Đề tài Những sai lầm của học sinh thường mắc phải khi học phần phân số lớp 4 – cách khắc phục

Năm học 2005 – 2006, là năm thứ tư tiếp tục chương trình thay sách giáo khoa – lớp 4. Một trong những điểm mới ở môn Toán lớp 4 đó là phần phân số đưa vào giảng dạy một cách đầy đủ ở chương trình Toán 4. Đây là nội dung quan trọng nhưng còn mới và khó với người dạy. Mặc dù đã được tiếp thu chương trình thay sách giáo khoa một cách đầy đủ và bài bản do Sở GD&ĐT tổ chức song việc thực hiện triển khai thực hiện ở các nhà trường còn có một số khó khăn nhất định

doc13 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2894 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những sai lầm của học sinh thường mắc phải khi học phần phân số lớp 4 – cách khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng khéo kết hợp các phương pháp dạy học cùng với việc sử dụng phương tiện dạy học thì học sinh nêu được tính chất về phân số chẳng qua là các em đọc thuộc ở Sách giáo khoa . Một điều cần lưu ý ở tiết học này đó là phần thực hành là phần củng cố nội dung kiến thức mới cũng là phần kiến thức mới; nếu giáo viên không biết vận dụng các hinh thức tổ chức dạy học phù hợp thì số học sinh nắm được tính chất của phân số chắc chắn sẽ không nhiều. Một điểm đặc biệt ở tiết học này là nội dung kiến thức là chìa khoá để các em mở ra kiến thức tiếp theo về tập hợp số hữu tỷ này cho các phần sau. Nếu hiểu được tính chất về phân số một cách chắc chắn thì việc quy đồng mẫu số, so sánh phân số, các phép tính về phân số… sẽ dễ dàng với các em hơn. Điều đó chứng tỏ, tiết học này là rất quan trọng. Vì vậy việc bổ trợ về kiến thức phần này cần thực hiện thêm ở các tiết học tăng buổi. Những sai lầm nêu lên ở các ví dụ 2, 3 phần lớn là do giáo viên xem nhẹ tiết học này. 3. Cách khắc phục sai lầm của học sinh thường mắc phải khi học phần các phép tính về phân số. ở phần này, các em được học phép cộng, phép trừ hai phân số có cùng hoặc khác mẫu số ( trường hợp đơn giản, mẫu số của tổng hoặc hiệu không quá 100). Giới thiệu về tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các phân số. Giới thiệu quy tắc nhân phân số với phân số, phân số với số tự nhiên (trường hợp đơn giản , mẫu số của tích không quá 2 chữ số). Giới thiệu quy tắc chia phân số cho phân số , chia phân số cho số tự nhiên khác 0; giới thiệu tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các phân số, giới thiệu nhân một tổng hai phân số với một phân số. Thực hành các phép tính về phân số. Tính giá trị biểu thức không quá 3 dấu phép tính với các phân số đơn giản (mẫu số chung của kết quả có không quá 2 chữ số). Với yêu cầu trên quả là đơn giản, song việc các em vẫn bị nhầm lẫn trong thực hiện các phép tính, như các ví dụ điển hình được nêu ở trên. Đối với phép cộng, hoặc trừ hai phân số khác mẫu số, đa số giáo viên dạy theo như yêu cầu của sách giáo viên. Các em chỉ cần hiểu và thuộc lòng quy tắc là đặt yêu cầu rồi. Điều này không đúng vơi yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập các em tự rèn cho mình một phương pháp tự học mang tính tích cực , sáng tạo. Cộng hai phân số khác mẫu số, trước tiên là phải xem xét kỹ về mẫu số hai phân số đó để xác định được mối quan hệ giữa hai mẫu số, hoặc ước lượng mẫu sô chung của hai mẫu số một cách nhanh nhất… => tiếp đến đưa ra phương án giải quyết vấn đề chọn mẫu số chung bằng nhiều cách: Cách 1: Thực hiện theo đúng quy tắc . Cách 2: Thực hiện theo mẫu (như Sách giáo khoa ) Cách 3: Tìm mẫu sô chung nhỏ nhất . Mỗi phép cộng hoặc trừ hai phân số khác mẫu số cần áp dụng mỗi cách khác nhau. Đây chính là đổi mới cách học cho học sinh, đối với học sinh Tiểu học hiện nay, phương pháp học đối với các em là rất quan trọng. Các em tự tìm ra kiến thức, mới tạo nên nền tri thức vững chắc. Ví dụ: Cộng hai phân số : a) ; b) ; c) . ở 3 phép tính trên, học sinh đều có thể thực hiện theo quy tắc. Nếu vậy, mục tiêu dạy học mới chỉ đạt một nửa. Điều cần đối với các em là cách thực hiện nhanh, hợp lý, dễ thực hiện, ít mắc sai lầm…. 3 cách làm nêu trên có thể áp dụng với bài toán này. Vế a thực hiện theo quy tắc, vế b có thể tìm mẫu số chung nhỏ nhất ( Với các em, việc tìm mẫu số chung nhỏ nhất là bài toán ngược của dấu hiệu chia hết mà các em đã được học) đây là cách để tạo thói quen tư duy, bồi dưỡng khả năng tư duy lôgic: 24 chia hết cho cả 6 và 8 => lấy 24 là mẫu số chung của 2 phân số, ta có: = . Cách tìm tử số: áp dụng tính chất cơ bản của phân số: 6 nhân với bao nhiêu để bằng 24 ? (4) => Tử số thứ nhất là: 5x4=20 8 nhân với bao nhiêu để bằng 24 ? (3) => Tử số thứ hai là 7x3=21 = . Như vậy với cách trên, giáo viên tập cho học sinh thói quen tư duy lôgic sẽ tạo ra phong cách học tập tích cực tự giác, không máy móc như ở ví dụ 8. Cách làm này áp dụng rất hay khi các em cộng (hoặc trừ) ba phân số trở lên. Chẳng hạn: . Nếu để các em làm theo quy tắc sẽ rất khó và mẫu số sẽ rất lớn. Còn thực hiện như trên đối với các em không khó mà còn tạo hứng thú học tập: = = . Với cách này học sinh dễ dàng tìm ngay ra mẫu số chung hoặc tử số của các phân số đó, một lần nữa củng úô cho các em về tính chất cơ bản của phân số. Vế c là bài mẫu trong bài toán phép cộng phân số, đây là phần kiến thức mới, song tác giả lại đưa vào trong phần luyện tập (SGK TOáN 4 , trang 127). Nếu giáo viên xem nhẹ, hoặc để cho học sinh tự thực hiện mà không phân tích thì việc các em máy móc thực hiện như ví dụ 8 là điều hiển nhiên. Những sai lầm kiểu như ví dụ 4b thường ít thấy khi các em mới học phép tính cộng trừ phân số. Sai lầm kiểu này xẩy ra nhiều khi các em học sang phép nhân và chia phân số. Sự lẫn lộn này thường xẩy ra khi các em học kiểu “học vẹt” - thuộc quy tắc một cách máy móc. 4. Khắc phục sai lầm khi so sánh hai phân số. Kiểu sai 1: Điền dấu , = Vào ô trồng : nhiều em điền < . Lỗi này thường do các em chủ quan vào trực giác của mình mà không chịu suy nghĩ. Để khắc phục điều này, giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu kỹ trước khi điền dấu (hoặc so sánh) – tìm ra cách so sánh nhanh nhất đã được học. Kiểu sai 2: Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: ; ; ( Bài Tập 3, vế a , trang 123 Toán 4) = ; = ; = Vì: nên: < < Kiểu sai này là việc lạm dụng dấu lớn, dấu bé vào sắp thứ tự. Còn quy đồng mẫu số để sánh như trên là không nên làm. Kiểu sai 3: Đa số sai về cách trình bày: So sánh: và . Vì: = ; = nên: < Như vậy, học sinh chỉ so sánh với chứ chưa so sánh với . Để khắc phục điều này, giáo viên cần hướng dẫn cho các em trình bày một bài toán so sánh hai phân số, theo trình tự lôgic hợp lý. Chẳng hạn, cách sau: Hãy so sánh: và . Hướng cho học sinh làm như sau: ; = = Vì: < ; Nên: < . iv. Kết quả . Sau khi thực hiện những giải pháp khắc phục sai lầm mà học sinh thường mắc phải. ( Chủ yếu là trong các tiết học tăng buổi – bởi đây là năm đầu tiên thực hiện thay sách giáo khoa lớp4). Số học sinh lớp 4 trường Tiểu học Diễn Thái, trước đó thường mắc sai lầm sau một thời gian đã giảm, không mắc các sai lầm đó nữa. Cụ thể: Kết quả trước khi thực hiện Kết quả sau khi thực hiện giải pháp số HS được kiểm tra HS làm đúng HS mắc sai lầm Tỷ lệ sai của học sinh số HS được kiểm tra HS làm đúng HS mắc sai lầm Tỷ lệ sai của học sinh 140 90 50 35% 140 130 3 2% v. Bài học kinh nghiệm. Năm học 2006 - 2007, là năm cuối cùng thực hiện chương trình thay sách giáo khoa Bậc Tiểu học. Đổi mới giáo dục có thực hiện thành công hay không phần lớn phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên hiện nay. Trình độ kiến thức cũng như chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên phải được bồi dưỡng thường xuyên. Một trong những vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ cần phải được bồi dưỡng đó là nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học là yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình dạy học. Cùng một nội dung, cùng một điều kiện dạy học, nhưng phương pháp dạy học khác nhau sẽ có hiệu quả khác nhau nhất là ở Cấp Tiểu học, là cấp học mang đậm tính phương pháp (dạy phương pháp và dạy cách học). Đổi mới phương pháp dạy học là quá trình chuyển từ phương pháp coi giáo viên là trung tâm sang phương pháp coi học sinh là trung tâm, trong đó giáo viên là người tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh , còn học sinh chủ động tham gia vào hoạt động học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới, phát triển theo đúng khả năng của mình. Đổi mới phương pháp dạy học cần tiến hành theo các bước sau: - Hướng vào việc học tập và phát triển cho học sinh thói quen suy nghĩ độc lập, tính độc đáo của các em từ đó có thể được phát huy. - Cần tạo cho học sinh thực sự hoạt động , hoạt động một cách tích cực và có hệ thống. - Đổi mới phương pháp dạy học phải dựa trên cơ sở xác định đúng đắn vai trò người giáo viên trong quá trình dạy học . Mọi hoạt động học tập của học sinh đều cần có sự can thiệp hướng dẫn của giáo viên . Giáo viên phải tham gia nhiệm vụ gợi ý hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập. Giáo viên giao nhiệm vụ yêu cầu học sinh thực hiện. - Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ những phương pháp dạy học đang dùng mà là phát huy những kinh nghiệm truyền thống , phát huy những mặt tích cực của quá trình dạy học. Kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau nhằm hướng cho học sinh hoạt động độc lập nhiều nhơn. -Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học đòi hỏi phải thay đổi cách đánh giá kết quả giáo dục của học sinh . Đánh giá bao gồm các mặt kỹ năng, kiến thức và các mặt phát triển về xã hội và tình cảm con người. Như vậy, đối với môn Toán lớp 4, phần phân số là một phần kiến thức tương đối trừu tượng, nếu giáo viên xem nhẹ việc sử dụng các phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học thì hiệu quả của quá trình dạy học sẽ bị hạn chế. Đây là năm đầu tiên giáo viên lớp 4 thực hiện dạy học chương trình sách giáo khoa mới, nếu không nghiên cứu kỹ nội dung chương trình thì kết quả dạy học sẽ không đạt như mong muốn. Ngoài việc nghiên cứu nội nôi chương trình thì việc tìm hiểu (đánh giá) kết quả học tập của học sinh là điều cực kỳ quan trọng. Đó chính là thông tin phản hồi từ phía người học, người dạy thu thập thông tin để rồi điều chỉnh cách dạy sao cho phù hợp đối tượng, nhằm hạn chế sai sót không đáng có như đã nêu trên. vi. Kết luận Trên đây là một vài phát hiện nhỏ trong quá trình làm công tác chuyên môn mang tính chủ quan cá nhân. Mong rằng nó có thể góp phần nhỏ nào đó trong việc thực hiện chương trình thay Sách giáo khoa mới. Tính khả thi của nó còn ở phạm vi hẹp ( trong năm học 2005 - 2006 ở điểm trường Tiểu học Diễn Thái) . Mong rằng các bạn đồng nghiệp, Hội đồng khoa học cấp trên góp ý nhằm hoàn thiện thêm Phát hiện nhỏ này. Tát cả đều không ngoài mục tiêu: Thực hiện thành công Đổi mới giáo dục phổ thông ! Tôi xin chân thành cảm ơn ! Diễn Thái, ngày 20 tháng 5 năm 2006 Người thực hiện Trần Thanh Chung

File đính kèm:

  • docSKKNMon Toan Tieu hoc.doc
Giáo án liên quan