Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy các em chưa biết lập dàn bài, dựng đoạn trước khi bước vào khâu viết văn bản. Thế là nhớ đâu viết đó, viết lan man không chủ đích dẫn đến quên ý, ý nọ xọ ý kia, bài văn không nhất quán không làm nổi bật một nội dung nào đó. Vấn đề này chiếm tỉ lệ trên 70 %. Đó là vấn đề nhức nhối trước thực trạng dạy và học Văn học nói chung, phâm môn TLV nói riêng. Để giúp các em dễ dàng hơn trong việc tạo dựng một văn bản Tập làm văn. Tôi quyết định đưa ra hai vấn đề lớn cần phải làm. Một là: Các bước cần làm khi tiến hành viết một đoạn văn phân môn Tập làm văn. Hai là : Cách viết phần thân bài sao cho sáng rõ về hình thức lẫn nội dung. Đây cũng chính là hai vấn đề lớn sẽ được trình bày qua chuyên đề này. Đó cũng là lý do vì sao tôi chọn chuyên đề này.
26 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học : Để nâng cao hiệu quả khi làm một bài tập làm văn học sinh trung học cơ sở - Nguyễn Thị Hiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h um bao bọc tất cả. Qua cánh đồng đến những mương nước, máy bơm đang xả nước rào rào. Vượt qua cổng làng là những ngôi nhà ngói, có cổng và vườn bao bọc. Có những người quen đứng ở cổng cất tiếng chào bố mẹ em.
Qua giữa làng là đến nhà chú em. Bà con nhiều nơi đã về, tay bắt mặt mừng, hỏi thăm rối rít. Chú thím hỏi bố mẹ em: “Cháu Lâm đã lớn bằng ngần này à ? Cái Lan nữa, sắp thành cô gái rồi.”. Bố mẹ hỏi chuyện cúng giỗ đã chuẩn bị đến đâu, còn mẹ em đem các thứ đã chuẩn bị đưa cho chú thím. Mẹ em cũng đem quà cho các em con chú thím. Lũ trẻ con hàng xóm cũng đến. Mẹ em đem kẹo phân phát cho chúng.
Sáng hôm sau, bố đưa chúng em đi thăm mộ các cụ, thắp hương, rồi về thăm nhà thờ họ. Chúng em ra sông, xem cây cổ thụ, trưa trở về thì cả họ đang cúng ở nhà thờ. Chúng em cũng vào lạy. Trưa hôm ấy, trong bữa cỗ đông đúc, mọi người nói chuyện vui vẻ, ồn ào. Chiều hôm ấy, em và lũ trẻ mới quen rủ nhau đi chơi như những người đã quen từ lâu.
Tối hôm ấy, chúng em ăn cơm và nhìn ngắm nhà chú em. Bố em bảo: “ Đây là nhà ông cố để lại cho ông, ông để lại cho bố và chú. Bố con mình ra thành phố để lại nhà cho chú”. Nhà tuy lợp ngói nhưng đã cũ, đồ đạc cũng cũ. Chỉ có cái tủ ly và ti vi là mới bởi làng mới có điện và nhà chú cũng khá giả. Chú hỏi thăm em học tập thế nào, hẹn mấy em con chú ra thành phố chơi. Cuối cùng chú thím lại đem quà quê, nếp và lạc, gói mỗi thứ một ít cho mẹ em cầm về. Mẹ em từ chối thế nào cũng không được.
III. Kết bài : Chia tay, cảm xúc về quê hương.
Cả nhà lên đường từ sáng sớm cho kịp tàu. Chú thím cũng tiễn một đoạn xa, tận cổng làng. Thế là em hiểu được làng quê. Đó là nơi mồ mả tổ tiên nhiều đời, là nơi thờ cúng dòng họ. Nơi những người cùng dòng máu dù xa xôi đều nhận ra nhau và có tình thân với nhau. Em thích rặng tre râm mát, thích lũ trẻ con dễ gần, thích không khí vắng lặng. Em mong làng quê giàu có hơn, đời sống khấm khá hơn và cầu chúc đời sống gia đình chú em ngày càng thịnh vượng hơn nữa.
(Bài làm của học sinh)
(Theo Ngữ văn 6 tập I trang 113)
(Đề văn biểu cảm )
*Đề : Cây sấu Hà Nội.
I. Mở bài : Giới thiệu cây sấu.
II. Thân bài :
- Hương hoa sấu.
- Công dụng của sấu.
- Tuổi thơ với cây sấu.
III. Kết bài : Cảm xúc với cây sấu.
DÀN BÀI
CÂY SẤU HÀ NỘI
I. Mở bài :
Giới thiệu cây sấu.
Hàng năm, vào cữ hạ sớm này, người Hà Nội lại được hưởng những cơn mưa lá sấu vàng ào ạt rơi trong hương sấu dìu dịu, thơm thơm.
II. Thân bài
- Hương hoa sấu.
- Công dụng của sấu.
- Tuổi thơ với cây sấu.
Hương lá dịu dàng ướp cả bầu không khí tinh khôi khiến ta những muốn hít thật sâu cho căn tràn lồng ngực. Sau lúc lá rụng là cữ sấu ra hoa. Những mảng hoa hình sao màu trắng sữa nghiêng trong gió, đậu xuống mái tóc các cô gái, lấm tấm khắp cả mặt đường.
Giống như hoa sữa mùa thu, cành đào ngày tết, cây sấu Hà Nôi gợi nhớ, gợi thương trong lòng những người xa xứ. Tôi có chị bạn đã theo chồng về Nam ngót hai chục năm, mỗi lần có dịp vẫn không quên nhắn gửi cho ít trái sấu xanh Hà Nội. Ngày hè mâm cơm mỗi gia đình thành phố chúng ta ít khi thiếu bát nước rau muống luộc dầm sấu, ăn kèm với cà pháo giòn tan. Thức ăn giản dị ấy đã là nỗi khát khao của chị bạn tôi, mỗi bữa cơm trong cái thành phố phương Nam nóng ngột mà cái mát lạnh của những cốc trà đá không làm dịu nổi. Từ những quả sấu xanh, bàn tay khéo léo và sự tinh tế của các bà nội trợ đã tạo nên món sấu đá, một thứ đồ giải khát dân dã mà đậm đà chất Hà Nội. Hãy tưởng tượng trong cái nóng như nung của trưa hè, bạn sà vào một gánh hàng rong nơi góc phố. Cô hàng tươi tắn chào mời, thoăn thoắt đôi tay. Thoáng một cái, bạn đã có trong tay cốc sấu đá mát lạnh. Đừng ngần ngại trước vẻ mộc mạc của nó. những trái sấu xanh vừa độ, gọt vỏ, bỏ hột, chần qua cho bớt vị chua, được thấm đẵm trong cốc nước đường hoa mai ngọt đậm. Chỉ nhấp một ngụm nước, nhai kỹ miếng sấu, cái khát trưa hè đã dần lùi. Ấy là chưa kể sự mát mẻ và những nhát quạt phây phẩy của cô hàng chiều khách
Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
III. Kết bài : Cây sấu là cái duyên của thành phố.
Lúc sấu chín cũng là lúc Hà Nội sắp vào thu với man mác heo mây, vàng tươi hoa cúc. Mùa nào, tiết nào Hà Nội cũng có cái để mà nhớ, mà thương. Đó chính là cái duyên của thành phố trong mắt, trong lòng những người yêu hà Nội.
- Tạ Duy Anh -
( Theo Ngữ Văn 7 tập I trang 100)
( Đề văn nghị luận )
Đề : Lòng khiêm tốn.
I. Mở bài : Giới thiêu vấn đề.
II. Thân bài :
- Giá trị của lòng khiêm tốn.
- Định nghĩa của lòng khiêm tốn.
- Những biểu hiện của lòng khiêm tốn.
- Nguyên nhân của lòng khiêm tốn.
III. Kết bài : Đánh giá lòng khiêm tốn.
DÀN BÀI
LÒNG KHIÊM TỐN
I. Mở bài :
Giới thiệu lòng khiêm tốn.
Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.
II. Thân bài:
- Giá trị của lòng khiêm tốn.
- Định nghĩa lòng khiêm tốn.
-Những biểu hiện của lòng khiêm tốn.
- Nguyên nhân của lòng khiêm tốn.
Điều quan trọng của khiêm tốn là chính nó đã tự nâng cao giá trị cá nhân của con người trong xã hội. Khiêm tốn là biểu hiện của con người đúng đắn và biết nhìn xa. Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
Vậy khiêm tốn là gì ? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trứơc người khác.
Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều hơn nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường không đáng kể, luôn luôn tìm cách học hỏi thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là một giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
III. Kết bài : Đánh giá lòng khiêm tốn.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời.
(Lâm Ngũ Đường, Tinh hoa sử thế)
VI. Kết luận:
Rõ ràng phần thân bài có nhiều nội dung cần phải làm sáng rõ. Mỗi nội dung là một luận điểm. Do vậy, ta cần phải tách ra làm từng đoạn riêng biệt để làm nổi bật từng nội dung. Thực tế cho thấy, các em học sinh thường làm phần thân bài viết chỉ một đoạn, có thể từ một đến hai mặt giấy. Rõ ràng các em chưa được hướng dẫn kỹ càng qua khâu lập dàn bài và cách viết đoạn văn. Nếu như thế thì phần thân bài của các em chỉ trình bày được một nội dung ( Vì theo khái niệm đoạn văn thường trình bày một nội dung tương đối hoàn chỉnh ). Giáo viên phải đọc một cách quá mệt mỏi. Vì vậy, cách trình bày như vậy là sai, là không khoa học. Học sinh cần phải hiểu và thay đổi cách làm. Muốn thế giáo viên phải hướng dẫn giảng kỹ vấn đề này ngay từ bước tìm ý và lập dàn ý.
C. KẾT LUẬN CHUNG :
Qua đề tài này, chúng ta cần chú ý cho học sinh đến hai vấn đề lớn khi làm một bài Tập làm văn đó là Các bước khi làm một bài Tập làm văn, Cách phân đoạn phần thân bài . Thì chắc chắn rằng các em sẽ dễ dàng hơn khi tạo lập một văn bản và tất nhiên là sẽ ít sai sót hơn .
Lúc đầu giảng dạy, học sinh còn bỡ ngỡ chưa quen nhưng sau một thời gian tôi hướng cho học sinh phải tuân theo những nội dung trên, thì các em đã có sự tiến bộ rõ rệt qua các bài kiểm tra viết.
Tuy nhiên, đó cũng là một vài ý kiến nhỏ của cá nhân tôi, nó chỉ mang ý nghĩa chủ quan, viết để nhận sự đồng cảm, sự bàn bạc để đi tới một thống nhất chung để ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn, phát huy được tính tích cực của học sinh hơn . Xin ý kiến đóng góp của quý vị đồng nghiệp để đề tài này càng tốt hơn, sẽ đi vào thực tế hơn. Tất cả vì sự nghiệp trồng người của chúng ta.
Xin cảm ơn.
Sông Ray, ngày 10 tháng 11 năm 2007.
Gv thực hiện
Nguyễn Thị Hiên
File đính kèm:
- chuyen de Cac buoc khi lam mot bai TLV.doc