Mỗi thành phần của vỏ cảnh quan (địa hình, thổng nhưỡng, nước, thế giới hữu cơ,.) tồn tại và phát triển theo quy luật riêng của nó. Tuy nhiên, không thành phần nào trong số các thành phần đó lại tồn tại và phát triển một cách cô lập, nghĩa là không chịu ảnh hưởng của các thành phần khác và ngược lại không phát huy tác dụng ảnh hưởng của mình tới các thành phần khác. Sự trao đổi không ngừng vật chất và năng lượng giữa các bộ phận cấu thành riêng lẻ qui định tính hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý. Sự phối hợp hoạt động của tất cả các thành phần biến chúng thành một hệ thống vật liệu thống nhất, trong đó thành phần này phụ thuộc vào thành phần kia. Tính hoàn chỉnh và thống nhất có ý nghĩa to lớn, nếu trong tổng thể địa lý hay trong vỏ cảnh quan chỉ một khâu nào đó thay đổi thì tất cả các khâu còn lại cũng thay đổi theo. Dưới tác động của con người làm cho tự nhiên thay đổi, chính sự biến đổi liên hoàn của tự nhiên đã chứng minh cho quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2747 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nguyên nhân, tác động và giải pháp của biến đổi khí hậu toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trình khai thác và sử dụng nước, các biện pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước, duy trì bảo vệ nguồn nước, kiểm soát ô nhiễm nước, thoát lũ, tiêu úng, chống xâm nhậm mặn và giữ ngọt.
4.1.2. Nông nghiệp
Đối với hệ thống cây trồng, những giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu có thể là:
- Đa dạng hóa cây trồng và/hoặc thay thế bằng các giống loài phù hợp hơn với điều kiện khí hậu đã thay đổi; tăng khả năng chống chọi với nhiệt độ cao và khô hạn.
- Sử dụng rộng rãi công nghệ tiết kiệm nước, duy trì độ ẩm đất (ví dụ sử dụng lại các phế thải của cây) và dùng nước hiệu quả hơn tại các vùng có lượng mưa suy giảm. Quản lý nguồn nước để tránh ngập úng, xói lở và rửa trôi chất dinh dưỡng tại những vùng có lượng mưa tăng.
- Thay đổi thời vụ hoặc khu vực gieo trồng. Đa dạng hóa nguồn thu nhập bằng các hoạt động khác ví dụ chăn nuôi.
- Tăng hiệu quả phòng tránh sâu, bệnh, cỏ dại thông qua biện pháp quản lý tổng hợp sâu, bệnh; phát triển và sử dụng các giống loài chống chọi tốt với sâu bệnh. Sử dụng thông tin dự báo khí hậu để giảm rủi ro sản xuất.
4.1.3. Y tế và sức khỏe
- Thiết lập hệ thống tiêu chuẩn về sức khỏe môi trường có tính đến vấn đề biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác kiểm soát tình hình bệnh tật (bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm) một cách chủ động và chặt chẽ nhằm ngăn chặn sự phát sinh, lây lan dịch bệnh nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu (kể cả công tác kiểm dịch quốc tế);
- Tăng cường công tác truyền thông vận động cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về các tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe. Xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp về vệ sinh, phòng chống các bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm thích ứng với biến đổi khí hậu.
4.1.4 Các lĩnh vực khác
Trên cơ sở nghiên cứu những khả năng bị tổn thương do biến đổi khí hậu và xuất phát từ yêu cầu thực tế của ngành/lĩnh vực để xác định những giải pháp có thể áp dụng để thích ứng với những tác động có hại của biến đổi khí hậu.
4.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu theo vùng và địa phương
Biến đổi khí hậu tác động đến tất cả các vùng và địa phương trong cả nước nhưng với mức độ khác nhau tùy thuộc vào vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, và các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, ngoài những giải pháp chung, cần thể hiện được những đặc thù riêng cho từng vùng, địa phương. Những giải pháp chung cho các vùng, địa phương bao gồm:
- Tổng kết kinh nghiệm phòng tránh thiên tai, xây dựng các hướng dẫn áp dụng thành tựu khoa học công nghệ thích ứng được với biến đổi khí hậu và lồng ghép vào các kế hoạch phát triển của các vùng. Tăng cường công tác truyền thông trong các tầng lớp nhân dân.
- Xây dựng và thực hiện chiến lược bảo vệ ĐDSH, ngăn ngừa và hạn chế tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra. Phát triển thủy lợi, đảm bảo đủ nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, phát triển trồng trọt và các mục đích khác.
4.3. Giảm nhẹ phát thải và tăng cường bể hấp thụ khí nhà kính
4.3.1. Lĩnh vực năng lượng
Chiến lược của ngành Năng lượng là bảo đảm cung ứng đủ năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh, trước hết là cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trên cơ sở phát triển khai thác đa nguồn các dạng năng lượng sơ cấp nội địa. Sử dụng có hiệu quả và hợp lý các dạng năng lượng trên cơ sở một hệ thống chính sách quản lý nhu cầu năng lượng. Giảm các tác động môi trường của ngành năng lượng đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong ngành Năng lượng thể hiện qua các nội dung sau đây:
- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong điều kiện biến đổi khí hậu. Sử dụng hiệu quả và hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, phát triển và khai thác tối đa thuỷ điện và khí.
- Phát triển các dạng năng lượng mới: địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng hạt nhân. Xác định các tiêu chuẩn khí thải, đánh giá lợi ích, chi phí môi trường các dự án năng lượng.
4.3.2. Lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất
Phối hợp các chương trình của ngành Nông - Lâm nghiệp, chương trình bảo vệ, bảo tồn diện tích rừng hiện có, chương trình trồng rừng mới... nhằm góp phần thúc đẩy thực hiện các chương trình để bảo tồn và tăng cường các bể hấp thụ KNK ở nước ta. Đảm bảo bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp. Tăng tỷ lệ đất có rừng che phủ từ 37% của năm 2005 lên 42,6% vào năm 2010 và 47% vào năm 2015. Giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ rừng, bảo vệ hệ thống hấp thụ khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện thông qua các hoạt động chính sách, khoa học công nghệ, nâng cao nhận thức. Cụ thể:
- Xây dựng chương trình sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống đồi núi trọc tạo việc làm cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, định canh định cư. Xây dựng kế hoạch tham gia các chương trình xã hội hoá lâm nghiệp.
- Tham gia chương trình của ngành Lâm nghiệp để đề xuất các chính sách khuyến khích sử dụng các vật liệu thay thế;
- Xây dựng chương trình thực hiện các biện pháp quản lý tưới tiêu ruộng trồng lúa; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xác định thời vụ hợp lý. Phát triển chăn nuôi, gắn chặt với phát triển công nghiệp chế biến thức ăn gia súc đồng thời xử lý phân thải súc vật (dạng khí sinh học);
4.3.3. Lĩnh vực xử lý chất thải
Quản lý và xử lý chất thải là một trong những ưu tiên bảo vệ môi trường, góp phần giảm nhẹ phát thải KNK trong chiến lược giảm nhẹ hậu quả tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam . Các giải pháp được ưu tiên chính là:
- Xây dựng kế hoạch áp dụng các công nghệ tiên tiến trong xử lý rác hữu cơ làm phân bón, giảm chôn ủ để hạn chế những tác động xấu đến môi trường và hạn chế phát thải khí mêtan. Thực hiện các biện pháp thu hồi triệt để khí mêtan từ các bãi rác đã có làm nhiên liệu.
4.3.4. Tiếp tục xây dựng và thực hiện các dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM)
CDM là một cơ chế trong Nghị định thư Kyoto nhằm giúp các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) đạt được mục tiêu phát triển bền vững và đóng góp vào nỗ lực chung của toàn cầu giảm phát thải khí nhà kính. Cho đến nay Việt Nam mới có hai dự án CDM được chấp nhận cho thực hiện. Tuy nhiên tiềm năng xây dựng và thực hiện dự án CDM ở Việt Nam còn khá lớn và thuộc nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, trong đó chủ yếu là năng lượng, bao gồm cả sản xuất và tiêu thụ; giao thông vận tải; xử lý chất thải; lâm nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có nội dung liên quan đến xây dựng và thực hiện các dự án CDM:
1. Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2005, về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
2. Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg, ngày 06 tháng 4 năm 2007 về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH giai đoạn 2007 – 2010, trong đó có quy định các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm xây dựng dự án CDM trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và của các Bộ có liên quan chỉ đạo, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng dự án CDM thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 8 năm 2007 về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT, ngày 12 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn xây dựng dự án CDM. Đây là cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng và thực hiện dự án CDM.
III. KẾT LUẬN
Trong những thập kỷ gần đây, do hoạt động phát triển kinh tế xã hội với nhịp độ ngày một cao trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông và sinh hoạt đã làm tăng nồng độ các loại khí gây hiệu ứng nhà kính (CO2, N2O, CH4...), gọi tắt là khí nhà kính, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu. Biến đổi khí hậu đang và sẽ làm thay đổi điều kiện môi trường toàn cầu và nó là minh chứng cho biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý. Qua tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của việc hiểu và nghiên cứu tỉ mỉ cấu trúc địa lý của bất kì lãnh thổ nào muốn đem sử dụng vào mục đích cư trú hay kinh tế dù dưới bất kì hình thức nào. Nói một cách giản đơn, việc cải tạo tự nhiên hợp lí không thể không tính đến quy luật về tính hoàn chỉnh của vỏ cảnh quan. Sự can thiệp của những người không hiểu biết vào lĩnh vực các mối liên hệ nhân quả tinh tế tự nhiên không khác gì sự can thiệp của những con ong vào mạng nhện (Armand, 1966, trang 20).
Để ngăn chặn các tác động thảm hại của biến đổi khí hậu, mức tăng nhiệt độ trung bình cần được khống chế ở +2ºC trong 50 năm tới. Điều này yêu cầu phải cắt giảm được lượng khí CO2 và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác trên toàn cầu khoảng 85% trong thời kỳ này. Việc phải hành động khẩn cấp là cần thiết vì nhu cầu cắt giảm này cần phải bắt đầu từ năm 2015 và duy trì cho đến hết giai đoạn. Nhưng thậm chí với mức cắt giảm như vậy vẫn có những biến động khí hậu xảy ra. Chính vì vậy, những nỗ lực chủ yếu cần được thực hiện để thích nghi với biến đổi khí hậu. Điều này yêu cầu đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào trong tất cả các cấp, các ngành.
Các nước đang đối mặt với nhiều tình cảnh khác nhau sẽ sử dụng những cách tiếp cận khác nhau để góp phần giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Nhưng hành động bởi từng nước đơn lẻ thì không đủ. Từng nước, dù lớn hay nhỏ, chỉ là một phần của vấn đề. Cần tạo ra một viễn cảnh về những mục tiêu dài hạn được cộng đồng quốc tế chia sẻ và xây dựng những khuôn khổ quốc tế để giúp từng nước đóng góp phần của mình để đạt được mục tiêu chung.
File đính kèm:
- Biến đổi khí hậu.doc