Đề tài Những biện pháp khắc phục sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi học phần từ láy (lớp 5)

Trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, từ láy được dạy trong phân môn Từ ngữ và các phân môn khác thuộc môn Tiếng Việt và trong giờ học của các môn học khác. Như vậy, nội dung dạy về từ láy trong chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học nói chung ở tiểu học, chiếm một tỉ lệ đáng kể. Điều đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy từ láy ở bậc tiểu học. Vốn từ là một trong những bộ phận cấu thành của ngôn ngữ, cho nên muốn dạy cho học sinh nắm tiếng mẹ đẻ, không thể không coi trọng việc dạy vốn từ láy cho học sinh.

doc11 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những biện pháp khắc phục sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi học phần từ láy (lớp 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
... ! Tiếng Bé thét lên lanh lảnh... - Má đốt bót rô-ô-ồ-ì... ! Tiếng súng lớn dồn dập. Tiếng reo của Bé bay xuống lẫn vào trong tiếng bơi xuồng hối hả trên dòng kênh xanh xanh. - Má xung phong rồi nghen! Tiến lên má-á-á... ! Tiếng Bé kéo dài văng vẳng. Dưới bóng cây um tùm, các cô du kích đang chạy theo má. Tiếng súng quân ta xung phong diệt đồn nổ rộn rã. Dạng bài tập này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kỹ đoạn văn rồi tìm ra các từ có hình thức âm thanh giống nhau như: lồng lộng; leo lên; lanh lảnh; dồn dập; hối hả; xanh xanh; văng vẳng; um tùm; các cô; rộn rã. Sau đó dựa vào định nghĩa từ láy, nhớ lại đặc trưng của từ láy, loại bỏ dần những từ cả hai tiếng đều có nghĩa như: leo lên (2 từ đơn); các cô (2 từ đơn). Bằng cách này, học sinh sẽ tìm ra các từ láy trong đoạn văn là: lồng lộng; lanh lảnh; dồn dập; hối hả; xanh xanh; văng vẳng; um tùm; rộn rã. Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào các kiểu từ láy (láy âm, láy vần, láy tiếng, láy cả âm lẫn vần) để ghi các từ láy cùng một kiểu như: . Láy tiếng: xanh xanh. . Láy âm: dồn dập; hối hả; rộn rã. . Láy vần: um tùm. . Láy cả âm lẫn vần: lồng lộng; lanh lảnh; văng vẳng. * Bài tập về sử dụng từ láy: Có 2 dạng. + Dạng 1: Điền từ láy thích hợp vào đoạn văn. Dạng bài tập này có ngữ cảnh là đoạn văn, trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kỹ đoạn văn để sơ bộ nắm nội dung đoạn văn, tìm câu chủ đề trong đoạn văn (câu chủ đề của đoạn văn là câu mang nội dung thông tin chính, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ chủ ngữ, vị ngữ và phần lớn trường hợp đều đứng ở vị trí đầu đoạn văn). Đối với các đoạn văn mà chủ đề của đoạn được đặt thành tên riêng, học sinh cần đặc biệt quan tâm tới tên chủ đề, vì trong tên chủ đề bao hàm nội dung khái quát của đoạn văn. Sau đó, giáo cho học sinh lần lượt đọc từng câu trong đoạn. Ở từng chỗ trống trong câu, dựa vào ngữ cảnh, thể loại, phong cách ngôn ngữ của đoạn văn để hiểu nội dung từng câu văn. Học sinh tiếp tục đọc các từ láy cho sẵn để hiểu nghĩa từng từ, chọn các từ láy thích hợp để điền vào chỗ trống. Điền xong, cần đọc lại đoạn văn đã điền từ, dựa vào ngữ cảm, xem đã hợp lý, thỏa đáng hay chưa. VD: Chọn từ láy thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: ÂM THANH THÀNH PHỐ Một buổi tối mùa hè, từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã rất quen thuộc của thành phố thủ đô thân yêu. Tiếng chuông xe đạp... không ngớt. Tiếng còi ô tô... xin đường gay gắt. Tiếng thùng nước va vào nhau... ở một cái vòi nước công cộng. Tiếng ve kêu... trong những đám lá cây bên đại lộ. Tiếng... dữ dội của một cái đầu máy xe lửa đang xả hơi. Tiếng còi tàu hỏa thét lên cùng với tiếng bánh xe đập trên đường ray... như sắp lao vào thành phố. Và tiếng máy bay trực thăng... đang băng đi... trên bầu trời đen sẫm. Rồi tất cả như im lặng hẳn để nghe tiếng đàn vi-ô-lông... trên một cái ban công, tiếng pi-a-nô... ở một cái gác ba, hay một giọng nam... của một nghệ sĩ đơn ca đang luyện giọng. (Các từ cần điền: réo rắt, rền rĩ, vun vút, trầm trầm, lanh canh, ầm ầm, loảng xoảng, sầm sập, thánh thót, xì xì, pin pin) (Tiếng Việt 5 tập 1 trang 90) Bài tập trên là một đoạn văn có chủ đề (Âm thanh thành phố), học sinh cần bám sát vào chủ đề, đọc kỹ đoạn văn để nắm nội dung từng câu và đoạn văn. Sau đó, học sinh đọc các từ cần điền để hiểu nghĩa từng từ. VD: Câu: “Tiếng chuông xe đạp... không ngớt.” (câu này diễn tả âm thanh của chuông xe đạp nên học sinh cần tìm từ láy diễn tả âm thanh của chuông xe đạp để điền vào chỗ trống ). Trong các từ láy cần điền, sau khi đọc kỹ và hiểu nghĩa các từ, học sinh sẽ tìm ra được từ láy có nghĩa diễn tả âm thanh chuông xe đạp để điền vào chỗ trống câu trên. Từ: lanh canh. (diễn tả âm thanh chuông xe đạp) Hiểu nghĩa câu và từ như vậy, các em sẽ dễ dàng tìm được từ hợp nghĩa để điền vào câu: “Tiếng chuông xe đạp lanh canh không ngớt.” Tương tự như vậy, học sinh sẽ dễ dàng chọn đúng các từ láy thích hợp để điền vào chỗ trống. ÂM THANH THÀNH PHỐ Một buổi tối mùa hè, từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã rất quen thuộc của thành phố thủ đô thân yêu. Tiếng chuông xe đạp lanh canh không ngớt. Tiếng còi ô tô pin pin xin đường gay gắt. Tiếng thùng nước va vào nhau loảng xoảng ở một cái vòi nước công cộng. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đại lộ. Tiếng xì xì dữ dội của một cái đầu máy xe lửa đang xả hơi. Tiếng còi tàu hỏa thét lên cùng với tiếng bánh xe đập trên đường ray sầm sập như sắp lao vào thành phố. Và tiếng máy bay trực thăng ầm ầm đang băng đi vun vút trên bầu trời đen sẫm. Rồi tất cả như im lặng hẳn để nghe tiếng đàn vi-ô-lông réo rắt trên một cái ban công, tiếng pi-a-nô thánh thót ở một cái gác ba, hay một giọng nam trầm trầm của một nghệ sĩ đơn ca đang luyện giọng. + Dạng 2: Học sinh tìm từ láy và đặt câu với từ tìm được: Dạng bài tập này, học sinh cần đọc kỹ yêu cầu đề bài để nắm được phải tìm từ và đặt câu theo chủ đề nào? Sau đo,ù tìm từ láy thích hợp theo chủ đề, phải hiểu nghĩa từ láy của mình tìm. Rồi tìm mô hình câu thích hợp tương ứng với từng từ đã tìm, phù hợp với nội dung chủ đề. VD: Tìm 4 từ láy đôi dùng để tả cảnh thiên nhiên. Đặt câu có nội dung miêu tả cảnh vật thiên nhiên với mỗi từ láy đó. (bài tập 1, sách tiếng việt 5 tập 1 trang 87) Bài tập này, học sinh tìm từ láy đôi, chủ đề tả cảnh thiên nhiên. Dạng bài tập này, trước hết, các em tìm từ láy đôi tả cảnh thiên nhiên rồi tìm mô hình câu thích hợp tương ứng với từng từ vừa tìm. Cần dựa vào nghĩa của từ vừa tìm để đặt câu có nội dung phù hợp với nội dung của chủ đề. Cuối cùng, học sinh điền từ láy vào mô hình câu ấy rồi xem lại câu có đủ bộ phận chính hay chưa? Nghĩa của câu phù hợp với chủ đề hay không? (ý các câu không nhất thiết phải gắn với nhau) Với bài tập trên, các em cần tìm từ láy đôi tả cảnh thiên nhiên và từ đó các em phải hiểu nghĩa, ví dụ: lộp độp (mô phỏng tiếng của vật nhỏ, mềm rơi từ trên xuống, nghe thưa, không đều. Như giọt mưa rơi). Sau đó, học sinh tìm mô hình câu thích hợp với nghĩa của từ láy trên, ví dụ: Những giọt nước mưa rơi...trên mái nhà. Cuối cùng, học sinh điền từ láy vào mô hình câu đã tìm và dùng bút chì phân tích bộ phận chính của câu. Nếu có đủ 2 bộ phận chính thì các em sẽ được câu hoàn chỉnh, phù hợp với chủ đề. Những giọt nước mưa rơi lộp độp trên mái nhà. Tương tự như vậy, các em sẽ thực hiện tốt phần còn lại của bài tập. 4/ Kết quả đạt được: Để nắm được sự chuyển biến của học sinh, đến cuối năm, sau khi áp dụng đề tài này, tôi cho cả khối lớp 5 làm kiểm tra ở phần từ láy và kết quả đạt được như sau: - Khái niệm về từ láy: + Đạt yêu cầu: 123 bài / 124 bài (99,2%) + Chưa đạt yêu cầu: 1 bài / 124 bài (0,8%) - Phân biệt từ láy với từ ghép: + Đạt yêu cầu: 122 bài / 124 bài (98,4%) + Chưa đạt yêu cầu: 2 bài / 124 bài (1,6%) - Về nghĩa của từ láy: + Đạt yêu cầu: 124 bài / 124 bài (100%) + Chưa đạt yêu cầu: 00 - Kỹ năng nhận biết và sử dụng từ láy: + Đạt yêu cầu: 122 bài / 124 bài (98,4%) + Chưa đạt yêu cầu: 2 bài / 124 bài (1,6%) III/ KẾT LUẬN: 1/ Tóm lược giải pháp: Từ kết quả thu được, qua sự chuyển biến của học sinh, cho phép tôi khẳng định rằng: Muốn giúp học sinh học tốt phần từ láy, giúp cho tiết Tiếng Việt đạt kết quả tốt, đòi hỏi người giáo viên phải thật sự kiên trì, phải thật sự có tâm huyết với nghề và áp dụng qua các bước sau: - Bước 1: Tìm ra, thống kê những sai lầm của học sinh khi học phần từ láy. - Bước 2: Tìm biện pháp khắc phục, tức là biết áp dụng các phương pháp dạy khoa học phù hợp với các sai lầm của học sinh khi học phần từ láy. Đối với học sinh yếu kém, cần củng cố sâu hơn về khái niệm của từ láy, nghĩa của từ láy. Tăng cường luyện tập với các dạng bài tập khác nhau tạo thành kỹ năng học từ láy tiếng Việt. Ban đầu đối với giáo viên và học sinh rất khó khăn do còn mới lạ, nhưng tứ cái mới lạ có cơ sở khoa học sẽ tạo cho học sinh có thói quen tốt và trở thành kỹ năng học tiếng Việt. - Bước 3: Tiếp tục rút kinh nghiệm cho năm học tới. 2/ Phạm vi, đối tượng áp dụng: Tôi thiết nghĩ rằng, những sai lầm khi học phần từ láy của học sinh ở trường tôi, qua khảo sát, thống kê cũng là những lỗi phổ biến ở bậc tiểu học hiện nay trong nhà trường. Mặc dù kết quả của kinh nghiệm này còn hạn chế, nhưng trong quá trình thực hiện cũng mang lại rất nhiều khả quan, đã khắc phục, hạn chế nhiều sai lầm của học sinh trong học phần từ láy. Do đó, tôi nghĩ rằng đề tài này có thể áp dụng ở huyện vì nó phù hợp với các đối tượng học sinh mà nhất là học sinh lớp 5. Người viết Trương Công Nghệ

File đính kèm:

  • docSKKN Tieng Viet.doc