Đề tài Nên rèn kỹ năng làm văn cho học sinh miền núi như thế nào

PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

 

Dạy văn và học văn ở trường phổ thông lâu nay là một vấn đề bức xúc mà nhiều phương tiện thông tin trong và ngoài ngành giáo dục đã đề cập tới.

 Trong tình hình ấy, dạy để học sinh thích văn, yêu văn, làm văn hay là rất khó khăn. Đặc biệt với học sinh dân tộc miền núi, thì việc dạy để có học sinh giỏi văn càng trở nên nan giải.

Dạy học sinh THCS học văn không chỉ trang bị kiến thức, vốn từ để các em diễn đạt chính xác tinh tế, phong phú mà hơn cả là giúp các em vận dụng vào bài làm cụ thể với những yêu cầu khác nhau, tức là dạy các em cách làm bài và dành thời gian cho các em thực hiện. Đây là khâu quan trọng quyết định kết quả của học sinh.

 

doc13 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nên rèn kỹ năng làm văn cho học sinh miền núi như thế nào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g linh hoạt biến hoá các phương pháp trên, song cần chú ý sự cân đối khi trình bày các luận điểm và tính hệ thống, lôgic giữa các đoạn văn vì vậy sau khi hướng dẫn cách viết, tôi dành lượng thời gian khá lớn cho việc này. Cùng với việc là hướng dẫn học sinh học tập kết cấu về các bài văn học sử, làm văn .... trong sách giáo khoa. B – Kỹ năng tư duy hình tượng Là một đòi hỏi không thể thiếu với học sinh giỏi văn, đồng thời là một yêu cầu rất khó với học sinh và giáo viên, buộc giáo viên phải có sự đầu tư lớn và vận dụng kinh nghiệm bản thân để hướng dẫn học sinh. Tư duy cụ thể giàu hình tượng là ưu điểm học sinh miền núi nên tôi đã tận dụng điều này để khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho các em. Muốn đạt được trước hết phải dạy cho học sinh tiếp cận và cảm thụ tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm giàu hình tượng. Từ tiếp cận cụ thể một tác phẩm cho các em luyện tập và từng bước vận dụng vào bài viết của mình. Bước đầu ra những bài tập nhỏ cho các em viết từ 5 – 7 phút : “ hãy giới thiệu về con sông quê hương em” kết quả học sinh 1 viết con sông Bứa chảy qua thị trấn quê em. Học sinh II viết : Con Bứa cùng sau khi oằn mình trườn dưới chân núi Vân rồi chảy vào thị trấn quê em. Cách 1 : Câu văn mang nội dung thông báo . Cách 2: Câu văn mang nội dung thông báo bằng hình tượng cụ thể. Và trả lời: Tại sao cô giáo lại nhận xét như vậy ? yếu tố nào để nhận xét như thế ? từ những bài tập như vậy các em sẽ có những trang viết giàu hình ảnh, đậm sắc thái biểu cảm . Có thể nói rèn luyện kỹ năng là khâu được tiến hành hết sức phong phú, đan xen trong suốt quá trình học văn ; Đòi hỏi sự tổng hợp các yếu tố hợp thành văn chương như kiến thức, từ ngữ , kỹ năng ; Đòi hỏi sự khổ luyện của cả thầy và trò. Không chỉ thờigian ngắn mà lâu dài liên tục thường xuyên trong mọi hình của việc học văn . C . Biện pháp thực hiện. 1- Qua khâu kiểm tra miệng trên lớp và giao tiếp hàng ngày . Hàng ngày, khi giao tiếp, học sinh diễn đạt sai chưa rõ ràng, đầy đủ cần uốn nắn kịp thời. Thí dụ Trong bài kiểm tra học sinh thường hay ghi : “ Lời phê củagiáo viên ”chúng tôi phân tích cho học sinh thấy : Thầy giáo – giáo viên là những từ đồng nghĩa nhưng giáo viên là danh từ chung chỉ nghề nghiệp, là từ mang tính xã hội, còn học sinh trong nhà trường phải ghi là : “ Lời phê của thầy giáo(hoặc cô giáo ) ”mới đúng quy định và đạo lý truyền thống. 2- Qua các giờ dạy trên lớp : Đặc biệt là giảng văn – phân môn quan trọng nhất của môn văn. Trong các giờ này không chỉ cho học sinh thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương để các em lớn lên về tâm hồn về trí tuệ mà còn dạy cho học sinh cách khám phá, cảm nhận văn học ; Cách sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế, gợi cảm của tác giả ; cách tư duy hình tượng. Đây cũng là giờ các em soi chiếu, nghiền ngẫm lý thuyết đã học . ở những giờ này, ngay từ khâu chuẩn bị giáo viên cũng phải chuẩn bị rất công phu nhất là hệ thống câu hỏi phát vần. Điều hiển nhiên là muốn đạt được mục đích giáo viên không thể dùng phương pháp độc thoại sáo mòn mà căn cứ vào nội dung bài dạy, vào đối tượng lựa chọn phương pháp giảng dạy có hiệu quả. Thầy trò cùng làm việc, vừa dạy, vừa hệ thống liên hệ kiểm tra kiến thức cũ. Với học sinh miền núi có những vấn đề khó tôi phải giảng chậm, giảng đi giảng lại, vừa giảng vừa dẫn dắt liên hệ mới có hiệu quả. Với giờ tiếng Việt : Tôi cố gắng giảng chậm, giảng kỹ phần khó, khắc sâu khái niệm, thuật ngữ và giành nhiều thời gian cho thực hành, thực hành gắn với thực tế sử dụng. Kết hợp với việc kiểm tra kiến thức, kỹ năng chúng tôi chọn bày tập là những dẫn chứng trong tác phẩm để học sinh vừa nắm kiến thức cơ bản của tiếng việt, vừa dung cảm với vẻ đẹp của ngôn ngữ văn chương. Cho các em thực hành vào các buổi chiều quy định và ở nhà . 3 -Giờ học phụ đạo buổi chiều Chủ yếu cho học sinh luyện tập thực hành, tuỳ chất lượng tuyển vào mỗi năm mà mỗi tuần ngoài một buổi họp chuyên môn tôi dành từ 1 đến 2 buổi cho các em luyện tập. Các buổi này được sắp xếp tập trung giải quyết từng kỹ năng tìm hiểu đề, viết đoạn văn ngắn, chọn ý, sắp xếp trình bày ý, chọn chi tiết, phân tích chi tiết ...từ vấn đề đơn giản đến phức tạp, từ ngắn đến dài. Các giờ này tiến hành song song với việc thực hiện chương trình ngay từ đầu cấp . Tôi tập cho học sinh viết những đoạn văn từ đơn giản đến phức tạp từ dễ đến khó, từ ngắn đến dài .Cụ thể em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 dòng giới thiệu về quê hương em, trong đó sử dụng từ láy, từ gợi hình biểu cảm, biện pháp so sánh nhân hoá,hoán dụ. Sau khi các em trình bày trên bảng cùng với việc chữa kỹ năng là chữa và hướng dẫn cách dùng từ diễn đạt, từ đó các em biết vận dụng vào bài làm . 4- Giờ trả bài tập làm văn : Là giờ có vị trí quan trọng của bộ môn văn. Đây là giờ đánh giá kết quả của cả thầy và trò, là giờ thể hiện ý thức trách nhiệm của người thầy và thể hiện tính tích cực chủ động của học sinh để rút kinh nghiệm, củng cố nâng cao kiến thức và kỹ năng làm bài . Để đạt được mục đích người thầy phải có sự đầu tư lớn từ khâu ra đề, đáp án, chấm bài đến khâu soạn giáo án và trả bài trên lớp song để nói đến hiệu quả trong giờ trả văn chúng tôi đề cập đến hai khâu chuẩn bị ở nhà và trả bài trên lớp . Chuẩn bị ở nhà gồm chấm bài và soạn giáo án, đây là hai việc quan trọng quyết định chất lượng của giờ. Yêu cầu chấm bài phát hiện những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm về nội dung hình thức của bài làm, đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm và vạch hướng phấn đấu cho học sinh trong mỗi bài làm của các em. Giáo viên cần có sổ chấm bài. Chấm bài của em nào song ghi ngay lỗi mắc, dẫn chứng điển hình về nội dung – nghệ thuật, ưu khuyết của bài viết để theo dõi uốn nắn chính xác từng học sinh và đánh giá chính xác tình hình học văn của cả lớp. Chấm kỹ; chấm đúng; chấm có trách nhiện thì việc nhận xét, đánh giá, soạn giáo án trả bài rút kinh nghiệm cho học sinh không có gì khó khăn. ở khâu soạn giáo án cũng như thực hiện giáo án trên lớp, ngoài việc yêu cầu học sinh tìm hiểu đề bài, hình thành dàn bài đề cương để kiểm tra kĩ năng kiến thức ; giáo viên nhận xét bài làm của học sinh, mỗi lần trả bài cần tập trung vào một lỗi phổ biến của học sinh, lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, lỗi lập luận kết cấu .. hướng dẫn các em phân tích chỗ sai, tìm cách chữa ,từ đó về nhà tiếp tục. Như vậy trả bài không chỉ uốn nắn kiến thức văn học trong bài làm của học sinh mà còn luyện lại cho các em những kỹ năng mà các em dễ mắc phải khi làm bài . 5- Hướng dẫn luyện bài tập kỹ năng ở nhà. Sau mỗi phần hướng dẫn chung trên lớp, hoặc sau mỗi buổi luyện tập buổi chiều tôi đều ra bài tập cho các em luyện ở nhà. Có thể là những bài tập nhỏ, có thể là một đề và với cách xử lý từng khâu một. Tìm hiểu để, viết mở bài kết luận, lập dàn bài, viết một luận điểm ... Các bài tập này có sự kết hợp giữa các phân môn Tập làm văn, Tiếng Việt và Văn. Lên lớp học sinh trình bày, giáo viên nhận xét và sửa chữa. Ngoài ra, việc hướng dẫn học sinh cách đọc những bài văn mẫu cũng là một việc cần thiết với học sinh giỏi. Tôi hướng dẫn cho học sinh cách chọn sách đọc, đọc xong phải biết tóm tắt bài văn, biết nhận xét cách lý giải bài văn mẫu bằng một dàn ý để học tập. Bài viết về vấn đề gì ? kết cấu của bài như thế nào? thân bài có mấy ý lớn nhỏ? Sắp xếp như vậy có hợp lý không? Em hãy nhận xét cách mở bài và kết luận của bài văn? Cách lý giải các luận điểm có gì đặc sắc? Theo em, lý giải như vậy có đúng không? Dạy học sinh miền núi học văn, đặc biệt là một công việc không đơn giản, đòi hỏi người thầy một sự kiên trì gian khổ, một sự phấn đấu không mệt mỏi không chỉ ở trí tuệ mà cả tấm lòng, tình yêu nghề, yêu trẻ và tâm huyết giúp tôi vượt khó khăn và đạt kết quả. D. Những bài học kinh nghiệm : Phải có sự phối kết hợp giữa tập thể giáo viên thành một guống máy đồng bộ. Phải có sự phối kết hợp giữa gia đình nhà trường và các tổ chức đoàn thể của xã hội và tập thể học sinh. Người thầy, người cô phải kiểm tra thường xuyên mềm dẻo thường xuyên khéo léo tế nhị và quan trọng nhất đó là người thầy phải nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có cái tâm trong sáng, yêu nghề và yêu mến trẻ. Phải nâng cao nhận thức cho tất cả các đối tượng. Phải thường xuyên kiểm tra uốn nắn kịp thời thích ứng và biết gây hứng thú cho học sinh. Phần III: Những kết luận và kiến nghị Qua thời gian áp dụng SKKN một số phương pháp và kỹ năng làm văn cho học sinh miền núi kết quả cho thấy rất khả quan. Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi thực hiện tại trường THCS Mỹ Thuận trong năm học vừa qua tôi thấy có hiệu quả thiết thực áp dụng ở khu vực các trường có nhiều học sinh dân tộc. Tuy nhiên đây là những kinh nghiệm nhỏ, phạm vi áp dụng hẹp tôi rất mong đông đảo các đồng nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp giúp đỡ để SKKN trên có hiệu quả hơn áp dụng được rộng rãi hơn góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. * Những kiến nghị đề nghị: - Đối với giáo viên kiên trì tâm huyết với nghề nghiệp, chịu khó học hỏi. - Nhà trường tạo môi trường giáo dục lành mạnh, tập thể đội ngũ giáo viên đại đoàn kết và nhất trí cao. Đầu tư tài liệu nâng cao chất lượng chuyên môn tạo điều kiện thuận lợi nhất trong khả năng cho phép giáo viên phát huy năng lực, trí tuệ. Phần IV: Phụ lục Sáng kiến kinh nghiệm: "Một số kỹ năng làm văn cho học sinh THCS miền núi" Phần I . Những vấn đề chung 1 Phần II . Phần cụ thể 1 A. Các kỹ năng cần thiết 1 1. Kỹ năng nói 1 2. Kỹ năng viết 1 3. Kỹ năng tìm hiểu đề 2 4. Kỹ năng viết đoạn văn ngắn 3 B. Kỹ năng tư duy hình tượng 5 C. Biện pháp thực hiện 6 1. Qua khâu kiểm tra miệng và giao tiếp hàng ngày 6 2. Qua các giờ dạy trên lớp 6 3. Giờ học phụ đạo buổi chiều 7 4. Giờ trả bài tập làm văn 7 5. Hướng dẫn luyện bài tập kỹ năng ở nhà 8 D. Những bài học kinh nghiệm 9 Phần III: Những kết luận và kiến nghị 10 Phần IV : Phục lục 11 Phòng giáo dục tân sơn Trường THCS Mỹ thuận ---------o0o---------- @&? Sáng kiến kinh nghiệm Nên rèn kỹ năng làm văn cho học sinh miền núi như thế nào Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu Trường THCS Mỹ Thuận - Tân Sơn – Phú Thọ

File đính kèm:

  • docSKKN Ren ky nang van hoc cho HS.doc
Giáo án liên quan