Đề tài Những biện pháp giảng dạy và quản lí học sinh lớp 4d để không còn học sinh ở lớp 4d học yếu, kém môn toán

Vấn đề học sinh yếu kém, chất lượng “ảo’’ đặc biệt là môn Toán không chỉ là nỗi lo của các thầy cô giáo, của ngành giáo dục, mà đó là sự băn khoăn, bức xúc của toàn xã hội. Nguyên nhân dẫn đến hẳn có nhiều, chủ yếu là do các học sinh đó chưa có điều kiện tốt để học tập và một phần cũng do thầy cô giáo dạy chưa tốt chứ không phải do việc học môn toán (với mức độ yêu cầu đạt chuẩn) đòi hỏi học sinh phải có trí thông minh hay năng khiếu đặc biệt nào.

doc20 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những biện pháp giảng dạy và quản lí học sinh lớp 4d để không còn học sinh ở lớp 4d học yếu, kém môn toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
… D. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ Bảng 3: Phân tích dữ liệu: Tiêu chí phân tích Khảo sát trước tác động Khảo sát sau tác động Giữa kì I Cuối kì I Giữa kì II Điểm trung bình 6 6,7 7,2 7,6 Chênh lệch giá trị trung bình 0,7 1,2 1,6 Độ lệch chuẩn 2,2 1,9 1,8 1,5 Ttest phụ thuộc (P) 0,118 0,012 0,001 Căn cứ các kết quả đã phân tích ở trên, giá trị P của cuối kì I và giữa kì II < 0,05 chứng tỏ có ý nghĩa của việc tác động. Do vậy, chất lượng môn Toán của HS lớp tôi có tiến bộ rõ rệt. Hầu hết tất cả các em đã có phương pháp học tập ở lớp cũng như việc tự học ở nhà. Những lỗ hổng kiến thức toán học của các em đã dần được bồi đắp. Được động viên, khích lệ, các em đã mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động trong lớp cũng như ngoài giờ. Được giải và nắm được cách giải các bài toán vừa sức, các em hăng say học tập, hứng thú hơn với môn Toán. Qua chấm bài, tôi thấy các em đã có kĩ năng giải đúng, tương đối chính xác các dạng bài tập, việc trình bày bài khoa học hơn, ít nhầm lẫn, lộn xộn. Số lượng HS khá giỏi được nâng lên; những em đầu năm lực học trung bình đã tiến lên lực học trung bình khá; số em điểm yếu,kém đã đạt được mức trung bình. Qua thông tin phản hồi từ phía phụ huynh, tôi thấy ý kiến các bậc phụ huynh đều rất hài lòng về kết quả học tập cũng như sự tiến bộ của các em. Phụ huynh rất tin tưởng vào khả năng học tập của con em họ cũng như khả năng giảng dạy của GV. Từ đó họ phối hợp rất nhiệt tình trong việc kèm căp, hướng dẫn các em tự học ở nhà. E. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Tóm lại, quá trình nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và áp dụng đề tài” Giúp học sinh lớp 4 yếu, kém môn Toán tiến bộ” vào thực tế giảng dạy môn Toán ở lớp 4D, hiệu quả học tập môn Toán của các em đã được nâng lên đáng kể. Qua đây tôi thấy rằng: Việc giảng dạy nâng cao chất lượng thực của học sinh yếu kém môn Toán là một việc làm hết sức khó khăn, phức tạp. Nó đòi hỏi thời gian, lòng nhiệt tình, tâm huyết, nghệ thuật của người thầy; Có tình cảm yêu thương trẻ thật sự, chịu khó theo dõi sâu sát các em, nắm chắc từng hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh yếu kém; Có năng lực chuyên môn vững vàng ; biết vận dụng linh hoạt, nhẹ nhàng các PPDH thích hợp cho từng đối tượng cụ thể. Bằng tấm chân tình người mẹ thứ hai, biết phối hợp cùng gia đình dạy dỗ sẽ là phương thuốc chữa hữu hiệu cho các em học sinh yếu kém học hành tiến bộ. Cuối cùng, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây đối với các nhà sư phạm đang trăn trở về việc muốn nâng cao chất lượng học tập cho những học sinh yếu kém nhất là môn Toán như sau: + Làm tốt công tác chủ nhiệm, tìm hiểu học sinh để phát hiện ra nguyên nhân khiến học sinh yếu, kém môn Toán. Từ đó có kế hoạch cụ thể với từng đối tượng HS. + Lập kế hoạch kèm cặp, phụ đạo phải cụ thể; có sự giúp đỡ của BGH nhà trường. + Mỗi đối tượng HS cần có cách khích lệ riêng. GV phải hết sức kiên trì, nhẫn nại, hướng dẫn HS từng điểm nhỏ, cụ thể, không được nóng vội muốn có ngay kết quả hoặc yêu cầu tiến bộ nhanh của các em. + Người giáo viên không những phải có kiến thức vững chắc, phương pháp giảng dạy hay mà phải luôn sát sao tới HS. Thường xuyên quan tâm tới sự tiến bộ cũng như biểu hiện sút kém của HS để uốn nắn kịp thời. + Trong giảng dạy phải bám sát chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng. Đảm bảo tính vừa sức của HS; tạo cho HS tính tự giác, tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức mới. - Thường xuyên kiểm tra, khảo sát, phân loại học sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp. Cần phải gần gũi động viên học sinh, tạo cho các em sự hứng thú trong học tập. + Thường xuyên trao đổi với phụ huynh để có thông tin phản hồi. + Luôn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. + Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, nên đưa các đề tài, các kinh nghiệm hay, có giá trị về việc kèm cặp, phụ đạo HS yếu kém tiến bộ ở tất cả các môn để GV cùng thảo luận, rút kinh nghiệm và vận dụng trong giảng dạy. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc: Hướng dẫn học sinh HS yếu kém môn Toán ở lớp 4 tiến bộ. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để kinh nghiệm của tôi ngày càng đạt hiệu quả cao. MỤC LỤC Trang A. B. C D E G H Tóm tắt đề tài Giới thiệu I. Thông tin cơ sở II.Vấn đề nghiên cứu. Phương pháp Khách thể nghiên cứu Thiết kế Quy trình nghiên cứu Các biện pháp cụ thể để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng HS yếu, kém Toán Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả Kết luận và khuyến nghị Mục lục Phụ lục PHỤ LỤC Minh hoạ quy trình một số tiết dạy môn Toán trong lớp có nhiều HS yếu, kém: Ví dụ 1: Tiết dạy bài mới TIẾT 86: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9 I.MỤC TIÊU - Biết dấu hiệu chia hết cho 9. - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản để làm đúng các bài tập 1,2. - HS yêu thích môn học. II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS trung bình, yếu nêu dấu hiệu chia hết cho 5; HS khá nêu dấu hiệu chia hết cho cả 2 và 5. - Hai HS trung bình lên bảng mỗi em viết hai số có 4; 5 chữ số chia hết cho 5; chia hết cho cả 2 và 5. - GV nhận xét cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b.Hướng dẫn HS hoạt động *Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 9. - HS Trung bình, yếu nêu VD về các số chia hết cho 9 và các số không chia hết cho 9, viết thành hai cột trong vở nháp. - GVhướng sự chú ý của HS vào cột bên trái để HS nhận ra dấu hiệu chia hết cho 9 - HSKG nêu dấu hiệu chia hết cho 9. - GV nhận xét, kết luận: HSTB nhắc lại : Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9. - Các số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì? - HSKG rút ra kết luận về các số không chia hết cho 9. - GV kết luận; HSTB nhắc lại: Các số không có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9. - HSKG: Nêu căn cứ khác nhau về dấu hiệu chia hết cho 2 hoặc 5 và dấu hiệu chia hết cho 9. *Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài; GV yêu cầu HS nêu cách làm. - Nếu HS còn lúng túng chưa hiểu cách làm GV có thể hướng dẫn HS làm mẫu một vài số.(Dành cho HS chậm) - Gọi một vài HS đọc bài làm của mình và giải thích lý do tại sao chọn các số đó. Cho HS nhận xét các số bạn chọn xem đã đúng chưa. - GV củng cố dấu hiệu chia hết cho 9. Bài 2: - Cho HSTB đọc và nêu lại yêu cầu của đề bài. - HS tự làm bài vào vở. Cho HS đổi chéo bài để kiểm tra bài cho nhau, sau đó cho HS lên bảng làm bài. - Lớp nhận xét, nêu lí do chọn số. - GV củng cố dấu hiệu không chia hết cho 9. Bài 3 (dành cho HSKG ) - Cho HS tự làm bài vào vở, sau đó cho vài HS lên bảng viết số chia hết cho 9, GV nhận xét. - GV củng cố bài toán lập các số chia hết cho 9. Bài 4 (dành cho HSKG ) - Cho HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV hướng dẫn HS tìm một chữ số thích hợp viết vào ô trống để được số chia hết cho 9 bằng cách nhẩm tổng các chữ số rồi tìm chữ số còn thiếu. - HS tự làm bài, sau đó cho một vài HS lên bảng chữa bài. - GV nhận xét chốt kết quả đúng. 3. Củng cố dặn dò - Gọi HSTB, yếu: Nêu dấu hiệu chia hết cho 9?Nêu dấu hiệu không chia hết cho 9. - GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau. Ví dụ 2: Tiết Ôn luyện. ÔN: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9, CHO 3 I. MỤC TIÊU : - Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 9 và chia hết cho 3. HS làm được các bài tập có liên quan đến dấu hiệu chia hết cho 9 và chia hết có 3. - Rèn kĩ năng nhận biết về dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9. - HS biết hợp tác khi làm bài. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS TB, yếu: + Nêu dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9. Số chia hết cho 9 có chia hết cho 3 hay không ? - Gọi HSK: + Số chia hết cho 3 có chia hết cho 9 hay không ? - HSKG nhận xét, nhắc lại. 2. Bài mới : Tiến hành dưới hình thức : Luyện tập – Thực hành Bài 1: Trong các số sau: 0; 9; 273; 1269; 26814; 106272; 54036; 72729. a/ Số nào chia hết cho 3. b/ Số nào chia hết cho 9. c/ Số nào chia hết cho cả 3 và 9. - GV gọi 1 HS TB nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS tự làm, GV HD thêm cho HS yêú, TB. - Gọi 3 HS TB, yêú lên bảng làm và giải thích kết quả. - GV cùng HS nhận xét và chốt kết quả. - Gọi HS TB nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3, 9 và chia hết cho cả 3 và 9. Bài 2: Cho các số 0; 4; 5. Hãy viết tất cả các số chia hết cho cả 3 và 9. - Yêu cầu HS tự làm bài. 1 HS K lên bảng làm. - Lớp nhận xét và giải thích, GV chốt kết quả. Bài 3 (Dành cho HS K, G). Tìm x biết x là số chia hết cho 3 và 359 < x < 370 - Gọi HS TB đọc đề bài. - GV lưu ý HS :Số phải tìm vừa phải chia hết cho 3 vừa phải lớn hơn 359 và nhỏ hơn 370. - HS tự làm, GV HD thêm cho HS TB,Y. 1 HS K, G lên làm bài. - Lớp nhận xét và chốt đáp án. Bài 4 (Dành cho HS K, G). Tìm x biết x là số chia hết cho 9 và 629 < x < 640 - GV tiến hành tương tự BT3. 3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại nội dung bài vừa ôn. GV gọi HS TB, Y nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3, 9. Gọi HS K : Số chia hết cho 3 có chia hết cho 9 hay không ? - Nhận xét tiết học. Dặn HS về ôn bài. Kết quả khảo sát học sinh trước và sau tác động Số TT Họ và tên HS KT trước tác động Kiểm tra sau tác động Giữa kì I Cuối kì I Giữa kì II 1 7 8 8 8 2 3 4 4 5 3 4 4 5 6 4 8 8 8 9 5 8 9 9 9 6 9 9 10 10 7 9 10 10 10 8 6 7 8 8 9 7 8 9 9 10 2 4 4 5 11 2 4 4 5 12 6 6 7 7 13 9 9 9 9 14 4 4 5 6 15 4 5 6 6 16 6 6 6 6 17 9 9 9 9 18 2 4 6 6 19 8 8 9 9 20 6 7 8 8 21 6 8 8 9 22 4 5 6 6 23 6 7 8 8 24 6 6 8 8 25 8 8 8 8 26 9 9 9 9 27 4 5 6 8 28 6 6 6 7 29 6 6 7 8 30 7 8 8 9 32 6 7 8 8 33 6 8 8 9 34 7 9 9 9 35 4 6 7 9 36 7 8 9 9 37 6 7 7 8 38 2 4 5 6 39 7 8 9 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tạp chí thế giới trong ta. Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học. Sách giáo khoa Toán 4. Sách giáo viên Toán 4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học - lớp 4.

File đính kèm:

  • doc0401002.doc
Giáo án liên quan