện: 2
- Giáo viên giỏi huyện: 5
- 100% lao động giỏi
- Học sinh đạt chăm ngoan cấp huyện: 7
- 95% học sinh khá giỏi
VI - ý kiến đề xuất:
Những ý kiến trên đây đó chỉ là ý kiến nhận xét riêng của bản thân tôi sau khi nghiên cứu và quá trình công tác thực tế tại đơn vị.
Cá nhân tôi mong được cấp trên quan tâm đến vấn đề trên có thêm ý kiến góp ý chân thành để tôi có điều kiện áp dụng vào thực tiễn công tác có hiệu quả cao nhất.
Ngày tháng năm 2007
người viết đề tài
Phan Thị Kiên
File đính kèm:
- SKKN quan ly truong hoc hot.doc