Đề tài Phát huy tính tích cực việc sử dụng bảng học sinh (bảng con)

Trường tiểu học là nơi đầu tiên dạy trẻ em biết yêu gia đình, quê hương, đất nước và con người, biết đọc, biết viết biết làm tính, biết tìm hiểu tự nhiên, xã hội và con người. Có những hiểu biết đơn giản và cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người. Có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán. Có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh. Có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc và mĩ thuật. Kiến thức rộng, gắn kết các môn. Tích hợp các nội dung như: ATGT, GDMT, vào trong các môn học và hoạt động giáo dục.

doc16 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát huy tính tích cực việc sử dụng bảng học sinh (bảng con), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay hơn, hiệu quả hơn bằng việc cho HS sử dụng bảng con. Ví dụ: giúp HS ôn tập một số kiến thức chương Phân số - các phép tính với phân số, chúng ta có thể sử dụng câu hỏi, bài tập sau: Bài 1. (2 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu sau: a. Trong các phân số: , , , ; phân số nào rút gọn được ? A. B. C. D. Đáp án: C b. Số thích hợp để viết vào ô trống của: = là: A. 6 B. 24 C. 8 D. 18 Đáp án: D c. Phân số chỉ phần tô đậm của hình bên dưới là: A. B. C. D. Đáp án: B d. Kết quả của biểu thức + là: A. B. C. D. Đáp án: N M A Bài 2. (1 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: Trong hình bình hành MNPQ có: a. Cạnh MQ song song với cạnh NP. b. MQ là chiều cao. H P Q c. MH là chiều cao. d. Cạnh MN không bằng cạnh QP. Bài 3: (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a. 3 km2 = ................ m2 b. 15 m2 45 dm2 = ............... dm2 c. 97300 cm2 = ................. dm2 d. 63 dm2 9 cm2 = ................ cm2 Bài 4. (1 điểm) Điền dấu: ( >, <, = ) vào chỗ chấm: a. .............. b. .................. c................. d. ................... HS chỉ việc chọn chữ cái A, B, C, D(bài 1), viết chữ Đ, S (bài 2), viết số(bài 3), viết dấu ,= (bài 4) vào bảng con và trình bày sau khi GV nêu lần lượt từng câu hỏi, bài tập. Việc làm này rất hiệu quả và thiết thực vì trong thời gian ngắn, chúng ta có thể kiểm tra, ôn tập cho HS được nhiều kiến thức, được tất cả các HS. So với việc không dùng bảng con, cả HS và GV mất rất nhiều thời gian.  2. Khắc phục hạn chế: Như đã nói trên, việc sử dụng bảng con cũng có một số hạn chế nhất định, đó là: - Không lưu lại kiến thức(như vở viết, vở bài tập của HS) - Không thực hiện được các bài tập có lượng kiến thức rộng, nhiều câu chữ (câu hỏi phân môn Tập đọc, giải bài toán có lời văn,...) Như chúng ta đã biết, không có phương pháp, phương tiện, đồ dùng, hình thức dạy học nào là tuyệt đối để mang lại hiệu quả cao trong dạy học và các hoạt động giáo dục mà cần có sự ứng dụng linh hoạt, vận dụng phối hợp nhiều phương pháp, phương tiện, đồ dùng, hình thức dạy học vào trong một tiết học, bài học, môn học hay một hoạt động giáo dục nào đó. Do đó, việc sử dụng bảng con cũng chỉ nhằm phát huy, tăng cường khả năng vận dụng các phương pháp, phương tiện, đồ dùng, hình thức dạy học của chúng ta vào công tác dạy học, giáo dục để công tác dạy học, giáo dục của chúng ta đạt kết quả cao hơn nên chúng ta cũng phải sử dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện, đồ dùng, hình thức dạy học vào trong các tiết học, bài học, môn học hay một hoạt động giáo dục nào đó. Sử dụng bảng con phương pháp, phương tiện, đồ dùng, hình thức dạy học tích cực chứ không phải là phương pháp, phương tiện, đồ dùng, hình thức dạy học vạn năng. chúng ta vẫn phải cho HS sử dụng vở HS, vở bài tập, phiếu học tập,... 3. Hình thức sử dụng bảng con: Yêu cầu tất cả HS phải có bảng con, giẻ lau, phấn. 3.1 Với các hoạt động của một tiết học (kiểm tra bài cũ, bài mới, cũng cố,..), bài học, môn học chính khoá. Để sử dụng bảng con chúng ta tiến hành như sau: - Yêu cầu HS chuẩn bị sẵn sàng bảng con, giẻ lau, phấn (thường xuyên có tại lớp, trong ngăn bàn của mỗi em). - GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ cần giải quyết. - Yêu cầu HS thực hiện vào bảng con, giao thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ. - GV dùng lệnh(đã quy ước từ trước) cho HS thực hiện. Tôi dùng lệnh là gõ thước vào bảng lớp: + gõ lần 1: Hs làm bài. + gõ lần 2: Hs giơ bảng trình bày bài làm. + gõ lần 3: Hs quay bảng ra sau. GV cho HS quan sát và nhận xét. GV nhận xét, kết luận. + gõ lần 4: Hs quay bảng ra trước. + gõ lần 5: Hs đặt bảng xuống. 3.2 Với các hoạt động ngoại khoá(Thi Rung chuông vàng, thi tìm hiểu các kiến thức tự nhiên- xã hội, thi An toàn Giao thông,...): - Yêu cầu HS chuẩn bị sẵn sàng bảng con, giẻ lau, phấn. - Người tổ chức(dẫn chương trình) nêu câu hỏi(nhiệm vụ), các đáp án, thời gian. - HS lựa chọn đáp án, viết vào bảng con. - Hêt thời gian, người tổ chức(dẫn chương trình) yêu cầu HS giơ bảng. - Ban Giám khảo, Trọng tài quan sát kết quả của các em, nhận xét, kết luận đáp án đúng. IV. . KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:  Thực ra, kinh nghiệm của tôi không mới, nó chỉ mang tính kế thừa, chủ động phát huy hơn nữa tính tích cực của học sinh. Khi cho HS sử dung bảng con, Gv phải lựa chọn nội dung thích hợp và bài bản hơn, học sinh  phải chuẩn bị kĩ nội dung thông qua việc học bài, nghiên cứu sách giáo khoa, hệ thống câu hỏi định hướng của giáo viên . Khi vào lớp, kết hợp kiến thức chuẩn bị sẵn và câu hỏi gợi ý định hướng, hs dễ dàng xây dựng bài, độc lập tư duy, lĩnh hội kiến thức, HS nhớ bài lâu hơn. Từ đó, sự tương tác hoạt động của GV- HS, HS- HS sẽ nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao. Để có “học sinh tích cực” thì thầy, cô giáo phải có phương pháp giảng dạy tích cực. Cần phải thừa nhận một thực tế là trong một lớp học, số “học sinh tích cực” thường rơi vào những em có học lực và hạnh kiểm khá - giỏi. Vì thế, việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, phải hướng tới mục tiêu lôi cuốn sự tham gia của tất cả học sinh. Việc sử dụng bảng con đã giải quyết được vấn đề này.   Qua kinh nghiệm sử dụng bảng con cho HS tôi thấy HS lớp tôi đang giảng dạy tiến bộ hơn, tiết học sôi nổi hơn. tôi dễ dàng phát hiện HS yếu trong thời gian ngắn từ đó, có hướng phụ đạo, kèm cặp, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng HS đại trà.     Tóm lại với việc dạy – học sử dụng bảng con sẽ tạo hứng thú học tập tốt ở học sinh, tiết học sôi  nổi hơn, mức độ hiểu bài sâu hơn, giúp GV và HS tiết kiệm được thời gian. Đặc biệt  hình thành cho học sinh kĩ năng  nhạy bén, linh động, chủ động trong học tập, giúp học sinh có khả năng  thích ứng nhanh với thực tế cuộc sống sau khi ra trường.  Cụ thể, với việc sử dụng bảng con trong các tiết học, bài học, môn học, hoạt động giáo dục,... Tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Xét về định lượng: Chất lượng lớp 4C đầu năm học là: Sĩ số lớp Môn Toán Môn Tiếng Việt Trên TB Tỉ lệ Yếu Tỉ lệ Trên TB Tỉ lệ Yếu Tỉ lệ 35 23 65.7% 12 34.3% 32 91.4% 3 8.6% Sau khi áp dụng việc cho HS sử dụng bảng con kết quả KTĐKCKI là: Sĩ số lớp Môn Toán Môn Tiếng Việt Trên TB Tỉ lệ Yếu Tỉ lệ Trên TB Tỉ lệ Yếu Tỉ lệ 35 35 100% 0 0% 34 97.4% 1 2.6% Xét về định tính: Ở một hoạt động nào đó của một tiết học, khi chưa sử dụng bảng con, HS học tập một cách thụ động theo sự hướng dẫn của GV, có HS không tự giác làm bài. Khi cho HS thực hiện giải quyết một kiến thức nào đó (một phép tính chẳng hạn) vào vở, 1-2 HS lên bảng thực hiện chúng ta sẽ không thể kiểm tra hết kết quả của các em được, mà nếu có thì cũng mất rất nhiều thời gian vì phải chấm, chữa bài từng HS. Nhưng khi cho HS sử dụng bảng con tôi nhận thấy HS rất hứng thú, tất cả HS đều tham gia thực hiện yêu cầu mà tôi đưa ra. Các em hoạt động rất tự giác, sôi nổi. Tôi có điều kiện quan sát từng HS làm việc, dễ dàng phát hiện những HS không tham gia vào quá trình học (nói chuyện riêng, làm việc riêng,...). Vì tất cả các em phải trình bày kết quả làm việc của mình bằng bảng con, thầy và các bạn khác dễ nhìn thấy bài làm của mình, từ đó, các em có thể tự đánh giá kết quả của mình, của bạn. Bên cạnh, với việc cho HS sử dụng bảng con, tôi nhanh chóng, dễ dàng phát hiện những HS yếu, kém trong một khoảng thời gian ngắn. từ đó, tôi kịp thời có biện pháp, kế hoạch phụ đạo, bổ sung kiến thức cho những HS đó. C. KẾT LUẬN I- BÀI HỌC KINH NGHIỆM:     Muốn tích cực hóa hoạt động học tập của HS thông qua việc sử dụng bảng con  và đạt được hiệu quả mong muốn, theo tôi cần phải: - Sử dụng bảng con không  nhất thiết phải cứng nhắc theo một khuôn mẫu, có thể là hệ thống câu hỏi, bảng biểu, điền thông tin so sánh dưới dạng bài tập trắc nghiệm, bài tập giải mã ô chữ … -  Giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể và định hướng hoạt động cho học sinh -  Hệ thống câu hỏi phải chính xác, khoa học, phù hợp nội dung bài học, môn học, hoạt động giáo dục,... - Gv có thể cho hs sử dụng bảng con trước, trong hoặc sau tiết dạy tùy theo yêu cầu  kiến thức của từng bài dạy, môn học, hoạt động giáo dục,... II- KẾT LUẬN:     Sử dụng và hướng dẫn học sinh sử dụng bảng con trong tiết dạy hiện nay là một trong những nội dung đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Thông qua việc sử dụng bảng con và hướng dẫn học sinh sử dụng bảng con, giáo viên đã tạo ra một hệ thống  đối tác trong hoạt động dạy học, giúp tiết học thân thiện, thoải mái, HS vừa chủ động  tham gia hệ thống hóa  kiến thức cũ, độc lập phát hiện, tư duy, lĩnh hội kiến thức mới, đồng thời  tự mình đã hình thành kĩ năng tóm tắt kiến thức, kĩ năng tự duy, kĩ năng làm việc độc lập, tự giác, chủ động, phát huy được vài trò của cá nhân và hơn thế nữa giáo viên đã góp phần hình thành phong cách làm việc năng động, sáng tạo, chủ động, độc lập, tự chủ cho thế hệ trẻ trong tương lai. Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của các em được thuận lợi và có hiệu suất cao. Tóm lại, sử dụng bảng con góp phần nâng cao, phát huy tính tích cực, hiệu suất lao động của thầy và trò. III. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT: Về phía Phụ huynh học sinh: Trang bị cho con em mình đầy đủ sách vở, đồ dùng, dụng cụ học tập, đặc biệt là phải có bảng con, xem bảng con như một đồ dùng học tập không thể thiếu của Học sinh. Về phía Giáo viên, Tổ chuyên môn, Nhà trường: Với kinh nghiệm phát huy tính tích cực việc sử dụng bảng con. Tôi hi vọng sẽ giới thiệu đến tất cả giáo viên trong tổ, trường cùng góp ý xây dựng cho hoàn thiện và vận dụng vào quá trình giảng dạy, cũng như sử dụng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục của các giáo viên. Kinh nghiệm trên đây chỉ mới tổ chức ở học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Quỳnh Thanh B, chắc chắn còn có những hạn chế nhất định. Rất mong sự bổ sung, đóng góp, giúp đỡ của tổ chuyên môn, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Quỳnh Thanh, ngày 24 tháng 3 năm 2014 Thực hiện: Võ Thái Hiền

File đính kèm:

  • docSKKN SU DUNG BANG CON.doc
Giáo án liên quan