Bản đồ giáo khoa được xác định là “cuốn sách giáo khoa thứ hai”, và còn hơn thế nữa vì những đặc tính mà chỉ riêng bản đồ có được. BĐGK treo tường là một bộ phận rất quan trọng của hệ thống BĐGK. Vì vậy, BĐGK treo tường cần được nghiên cứu và sắp xếp một cách có hệ thống để việc sản xuất, lưu thông và sử dụng chúng trong dạy học bộ môn Địa lí ở nhà trường phổ thông có hiệu quả, đặc biệt là đối với chương trình Địa lí THPT ban Nâng Cao.
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu, hệ thống hóa bản đồ giáo khoa treo tường (Địa lí THPT ban Nâng Cao), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên lựa chọn các bản đồ dùng để hướng dẫn học sinh tự học phù hợp.
Các bản đồ dùng cho học sinh tự học ở nhà thực tế hiện nay còn là vấn đề cần được xem xét. Có nhiều ý kiến cho rằng các BĐGK treo tường chỉ phục vụ cho quá trình giảng dạy trên lớp do đặc trưng về kích thước bản đồ, tính trực quan và khối lượng kiến thức của nhóm bản đồ này (đã phân tích ở trên). Hệ thống các bản đồ dùng cho học sinh tự học ở nhà được hạn chế trong khuôn khổ các bản đồ trong sách giáo khoa, các tập Atlat giáo khoa. Tuy nhiên, trong xu hướng dạy học mới hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm (trung tâm ở đây được hiểu là trung tâm của quá trình lĩnh hội tri thức) thì một số ý kiến cho rằng nên hình thành một hệ thống các BĐGK treo tường phục vụ cho việc tự học của học sinh ngoài giờ lên lớp (ở nhà). Như vậy, hệ thống BĐGK sẽ hoàn chỉnh hơn, phù hợp với xu thế chung của giáo dục và yêu cầu của người học. Mặc dù vậy, trong điều kiện hiện nay của nước ta, để trang bị một hệ thống bản đồ như vậy không phải là vấn đề dễ dàng đối với tất cả các trường THPT, đặc biệt là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Nhưng đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, việc phát triển giáo dục theo chiều sâu sẽ được ưu tiên.
3.3. Một số đề xuất trong hệ việc thống hóa bản đồ để sử dụng hiệu quả trong dạy học Địa lí ở trường THPT
3.3.1. Xây dựng mô hình hệ thống phân loại bản đồ
Công tác đầu tiên trong quá trình hệ thống hóa BĐGK là cần phải xây dựng được một mô hình hệ thống phân loại bản đồ phù hợp với mục đích, nội dung giáo dục của bộ môn Địa lí và phù hợp với điều kiện cụ thể của các cơ sở giáo dục. Mô hình này không thể xây dựng một cách nóng vội, rập khuôn mà cần có sự nghiên cứu cụ thể và nghiêm túc các mặt của hệ thống.
Trong điều kiện và phạm vi của đề tài em đã đề cập đến mô hình hệ thống hóa BĐGK trong chương III – Hình 2.2
3.3.2. Hệ thống hóa trong quá trình dạy học Địa lí ở trường THPT
Hệ thống hóa BĐGK là công việc thường xuyên, liên tục trong quá trình dạy – học Địa lí ở nhà trường THPT. Công tác hệ thống hóa cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học ở tất cả các bước, các khâu của quá trình dạy học. Em xin nêu lên một số vấn đề trong công tác chuẩn bị lên lớp, trong công tác giảng dạy và bảo quản bản đồ sau khi lên lớp của người giáo viên.
- Trong công tác chuẩn bị lên lớp
Chuẩn bị lên lớp là một công tác mang tính chất quyết định đến sự thành công của bài giảng Địa lí. Vì vậy, công tác hệ thống hóa bản đồ trong bước này là rất quan trọng. Các bản đồ được lựa chọn cho một tiết học (bài học) Địa lí không những cần thiết là phải phù hợp với nội dung của bài học mà còn cần được sắp xếp, hệ thống hóa một cách khoa học theo trình tự của giáo án của mỗi giáo viên. Hệ thống hóa BĐGK trong bước chuẩn bị lên lớp bắt đầu từ việc giáo viên lựa chọn dungd những bản đồ cần thiết.
- Trong công tác giảng dạy trên lớp
Giảng dạy trên lớp là công việc quan trọng ảnh hưởng tới sự thành công của bài giảng của người giáo viên. Việc sử dụng hợp lí và có hệ thống các bản đồ góp phần quyết định vào sự thành công của giờ học trên lớp. Các bản đồ cần được sắp xếp phù hợp với nội dung bài giảng, đảm bảo việc hướng dẫn của giáo viên và việc chủ động khai thác tri thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh diễn ra thuận lợi.
- Trong công tác bảo quản sau khi lên lớp
Bảo quản bản đồ là một công tác quan trọng trong quá trình dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, không phải trường THPT nào cũng có thể trang bị phòng Địa lí riêng phục vụ cho việc học tập bộ môn Địa lí. Các BĐGK thường được bố trí bảo quản cùng với các phương tiện dạy học khác của môn Địa lí cũng như các phương tiện dạy học của các bộ môn khác. Điều này gây không ít khó khăn cho công tác bảo quản cũng như hệ thống hóa BĐGK.
Trong phạm vi nghiên cứu của mình em xin đề xuất một số ý kiến về vấn đề này như sau:
Xây dựng và hoàn chỉnh mô hình hệ thống phân loại BĐGK như đã trình bày ở trên.
Hệ thống bản đồ cần được bảo quản trong một không gian riêng, đảm bảo thuận lợi cho công tác hệ thống hóa cũng như trong quá trình sử dụng bản đồ trong dạy – học Địa lí.
Các bản đồ sau khi sử dụng cần được sắp xếp theo hệ thống đã được xây dựng.
Công tác kiểm tra, hệ thống hóa, cập nhật bản đồ cần được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc.
PHẦN III - KẾT LUẬN
1. Kết luận
Lý thuyết Hệ thống mặc dù mới phát triển trong khoảng thời gian không dài – từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Tuy nhiên, hiện nay, cùng với sự phát triển của ngành Toán học và sự bùng nổ của máy tính điện tử nói riêng, công nghệ thông tin nói chung, nó đã và đang thâm nhập vào nhiều mặt của nhiều lĩnh vực của khoa học cũng như đời sống con người.
BĐGK nói chung và BĐGK treo tường nói riêng là một phương tiện dạy học không thể thiếu được của bộ môn Địa lí trong nhà trương phổ thông. Trong xu thế dạy học lấy học sinh làm trung tâm, việc sử dụng có hiệu quả hệ thống BĐGK treo tường là vấn đề được các nhà giáo dục dành nhiều sự quan tâm. Do đó ứng dụng lý thuyết hệ thống trong công tác hệ thống hóa BĐGK treo tường nhằm đem lại hiệu quả tốt hơn cho quá trình dạy học bộ môn Địa lí trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là chương trình Địa lí THPT ban C.
Trong điều kiện và khả năng của bản thân, đề tài đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu về Lý thuyết Hệ thống và tiến hành hệ thống hóa BĐGK treo tường Chương trình Địa lí THPT ban C theo Lý thuyết Hệ thống.
2. Một số vấn đề cần bổ sung cho hệ thống bản đồ giáo khoa THPT
Hệ thống BĐGK được trang bị cho các trường THPT trên cả nước phục vụ cho quá trình dạy học bộ môn Địa lí đã và đang đem lại những hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cũng như hoàn thành mục tiêu, chiến lược phát triển giáo dục phổ thông nói riêng và giáo dục nước nhà nói chung. Tuy nhiên, hệ thống BĐGK vẫn cần được nghiên cứu, bổ sung một cách toàn diện và khoa học.
Trong điều kiện và khả năng của bản thân em xin đưa ra một số ý kiến bổ sung.
2.1. Về số lượng bản đồ
Các trường THPT đã được trang bị một hệ thống BĐGK phù hợp và đúng quy chuẩn do NXB Giáo dục ban hành. Tuy nhiên, hầu hết các hệ thống bản đồ này là hệ thống bản đồ tối thiểu – đáp ứng cho nhu cầu tối thiểu của quá trình dạy học Địa lí ở nhà trường THPT. Vì thế hệ thống BĐGK, đặc biệt là BĐGK treo tường cần được bổ sung, hoàn chỉnh trong điều kiện cho phép nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học của bộ môn Địa lí nói riêng, của giáo dục phổ thông nói chung.
Các bản đồ được bổ sung cần sát với nội dung dạy học bộ môn của từng lớp học và phù hợp với điều kiện của địa phương,
2.2. Về chất lượng bản đồ
Chất lượng BĐGK nói chung, BĐGK treo tường nói riêng là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Chất lượng BĐGK được phản ánh ở hai phương diện chủ yếu là: Tính khoa học của bản đồ và tính trực quan của bản đồ.
2.2.1. Tính trực quan của bản đồ
Hiện nay, hệ thống BĐGK treo tường nói riêng, BĐGK nói chung đã và đang đáp ứng được các yêu cầu về hình thức thể hiện bản đồ: tính khoa học, tính trực quan, tính thẩm mĩ và tính sư phạm để đáp ứng tốt hơn cho quá trình dạy học môn Địa lí ở nhà trường THPT. Tuy nhiên, một số bản đồ vẫn thể hiện vài điểm hạn chế như:
Số lượng màu sắc dùng trong thể hiện BĐGK chưa nhiều: hầu hết các BĐGK chỉ dùng tối đa là bốn màu trong việc thể hiện nội dung Địa lí.
Việc sử dụng phối hợp các màu sắc trong biểu hiện bản đồ đôi chỗ chưa thực sự thể hiện tốt. Ví dụ như: trong bản đồ Việt Nam – Công nghiệp và giao thông vận tải: màu của trung tâm công nghiệp trùng với màu thể hiện một số ngành công nghiệp; trong bản đồ Việt Nam – Dân cư: màu của mật độ dân số trùng với màu của cấp phân loại đô thị…
2.2.2. Tính khoa học của bản đồ
Tính khoa học là một trong những yêu cầu quan trọng của BĐGK. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ thì tính khoa học của BĐGK ngày càng được đáp ứng tốt hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi của các sự vật hiện tượng địa lí, đặc biệt là các đối tượng Địa lí kinh tế - xã hội là rất nhanh chóng. Do đó, không phải lúc nào BĐGK cũng có thể đáp ứng tốt yêu cầu mà quá trình dạy học môn Địa lí trong nhà trường phổ thông đề ra.
- Các số liệu địa lí đưa ra đôi khi là chưa phản ánh kịp những thay đổi quan trọng của điều kiện kinh tế - xã hội đất nước. Chúng ta đã bước sang những năm cuối thập kỉ thứ nhất, chuẩn bị bước sang những năm đầu thập kỉ thứ hai của thế kỉ đầu tiên trong thiên niên kỉ thứ hai vậy mà các số liệu sử dụng trong các BĐGK chủ yếu là số liệu của những năm 2000 (từ 2000 đến 2005). Điều đó đã hạn chế trong việc phản ánh những thay đổi của các đối tượng địa lí (đặc biệt là các đối tượng kinh tế - xã hội) trong những năm gần đây.
- Một số bản đồ các nội dung biểu hiện chưa đầy đủ so với nội dung chung mà bản đồ đó đề cập. Điều này gây khó khăn và làm giảm hứng thú trong học tập Địa lí của học sinh. Ví dụ: trong bản đồ Việt Nam- Công nghiệp và giao thông vận tải, các điểm nút (đầu mối giao thông) không được thể hiện rõ ràng, các tuyến đường quốc lộ không có tên đường, giao thông vận tải đường sắt còn thiếu một số tuyến đường …
Như vậy, hệ thống BĐGK nói chung, các BĐGK treo tường nói riêng, bên cạnh những mặt tích cực, góp phần hiệu quả vào quá trình dạy học môn Địa lí ở nhà trường THPT thì vẫn còn đó một số hạn chế cần được khắc phục để được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, những hạn chế trên là không nhiều và không khó sửa chữa. Trong một thời gian gần, cùng với sự phát triển giáo dục để đáp ứng nhu cầu của người học, các hạn chế đó sẽ dần được khắc phục.
Trong điều kiện và khả năng có hạn em chỉ nêu một số ví dụ minh họa cho luận điểm của mình.
*
BĐGK cũng như Lý thuyết Hệ thống vẫn là những vấn đề rất phức tạp, được nhiều người quan tâm, phạm vi nghiên cứu rất rộng. Do còn hạn chế về năng lực và phương pháp nghiên cứu… nên đề tài của em vẫn không tránh khỏi những thiếu sót không mong muốn. Em rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học và các thầy cố để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Phúc Lộc
File đính kèm:
- Nghien cuu he thong hoa ban do giao khoa treo tuongDia li THPT ban Nang Cao.doc