Môn Tiếng Việt trong chương trình bậc tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn Tiếng Việt phân môn Luyện từ và câu có một nhiệm vụ cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu (nói - viết) kỹ năng đọc cho học sinh. Cụ thể là:
1- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ, trang bị cho HS một số hiểu biết sơ giản về từ và câu.
15 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao về chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4" tôi đã tham khảo các tài liệu dạy học của phân môn cũng như học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp, chuyên đề đã hoàn thành và đã dạy thực nghiệm ở khối 4. Nhưng chuyên đề của tôi cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của ban lãnh đạo cũng như các bạn bè đồng nghiệp để chuyên đề có tính khả thi hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thanh Thủy , ngày 23 tháng 5 năm 2011
Ngêi viÕt s¸ng kiÕn
NHËn xÐt
Héi ®ång khoa häc trêng
..................................................................... NguyÔn ThÞ Ngäc Hoa
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, YÊU CẦU KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA PHẦN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
1. Nội dung chương trình:
Gồm 62 tiết ở học kỳ I và 32 tiết ở học kỳ II bao gồm các từ Thuần Việt, Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ phù hợp với chủ điểm học tập của từng đơn vị học.
2. Yêu cầu kiến thức:
2.1 Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ:
Môn Tiếng Việt có 10 đơn vị đọc thì môn Luyện từ và câu mở rộng và hệ thống hoá 10 chủ điểm đó.
2.2 Trang bị các kiến thức giảng dạy về từ và câu:
a. Từ - Cấu tạo tiếng:
* Cấu tạo từ: Từ đơn và từ phức; Từ ghép và từ láy
* Từ loại: Danh từ- Động từ- Tính từ
* Các kiểu câu: Câu hỏi - Câu kể - Câu khiến - Câm cảm.
* Trạng ngữ: - Trạng ngữ là gì?
- Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
- Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
- Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu
- Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
- Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
* Các dấu câu: Chấm hỏi, dấu chấm than, dấu 2 chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn.
3. Yêu cầu kỹ năng về từ và câu:
3.1. Từ: - Nhận biết được cấu tạo của tiếng - Giải các câu đố tiếng liên quan đến cấu tạo của tiếng - Nhận biết từ loại - Đặt câu với những từ đã cho- Xác định từ huống sử dụng thành ngữ - Tục ngữ
3.2. Câu : - Nhận biết các kiểu câu - Đặt câu theo mẫu - Nhận biết các kiểu trạng ngữ. - Thêm trạng ngữ cho câu - Tác dụng của dấu câu - Điền dấu câu thích
hợp - Viết đoạn văn với dấu câu thích hợp
3.3. Dạy Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp:
II.QUY TRÌNH DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Dạy bài lí thuyết
Dạy bài thực hành
1. KTBC: (3-5')
1. KTBC(3-5')
2. Bài mới
2. Bài mới
a. GBT: 1 - 2'
a. GTB (1-2')
b. Hình thành KN: 10-12'
b. Hướng dẫn thực hành (32-34')
- Giáo viên sẽ phân tích ngữ liệu
- Đọc và xác định yêu cầu của BT
c. Hướng dẫn luyện tập: 20 - 22'
- Hướng dẫn 1 phần BT mẫu
- Đọc và xác định yêu cầu của bài tập
- Học sinh là BT
- Hướng dẫn giải 1 phần bài tập mẫu
- Chấm chữa - nhận xét -> Chốt KT
- Học sinh làm bài tập
- Chữa, chấm nhận xét -> chốt KT
d. Củng cố -dặn dò (2-3')
c. Củng cố - dặn dò (2-3')
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
1. Phương pháp vấn đáp:
Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa
ra những kiến thức đã hoàn chỉnh mà hướng dẫn cho học sinh tư duy từng bước một để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học.
Phương pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cường kĩ năng suy nghĩ sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và xác định mức độ hiểu bài cũng như kinh nghiệm đã có của học sinh. Giúp các em hình thành khả năng tự lực tìm tòi kiến thức. Qua đó học sinh ghi nhớ tốt hơn sâu sắc hơn.
Yêu cầu khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng nội dung bài học, câu hỏi đưa ra phải rõ ràng dễ dàng phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong cùng một lớp. Giáo viên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ. Sau đó cho học sinh trả lời, các em khác nhận xét bổ sung. Phương pháp này phù hợp với cả 2 loại bài lý thuyết thực hành
VD: Khi dạy bài Danh từ (Tuần 5) mục đích của bài là học sinh phải nắm được danh từ là gì? - Biết tìm danh từ trừu tượng trong đoạn văn và đặt câu với danh từ đó. VD:
Mang theo chuyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiến xưa
........................................................
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
+ HS: Em tìm những TN chỉ sự vật trong đoạn thơ? ( truyện cổ, tôi, cuộc sống, tiếng xưa, cơn nắng, cơn mưa, con sông, rặng dừa, đời cha ông, đời tôi , con sông, chân trời , ông cha, mình )
+ HS: Sắp xếp các từ vừa tìm được theo nhóm
- Từ chỉ người: ông cha - cha ông, tôi, đời tôi, mình - Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời - Từ chỉ hiện tượng: mưa, nắng - Từ chỉ khái niệm: cuộc sống, truyện cổ, tiếng xưa, đời - Từ chỉ đơn vị: cơn, con, rặng.
+ HS: Những từ đó thuộc loại từ gì? (danh từ)
+ HS: Vậy danh từ là gì? (Danh từ là những từ chỉ sự vật: người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
Vậy qua 4 câu hỏi gợi mở cho các em đã kết thúc một khái niệm ngữ pháp mà nội dung của bài đề ra.
* Tóm lại: Phương pháp gợi mở vấn đáp được sử dụng trong tất cả tiết học và phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
2. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề là giáo viên đưa ra những tình huống gợi vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác tích cực chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề thông qua đó mà kiến tạo tri thức rèn luyện kỹ năng. Tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp dụng lý thuyết vào giải quyết vấn đề của thực tiễn. Nâng cao kỹ năng phân tích và khái quát từ tình huống cụ thể và khả năng độc lập cũng như khả năng hợp tác trong quá trình giải quyết vấn đề.
Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần chuẩn bị trước câu hỏi sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và nội dung của bài đảm bảo tính sư phạm, đáp ứng với các đối tượng học sinh, giáo viên cần chuẩn bị tốt kiến thức để giải quyết vấn đề mà học sinh đưa ra.
VD: Khi dạy bài mở rộng vốn từ ''Đồ chơi - trò chơi'' Giáo viên đưa ra một số thành ngữ - tục ngữ sau: ''Chơi với lửa'', ''Ở chọn nơi, chơi chọn bạn'', chọn thành ngữ thích hợp để khuyên bạn.
a. Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi.
b. Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra mình gan dạ.
Với tình huống (1) các em có thể chọn thành ngữ, tục ngữ ''Ở chọn nơi, chơi chọn bạn''. Những với tình huống (2) các em có thể chọn 1 hoặc 2 thành ngữ tục ngữ đều được.
* Tóm lại: Với phương pháp này giáo viên nên hiểu rằng trong cùng tình huống sẽ có thể có nhiều cách giải quyết hay nhất để ứng dụng trong học tập, trong cuộc sống.
3. Phương pháp trực quan:
Phương pháp trực quan là phương pháp dạy học trong đó có giáo viên sử dụng các phương pháp nhằm giúp học sinh có biểu tượng đúng về sự vật và thu nhận được kiến thức, rèn luyện kỹ năng theo nội dung bài học một cách thuận lợi. Thu hút sự chú ý và giúp học sinh nắm bài ghi nhớ bài tốt hơn, học sinh có thể khái quát nội dung bài và phát hiện mối liên hệ của các đơn vị kiến thức. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát theo nội dung cần truyền đạt.
VD: Khi dạy bài ''Đồ chơi - trò chơi'' giáo viên đưa ra các bức tranh trong SGK để tìm ra các từ ngữ chỉ tên đồ chơi - trò chơi được mở rộng trong bài học.
Bức tranh 1: học sinh tìm từ đồ chơi: "diều" -Trò chơi : "thả diều"
Bức tranh 2: từ chỉ đồ chơi: ''dây'', " nồi xoong '', ''búp bê''; - Trò chơi: "nấu ăn'', ''cho bé ăn bột'',''nhảy dây''
*Tóm lại: Sử dụng phương pháp trực quan giảng dạy phân môn Luyện từ và câu là rất quan trọng vì sẽ khai thác triệt để các kênh hình của bài học, nhờ đó mà giáo viên giúp học sinh nắm bài tốt hơn.
4. Phương pháp rèn luyện theo mẫu:
Phương pháp rèn luyện theo mẫu là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra các mẫu cụ thể qua đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu các điểm của mẫu, cơ chế tạo mẫu và thực hiện theo mẫu. Giúp học sinh có điểm tựa để làm bài, đặc biệt là với học sinh trung bình và yếu còn đối với học sinh khá giỏi không bắt buộc phải theo mẫu để học sinh phát huy tính tích cực chủ động.
5. Phương pháp phân tích:
Đây là phương pháp dạy học trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên tiến hành tìm hiểu các dấu hiệu theo định hướng bài học từ đó rút ra bài học. Giúp học sinh tìm tòi huy động vốn kiến thức cũ của mình để tìm ra kiến thức mới. Tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện kiến thức (về nội dung và hình thức thể hiện) .VD: Khi dạy ''Câu hỏi và dấu chấm hỏi''
B1: Cho học sinh tìm các câu hỏi trong bài tập đọc ''Người tìm đường tới các vì sao''. Các em sẽ tìm được 2 câu:
1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?
2. Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?
Phân tích: - HS: Câu hỏi (1) là của ai? (Xi - ôn - cốp - xki tự hỏi mình)
- HS: Câu hỏi (2) là của ai? (Bạn của Xi - ôn - cốp - xki hỏi)
- HS: Dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi (cuối câu có dấu chấm) giáo viên: Khi đọc câu hỏi phải nhấn mạnh vào ý cần để hỏi.
Qua phân tích của giáo viên, học sinh rút ra được bài học:
1. Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.
VD: Bạn đã đọc bài chưa? VD: Bạn Hoa trở thành học sinh giỏi à?
2. Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác những cũng có những câu để tự hỏi mình.
VD: Chiếc bút này mình đã mua ở đâu nhỉ? VD: Vì sao trái Đất lại quay nhỉ?
3. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (có phải, không; phải không, à,....)
VD: Có phải Trái đất quay xung quanh mặt trời không?
VD: Bạn Hoa trở thành học sinh giỏi à?
* Tóm lại: Trên đây là một số phương pháp dạy học mà tôi áp dụng trong giảng dạy phân môn luyện từ và câu. Tuy nhiên tôi cũng nhận thấy rằng không có 1 phương pháp dạy học nào là tối ưu. Mỗi phương pháp thường có mặt mạnh- mặt yếu của nó, mặt mạnh của phương pháp này sẽ hỗ trợ cho mặt yếu của phương pháp kia. Cho nên để tránh nhàn chán cần phối kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Có như vậy tiết học mới đạt kết quả cao.
File đính kèm:
- Nang cao chat luong giang day phan mon Luyen tu vacau o lop 4.doc