Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ. Thời đại của vi tính- tin học đang dần chiếm lĩnh mọi lĩnh vực. Để thích nghi được với sự phát triển đó của xã hội rất cần những con người lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, thực sự uyên bác về khoa học, tinh thông, lão luyện về khoa học kĩ thuật để đủ sức khám phá, đề xuất, sáng tạo cái mới, cải thiện những cái đã có, tạo ra bước ngoặt về sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” với mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài
25 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2208 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát huy tính tích cực trong dạy học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu thị số đó).
- Tìm được số thứ nhất rồi em làm cách nào để tìm được số thứ hai? (Lấy tổng trừ đi số thứ nhất).
Bước 4: Giải bài toán:
Cách 1: Ta có sơ đồ: 80
?
?
Số thứ nhất:
Số thứ hai:
Theo sơ đồ, số thứ nhất là:
80 : ( 7 + 9 ) x 7 = 35
Số thứ hai là : 80 - 35 = 45
Đáp số: Số thứ nhất: 35
Số thứ hai: 45
80
?
?
Cách 2 : Ta có sơ đồ
Số thứ hai:
Số thứ nhất:
Theo sơ đồ, số thứ hai là:
80 : ( 9 + 7 ) x 9 = 45
Số thứ nhất là: 80 - 45 = 35
Đáp số: Số thứ hai: 45
Số thứ nhất: 35
Bước 5: Thử lại:
Tổng số thứ nhất và số thứ hai là: 35 + 45 = 80
Tỷ số giữa số thứ nhất và số thứ hai là:
c. Dạy bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó:
Đối với dạy toán này tôi cũng hướng dẫn các em làm bài toán theo các bước:
- Xác định hiệu của 2 số.
- Xác định tỉ số của hai số.
- Tìm hiệu số phần bằng nhau.
- Tìm giá trị 1 phần.
- Tìm mỗi số theo số phần biểu thị.
* Ví dụ: Hiệu của hai số là 55. Số thứ nhất bằng số thứ hai. Tìm hai số đó. ( Bài 1/b - trang 18- SGK toán 5)
Bước 1: Tìm hiểu đề
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài và tìm hiểu những dữ liệu đã biết của bài, yêu cầu của bài toán.
+) Bài toán cho biết gì? (Hiệu của hai số là 55. Số thứ nhất bằng số thứ hai)
+) Bài toán yêu cầu tìm gì? (Tìm 2 số đó)
Bước 2: Tóm tắt bài toán:
Hãy nêu cách vẽ sơ đồ bài toán? (Dựa vào tỉ số của hai số, ta có thể vẽ sơ đồ bài toán. Tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là , nếu số thứ nhất là 9 phần thì số thứ hai sẽ là 4 phần như thế ).
Bước 3: Lập kế hoạch giải:
- Làm thế nào để tìm được hai số đó? (Tính hiệu số phần bằng nhau, sau đó tìm số thứ nhất số thứ hai).
- Làm thế nào để tìm được số thứ hai (Em hãy đi tìm giá trị của 1 phần rồi nhân với số phần biểu thị).
- Em tìm giá trị 1 phần bằng cách nào? ( Lấy hiệu chia cho hiệu số phần).
- Tìm được số thứ hai, muốn tìm số thứ nhất em phải làm thế nào? (Lấy số bé cộng với hiệu).
- Bài này có thể có mấy cách giải? (2 cách giải)
Bước 4: Giải bài toán
55
?
?
Cách 1:
Ta có sơ đồ:
Số thứ hai:
Số thứ nhất:
Theo sơ đồ, số thứ hai là :
55 : ( 9 - 4) x 4 = 44
Số thứ nhất là :
44 + 55 = 99
Đáp số: Số thứ hai: 44
Số thứ nhất: 99
55
?
?
Cách 2:
Ta có sơ đồ:
Số thứ nhất:
Số thứ hai:
Theo sơ đồ, số thứ nhất là :
55 : ( 9 - 4) x 9 = 99
Số thứ hai là :
99 - 55 = 44
Đáp số: Số thứ nhất: 99
Số thứ hai: 44
Bước 4: Thử lại:
Hiệu giữa 2 số là : 99 - 44 = 55
Tỉ số của số thứ nhất bằng số thứ hai:
d. Dạy bài toán tìm tỉ số phần trăm:
* Dạy bài toán tìm tỉ số phần trăm của hai số:
Đối với dạng toán này tôi hướng dẫn học sinh giải bài toán theo các bước: - Tìm thương của hai số đó.
- Nhân thương đó với 100, viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.
* Ví dụ: Một lớp học có 25 học sinh, trong đó có 13 học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp đó? (Bài 3 trang 75 - SGK toán 5).
Bước 1: Tìm hiểu đề
- Cho học sinh tự đọc đề bài nhiều lượt.
- Hướng dẫn học sinh nắm các dữ liệu bài toán.
+) Bài toán cho biết gì? (Lớp học có 25 học sinh, trong đó có 13 học sinh nữ)
+) Bài toán yêu cầu tìm gì? (Số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp)
Bước 2: Tóm tắt bài toán:
Lớp học: 25 học sinh
Trong đó: 13 nữ
Nữ: ...% số HS lớp?
Bước 3: Lập kế hoạch giải:
Muốn tính số HS nữ chiếm bao nhiêu số phần trăm số HS của lớp ta làm thế nào? (Tìm thương của 13 và 25 sau đó nhân thương đó với 100, viết thêm kí hiệu phần trăm vào bên phải tích vừa tìm được ).
Bước 4 : Giải bài toán:
Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS cả lớp là:
13 : 25 = 0, 52
0,52 = 52%
Đáp số: 52 %
Bước 5: Thử lại:
Muốn thử lại bài toán ta làm thế nào? (Thực hiện phép tính ngược lại để kiểm tra kết quả) 52 : 100 25 = 13
* Dạy bài toán tìm một số phần trăm của một số:
Đối với dạng toán này tôi hướng dẫn học sinh giải bài toán theo các bước: - Lấy số đó chia cho 100.
- Nhân thương đó với số phần trăm.
Hoặc: - Lấy số đó nhân với số phần trăm
- Nhân tích đó với 100.
* Ví dụ : Một lớp học có 32 học sinh, trong đó số học sinh 10 tuổi chiếm 75%, còn lại là học sinh 11 tuổi. Tính số học sinh 11 tuổi của lớp học đó.
(Bài 1 - trang 77 - SGK toán 5)
Bước 1: Tìm hiểu đề:
- Tôi hướng dẫn học sinh đọc đề toán nhiều lần, nhấn mạnh những dữ kiện cho trước và yếu tố cần tìm.
+) Bài toán cho biết gì? (Lớp học có 32 học sinh, số học sinh 10 tuổi chiếm 75% còn lại là HS 11 tuổi).
+) Bài toán yêu cầu tìm gì? (Tính số học sinh 11 tuổi của lớp học đó)
Bước 2: Tóm tắt bài toán:
Lớp học: 32 học sinh
HS 10 tuổi: 75%
HS 11 tuổi:... học sinh
Bước 3: Lập kế hoạch giải:
- Làm thế nào để tính được số học sinh 11 tuổi? (Ta lấy tổng số học sinh cả lớp trừ đi số học sinh 10 tuổi).
- Vậy trước hết ta phải tìm gì? (Tìm số HS 10 tuổi)
Bước 4 : Giải bài toán
Bài giải
Cách 1: Số học sinh 10 tuổi là:
32 75 : 100 = 24 (học sinh )
Số học sinh 11 tuổi là:
32 - 24 = 8 ( học sinh)
Đáp số: 8 học sinh
Cách 2: Số học sinh 10 tuổi là:
32 : 100 75 = 24 (học sinh )
Số học sinh 11 tuổi là:
32 - 24 = 8 (học sinh)
Đáp số: 8 học sinh
Bước 5: Thử lại
Hướng dẫn học sinh thử lại: 8 + 24 = 32
* Dạy bài toán tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó:
Đối với bài toán này tôi đã hướng dẫn học sinh giải bài toán theo các bước giải:
- Lấy giá trị phần trăm chia cho số phần trăm.
- Nhân thương đó với 100.
Hoặc: - Lấy giá trị phần trăm nhân với 100.
- Lấy tích chia cho số phần trăm.
* Ví dụ: Số học sinh khá của trường Vạn Thịnh là 552 em, chiếm 92% số học sinh toàn trường. Hỏi trường Vạn Thịnh có bao nhiêu học sinh? (BT1 - trang 78 - SGK toán 5).
Bước 1: Tìm hiểu đề:
- Tôi hướng dẫn các em đọc đề toán nhiều lần để tìm hiểu các dữ liệu tường minh của bài toán.
+) Bài toán cho biết gì? (Số HS khá 552 em chiếm 92% số HS cả trường)
+) Bài toán yêu cầu tìm gì? (Trường đó có bao nhiêu học sinh)
Bước 2: Tóm tắt bài toán:
HS khá trường 552 em : Chiếm 92% số HS toàn trường
Trường: ... học sinh?
Bước 3 : Lập kế hoạch giải:
- Làm thế nào để tính được số HS của trường Vạn Thịnh? (Tìm 1% số HS của trường là bao nhiêu em).
- Số HS khá chiếm 92% số HS toàn trường. Vậy số HS toàn trường là bao nhiêu phần trăm? (100%)
- Tìm số HS toàn trường ta làm thế nào? (Lấy số HS của 1% nhân với 100).
Bước 4: Giải bài toán
Bài giải
Trường Vạn Thịnh có số học sinh là:
552 100 : 92 = 600 ( học sinh)
Đáp số: 600 học sinh
Bước 5: Thử lại
- Hướng dẫn học sinh thử lại bài toán (Lấy số học sinh toàn trường chia cho 100 rồi nhân với 92) 600 : 100 92 = 552
IV. Kết quả nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Phát huy tính tích cực trong dạy học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5”, tôi đã áp dụng một số biện pháp vào thực tế giảng dạy, học sinh lớp tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Những học sinh yếu toán (có lời văn) có sự tiến bộ rõ rệt. Kết quả được thống kê như sau:
Thời gian
TS
HS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5- 6
Điểm 1-4
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Giữa kì I
25
3
16%
9
36%
6
24%
7
28%
Cuối kì I
25
5
20%
10
40%
6
24%
4
16%
Thực tế giảng dạy cho tôi nhận thấy việc sử dụng phát huy tính tích cực trong giải toán là một phương pháp rất tốt và khoa học, mang lại hiệu quả cao. Đồng thời giúp học sinh có khả năng phân tích, tổng hợp, từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và khả năng suy luận logic, vận dụng tri thức và kĩ năng thực hành vào thực tiễn. Cũng thông qua giải toán luyện cho học sinh những đức tính và phong cách làm việc của người lao động như: ý chí khắc phục khó khăn, thói quen xét đoán có căn cứ, tính cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch. Chất lượng học tập môn toán của lớp tôi tăng dần, các học sinh yếu toán có lời văn ban đầu rất sợ học toán nhưng dần dần học được và yêu thích học toán.
PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Với kết quả trình bày ở trên, có thể khẳng định việc phát huy tính tích cực trong dạy học giải toán cho học sinh lớp 5 cơ bản đã thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của sáng kiến. Đồng thời nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện giải toán (có lời văn) đối với việc phát triển tư duy cho học sinh, rèn luyện cho các em kĩ năng tính toán.
Việc nghiên cứu đề tài này giúp tôi nắm vững hơn về nội dung và phương pháp dạy học toán ở tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng. Trên cơ sở đó, bản thân cũng hiểu hơn về tính ưu việt của phương pháp dạy học mới, thấy được sự cấp bách, vận dụng vào việc giảng dạy và cũng hiểu được những khó khăn, vấp váp của học sinh lớp 5 khi học giải toán có lời văn.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học toán và nhận thấy rằng:
- Hầu hết học sinh có năng lực, hứng thú học tập môn toán, kĩ năng tính toán nhanh, chính xác, hiểu bài, đạt yêu cầu với tỉ lệ khá cao. Tỉ lệ giỏi toán cao hơn các môn học khác.
- Trong tiết học, học sinh thường thể hiện năng lực sáng tạo, ham học, tự tin, hứng thú khi tự mình tìm ra kiến thức mới, có tinh thần tích cực xây dựng bài.
- Giáo viên áp dụng kiểu dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” khá tích cực, sinh động và hiệu quả góp phần không nhỏ vào việc dạy học và giáo dục các em – những mầm non tương lai của đất nước.
II. Kiến nghị
1. Đối với giáo viên:
- Trước khi lên lớp phải nghiên cứu kỹ bài giảng, tìm ra phương pháp dạy phù hợp với từng bài học. Tạo không khí học tập sôi nổi, lôi cuốn học sinh tập trung chú ý nghe giảng, kích thích học sinh tư duy, suy nghĩ, sáng tạo làm cho giờ học diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả.
2. Đối với phụ huynh:
- Mua đủ sách giáo khoa cho học sinh và các loại sách tham khảo về môn Toán.
- Quan tâm, nhắc nhở việc học ở nhà của con em mình.
- Tạo mối quan hệ khăng khít giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh.
3. Đối với học sinh:
- Chăm chỉ học tập.
- Cần rèn luyện tốt phương pháp suy luận lôgic.
…………., ngày … tháng … năm 20…
Người viết
File đính kèm:
- SKKN504.doc