Đề tài Ngũ thường trong triết học Nho giáo với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay

 Gia đình là tế bào của xã hội, là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng như tái sản xuất con người, sức lao động, của cải vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình và của toàn thể cộng đồng xã hội. Đặc biệt là gia đình có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, cũng như giữ gìn, phát huy, truyền thụ những giá trị văn hóa tinh thần từ đời này sang đời khác, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc một cách bền vững.

 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân con người là một thành viên của gia đình, sinh ra và trưởng thành trong một gia đình. Sự tồn tại và phát triển của gia đình được phản ánh bằng sự tồn tại và phát triển của xã hội. Vì vậy, có thể xem gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội.

 Nho giáo cho rằng, gia đình là cái nước nhỏ có một vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Những hành vi ứng xử, giao tiếp của mỗi thành viên trong gia đình đều được Nho giáo quy định chặt chẽ, phụ thuộc vào danh phận của mỗi người. Theo Nho giáo mọi thành viên trong xã hội đều bị trói buộc bởi Ngũ thường gồm Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Ngũ thường quy định hành vi ứng xử của con người nó phản ánh hai mặt của cuộc sống hiện thực là quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. Trong gia đình, Nho giáo rất coi trọng việc ứng xử đúng theo Ngũ luân tức là năm mối quan hệ: vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, anh - em, bạn - bè. Bởi, chỉ có thực hiện đúng Ngũ luân thì con người mới trở thành con người xã hội. Đồng thời, theo tư tưởng Ngũ thường thì nước cũng chỉ là căn nhà to, căn nhà nhỏ - gia đình hòa thuận thì căn nhà to cũng hòa thuận.

 

doc69 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngũ thường trong triết học Nho giáo với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nào giữa nam giới và phụ nữ để trở thành một gia đình mà không có tình yêu làm nền tảng thì gia đình đó sớm hay muộn cũng sẽ rạn nứt và đổ vỡ. Trong mối quan hệ vợ chồng khi có tình yêu chiếu sáng thì đó không bao giờ có sự tranh đua, tị nạnh lẫn nhau. Đời sống gia đình nếu thiếu tình yêu làm cơ sở thì chỉ là vô hồn và tạo nên sự trống rỗng ghê gớm trong quan hệ gia đình. Tự do lựa chọn tình yêu không phải là tự do của một xúc cảm nhất thời mà tình yêu phải được xây dựng với tinh thần trách nhiệm cao đối với người kia và đối với xã hội. Thiếu điều đó sẽ mất hết cơ sở đạo đức và trở thành một thứ tình yêu ích kỷ, lừa dối. Do vậy, để xây dựng gia đình hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc thì phải xác lập tình yêu đúng đắn, gắn liền với lý tưởng, xây dựng tình yêu trên cơ sở hòa hợp về tâm hồn, cảm thông chia sẻ ước mơ, hoài bão của nhau. Xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay, cần giáo dục mọi người đặc biệt là trẻ vị thành niên, hiểu biết về tình yêu chân chính, biết cách chăm sóc và bảo vệ mình không rơi vào các tệ nạn xã hội. Mỗi người xây dựng cho mình cuộc hôn nhân đúng đắn trên cơ sở tình yêu chân chính, sự hiểu biết và cảm thông chia sẻ thật sự, biết vun đắp cho tình yêu, xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc, cùng nhau chăm sóc nuôi dạy con cái và xây dựng cuộc sống vợ chồng hòa hợp về tâm sinh lý. 2.3.4. Xây dựng gia đình văn hóa gắn liền với việc tăng cường giáo dục ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên đối với gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay. Góp phần khắc phục những hạn chế và khuyết điểm được nêu ra trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI về: "Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em" [230, 37]. Vì vậy, xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế cần tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm của các thành viên đối với gia đình. Gia đình có vai trò rất lớn trong việc giáo dục con cái, các yếu tố quan trọng có tính quyết định trong việc giáo dục con cái đó là ý thức trách nhiệm, sự quan tâm thường xuyên đến việc giáo dục không kém phần quan trọng so với việc lo cho chúng học hành. Trong gia đình nuôi dưỡng, giáo dục là nghĩa vụ và trách nhiệm đồng thời là quyền lợi thiêng liêng của gia đình và của các thành viên gia đình đối với nhau. Nuôi dưỡng, giáo dục là trách nhiệm, nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con cháu. Ngược lại, con cháu phải hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình là chăm sóc, kính trọng, biết ơn sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục của họ. Trong gia đình anh chị có trách nhiệm chăm sóc em, yêu thương em khi em chưa thành niên, chưa có nghề nghiệp. Các thành viên trong gia đình phải có trách nhiệm đối với nhau, người trên phải gương mẫu trong việc làm, trong lời ăn tiếng nói, cách ứng xử cho người dưới noi theo. Cha mẹ giáo dục con cái bằng tình cảm nhưng có sự nghiêm khắc của người cha và từ ái của người mẹ. Tình cảm yêu thương của cha mẹ giúp con thêm tin yêu, quý mến gia đình mình. Trách nhiệm của cha mẹ đối với con là phải ý thức đầy đủ về vai trò của giáo dục gia đình, tìm mọi hình thức và biện pháp tác động đến con một cách có hiệu quả, thông qua các hoạt động gia đình, ông bà, cha mẹ chuyển tải những nội dung văn hóa truyền thống cho con cháu như giáo dục nề nếp gia đình, gia phong, gia giáo, mong muốn thế hệ con cháu duy trì và phát huy truyền thống văn hóa gia đình, nêu cao truyền thống nhân nghĩa, ăn ở hòa thuận, hiếu đễ, lễ phép. Qua đó con cháu ý thức được trách nhiệm của mình đối với gia đình. Có như vậy, phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế mới đạt được kết quả cao, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, góp phần thúc đẩy sự và hướng đến mục tiêu Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước. KẾT LUẬN Nho giáo từ khi ra đời cho đến nay đã trên hai nghìn năm trăm năm. Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, Nho giáo có lúc thịnh lúc suy, có lúc ngự trị trên đỉnh cao của hệ tư tưởng thống trị phong kiến Trung Quốc và phong kiến Việt Nam, ngược lại có lúc bị phê phán và loại bỏ một cách không thương tiếc. Dù bị phê phán hay loại bỏ đi chăng nữa thì Nho giáo vẫn cứ tồn tại trong xã hội ngày nay. Sự tồn tại đó chứng tỏ Nho giáo vẫn có những yếu tố hợp lý, với những nội dung trong tư tưởng Ngũ thường đã có tác dụng giáo dục đạo đức luân lý và trật tự kỷ cương, phép tắc lễ giáo trong mối quan hệ giữa người với người, trong gia đình và ngoài xã hội. Hiện nay, vẫn còn đó những quan điểm khác nhau khi đánh giá về Nho giáo. Nho giáo là tích cực hay lạc hậu? Quan điểm thứ nhất xem Nho giáo có tính tích cực là chủ yếu thì cho rằng, mọi vấn đề tiêu cực của xã hội mà chúng ta đang gánh chịu chính là do chúng ta xa rời những tư tưởng của Nho giáo. Ngược lại, quan điểm thứ hai thì xem các tệ nạn xã hội chính là hệ quả của những tư tưởng Nho giáo còn rơi rớt lại. Trung hòa giữa hai quan điểm đó, quan điểm thứ ba cho rằng, trong tư tưởng Nho giáo vừa có mặt tích cực và mặt tiêu cực. Vấn đề là phải biết hạn chế những tác hại do mặt tiêu cực của Nho giáo gây ra, đồng thời biết kế thừa và phát huy những mặt tích cực. Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin với phương pháp biện chứng, có cách nhìn hợp lý khoa học khi xem xét một vấn đề phải đặt nó trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, từ đó gạt bỏ những hạn chế và tiếp thu, phát triển những giá trị. Đó là cách đánh giá khoa học và hiệu quả nhất. Có thể khẳng định rằng, sự tác động của tư tưởng Nho giáo trong đó có tư tưởng của Ngũ thường dù trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống ở Thừa Thiên Huế đặc biệt trong phong trào "xây dựng gia đình văn hóa", đó là tinh thần xây dựng gia đình, giữ gìn lễ nghĩa, hiếu đễ, kỷ cương trong gia đình và xã hội. Trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế việc kế thừa và phát triển những giá trị đạo đức của Ngũ thường với nội dung Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; anh em phải hòa thuận; làm người học trò thì phải "tiên học lễ, hậu học văn"; là người cán bộ thì phải cần, kiệm, liêm, chính. Quan hệ xóm làng thì “tối lửa tắt đèn có nhau”, phải biết "bán anh em xa, mua láng giềng gần"; "lá lành đùm lá rách", "thương người như thể thương thân". Đó là những giá trị mà chúng ta không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, việc xây dựng gia đình văn hóa, là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Đây không phải là việc làm tự phát, phong trào mà cần phải có một chiến lược lâu dài, có kế hoạch và có tiêu chí cụ thể, cần được quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền, cần sự hưởng ứng của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng dân cư. Với khả năng và ý nghĩa thiết thực của phong trào này thì chắc chắn sẽ thực hiện thành công phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Thuận An - Huế đẹp Huế thơ, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1999. [2] Lê Ngọc Anh - Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống Văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Tạp chí cộng sản, số 1,tháng 1, 2002. [3] Nguyễn Thanh Bình - Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam, Nxb CTQG, 2007 [4] Nguyễn Văn Bình - Quan niệm về Lễ của Nho giáo và những bài học của chúng ta ngày nay, Tạp chí triết học, số 4, tháng 8, 2000 [5] Nguyễn Cảnh Chắt - Tập bài giảng tư tưởng triết học Nho giáo, ĐHKH Huế, 2011 [6] Bùi Đình Châu - Văn hóa gia đình, Nxb VHTT, 2002 [7] Doãn Chính (CB) - Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb CTQG, 2004 [8] Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỷ Qúy (CB) - Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb CTQG, 2001 [9] Phan Đại Doãn - Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 1998 [ 10] Hà Lê Dũng – Khóa Luận tốt nghiệp, ĐHKH Huế, 2003 [11] Quang Đạm - Nho giáo xưa và nay, Viện KHXHNV, 1994 [12] Phạm Văn Đồng - Văn hóa đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội, 1994 [13] Bộ giáo dục đào tạo - Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb CTQG, 2006 [14] Phạm Minh Hạc - Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Nxb KHXH, Hà Nội, 1996 [15] Nguyễn Thị Thanh Hải - LVTS, ĐHKH, 2004 [16] Lê Văn Hảo - Huế, Nxb Văn hóa, 1985 [17] Lê Văn Hảo - Huế giữa chúng ta, Nxb Thuận Hóa, 1984 [18] Trần Khiết Hưng - Lễ ký, Nxb Đồng Nai, 1996 [19] Chu Hy (Lê Phục dịch) - Luận ngữ, Nxb Văn học, Hà Nội, 1980 [20] Lê Thị Hương - KLTN, ĐHKH Huế, 2009 [21] Trần Trọng Kim - Nho giáo, Nxb VHTT, Hà Nội, 2001 [22] Nguyễn Thị Khoa - Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí triết học, số 4, tháng 4, 2002 [23] Vũ Ngọc Khánh - Văn hóa gia đình Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, 1998 [24] Nguyễn Hiến Lê - Khổng Tử, Nxb Văn hóa, TPHCM,1991 [25] Nguyễn Hiến Lê - Chu dịch và giới thiệu, Khổng Tử, Nxb Văn hóa thông tin, 1996 [26] Khúc Xuân Lễ (Công Văn Tùng dịch) - Khổng Tử, Nxb Văn nghệ, TPHCM, 2002 [27] Lê Nguyên Lưu - Văn hóa Huế xưa, Nxb Thuận Hóa, tập 1, 2006 [28] Nguyên Văn Mạnh - Văn hóa làng và làng văn hóa ở Quảng Ngãi, Nxb Thuận Hóa, 1999 [29] Hà Thúc Minh - Đạo Nho và văn hóa phương Đông, Nxb Giáo dục, 2001 [30] Nguyễn Tôn Nhân - Kinh Lễ, Nxb Văn học, 2002 [31] Lê Thị Quý - Suy nghĩ về việc xây dựng chiến lược gia đình hiện nay, Tạp chí cộng sản, số 30, tháng 10, 2003 [32] Phùng Qúy Sơn (dịch) - Mạnh Tử linh hồn của nhà Nho, Nxb Đồng Nai, 1995 [33] Nguyễn Hồng Sơn - Văn hóa phát triển sự nhận thức và vận dụng vào thực tiễn, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004 [34] Trần Ngọc Thêm - Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb giáo dục, 1999 [35] Lê Thi - Văn hóa gia đình và vấn đề giáo dục con cái xưa và nay, Tạp chí triết học, số 7, tháng 7, 2003 [36] Huỳnh Khái Vinh - Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, Nxb CTQG, 2001 [37] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

File đính kèm:

  • docDE TAI XAY DUNG GIA DINH VAN HOA(1).doc
Giáo án liên quan