Đề tài Nâng cao hiệu quả quản lí và sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học

- Nói đến hoạt động chuyên môn trong trường Tiểu học thì không thể không nói đến hoạt động của tổ chuyên môn vì tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn là điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng giáo dục.

doc21 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 17780 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả quản lí và sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ trưởng chuyên môn còn mắc phải. Từng bước nâng dần chất lượng sinh hoạt của tổ chuyên môn trong nhà trường. 2.3 Khả năng áp dụng: Phạm vi đề tài không chỉ áp dụng cho một lớp, một trường mà có thể áp dụng cho tất cả các GV đang giảng dạy và làm nhiệm vụ tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường Tiểu học để xây dựng tổ đạt thành tích cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 3/Lợi ích: 3.1 Về tinh thần, thái độ của tổ trưởng và giáo viên: - Vai trò của tổ trưởng được phát huy. Tổ trưởng chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của giáo viên trong tổ trong vấn đề chuyên môn, kịp thời nắm bắt vaø naém baét được những khó khăn của giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để thiết kế nội dung sinh hoạt chuyên môn, phân công nhiệm vụ cho giáo viên rõ ràng, dễ thực hiện; chỉ đạo, tổ chức các hoạt động của tổ khoa học, linh hoạt và sáng tạo. - Giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn đầy đủ và hào hứng, thực hiện tốt nhiệm vụ được tổ trưởng phân công. Không khí các buổi sinh hoạt chuyên môn thể hiện được tính dân chủ, cởi mở. Các thành viên chủ động, tích cực phát biểu ý kiến đóng góp cho nội dung sinh hoạt. Mối quan hệ đồng nghiệp gắn bó hơn, đoàn kết hơn. 3.2 Hiệu quả giảng dạy của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh, phong trào chung của nhà trường * Hiệu quả giảng dạy của giáo viên: - Giáo viên đã xác định đúng mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng tiết dạy, chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học chu đáo, phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học, tổ chức được các hoạt động học tập cho học sinh, giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng một cách chủ động. - Các tiết dạy đã thể hiện được rõ việc phân hóa đối tượng học sinh trong lớp theo trình độ, theo khả năng đáp ứng và sở thích nhất. Đã thực hiện được việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu trong các tiết dạy buổi thứ hai bằng hệ thống bài tập từ dễ đến khó. * Cuối mỗi năm học, chất lượng xếp loại của tổ tôi phụ trách có những chuyển biến tích cực. Năm học Chất lượng giáo viên Xếp loại A Xếp loại B Xếp loại C SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 2011 -2012 2/5 40% 3/5 60% , , 2012 - 2013 3/5 60% 2/5 40% , , HKI 2013 - 2014 3/4 75% 1/4 25% , , * Chất lượng học tập của học sinh: - Nhiều học sinh biết tự học, tham gia thảo luận nhóm hăng hái, biết hỗ trợ nhau hoàn thành công việc chung. Học sinh nghe, đọc, nói viết và tính toán thành thạo, tham gia các hoạt động học tập và giáo dục một cách chủ động và tự giác. - Nhiều em biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống như giải thích một số hiện tượng thiên nhiên, thực hành đo đạc, tính toán chu vi một số vật thường gặp, thường dùng trong thực tiễn. - Nhiều học sinh biết trình bày và trình bày vấn đề một cách lưu loát. Giờ học nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, hiệu quả hơn. * Kết quả thực tế khối lớp 2 tôi làm tổ trưởng từ nhiều năm học: Năm học Chất lượng học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 2011 -2012 48/123 39% 32/123 26% 36/123 29,3% 7/123 5,7% 2012 - 2013 74/124 59,7% 31/124 25% 18/124 14,5% 1/124 0,8% HKI 2013 - 2014 72/115 62,6% 25/115 21,7% 15/115 13,0% 3/115 2,61% * Các phong trào của nhà trường được các giáo viên và các khối lớp tích cực tham gia và được đánh giá xếp loại Khá và Tốt. C - KẾT LUẬN 1. Những điều kiện kinh nghiệm được áp dụng: Để đề tài này được áp dụng, sử dụng có hiệu quả thì cần có những điều kiện phù hợp. Quan trọng nhất là ý thức trách nhiệm của các tổ trưởng chuyên môn sẽ tập hợp được sức mạnh của sự đồng lòng trong tập thể giáo viên tổ mình. Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ, chỉ đạo, kiểm tra của Ban giám hiệu thì khả năng vận dụng của đề tài sẽ thực hiện một các rất hiệu quả. 2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp: Tổ chuyên môn là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của nhà trường, nếu tất cả các tổ chuyên môn trong nhà trường đều đồng loạt hoạt động tốt, làm việc hiệu quả, khoa học, đoàn kết, mọi thành viên trong mỗi tổ đều có trách nhiệm cao, nỗ lực hết mình như nhau chắc chắn mọi công tác của tổ sẽ trôi chảy, thành tích của tổ sẽ cao, nếu tổ nào cũng vậy thì thành tích của trường cũng sẽ rất cao. Vì vậy đề tài này sẽ có triển vọng trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn. Đây là hoạt động cốt lõi để nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật trong từng đơn vị tổ, góp phần tạo nên sức mạnh chung của toàn trường. 3. Đề xuất, kiến nghị: * Đối với Ban Giám hiệu nhà trường: Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của các bộ phận trong nhà trường để tổ trưởng nắm được phạm vi, giới hạn, trách nhiệm của mình trong vấn đề quản lí, chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn. Động viên, khuyến khích và đánh giá chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trên cơ sở kết quả sinh hoạt chuyên môn của tổ, thể hiện ở hiệu quả công việc và tinh thần, thái độ của giáo viên trong từng tổ. * Đối với giáo viên: Thực hiện tốt nhiệm vụ của giáo viên được quy định trong Luật Giáo dục, Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học, Điều lệ trường tiểu học, Pháp lệnh cán bộ công chức và các quy định của nhà trường. Tham gia xây dựng và thực hiện tốt quy định về nền nếp dạy học của nhà trường. Tích cực, chủ động trong việc giảng dạy học sinh, đổi mới phương pháp dạy học; khi có khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần phản ánh với tổ trưởng hoặc Ban giám hiệu; chủ động đề xuất những sáng kiến hay trong sinh hoạt tổ chuyên môn. Trên đây là một số kinh nghiệm khi thực hiện việc sinh hoạt chuyên môn tổ chuyeân moân. Tôi mong rằng sẽ được các đồng nghiệp giúp đỡ, nhận xét và bổ sung góp ý thêm để đề tài của tôi thêm hoàn thiện hơn, góp phần hoàn thành tốt công tác chuyên môn được các cấp tin tưởng giao phó. Góp phần cùng giáo viên trong trường hoàn thành nhiệm vụ năm học và các năm học tiếp theo để góp một phần nhỏ đưa sự nghiệp giáo dục của nhaø tröôøng ngày một đi lên. Bồng Sơn, ngaøy 6 thaùng 3 naêm 2014 Ngöôøi vieát Nguyễn Thị Phượng  TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Hệ thống văn bản pháp quy quản lý chỉ đạo chuyên môn giáo dục Tiểu học. 2/ Kế hoạch chuyên môn nhà trường. 3/ Điều lệ trường Tiểu học. 4/ Luật Giáo dục. 5/ Luật phổ cập Giáo dục tiểu học. 6/ Pháp lệnh cán bộ công chức và các quy định của nhà trường. 7/ Các tạp chí Giáo dục và thời đại. Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT CẤP TRƯỜNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Bồng Sơn, ngày tháng năm 2014 Hiệu trưởng Ý KIẾN HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT PHÒNG GD -ĐT HOÀI NHƠN .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Hoài Nhơn, ngày tháng năm 20 MỤC LỤC A- MỞ ĐẦU ............................ Trang 1 I. Đặt vấn đề ............................. Trang 1 1/ Thực trạng của vấn đề 2/ Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới ........................... Trang 1 3/ Phạm vi nghiên cứu .......................... Trang 2 II. Phương pháp tiến hành ........................... Trang 2 1/ Cơ sở lí luận và thực tiễn ............................ Trang 2 1.1 Cơ sở lí luận ............................ Trang 2 1.2 Cơ sở thực tiễn ............................. Trang 2 2/ Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp: ........................... Trang 3 2.1. Biện pháp: ........................... Trang 3 2.2 Thời gian: ............................ Trang 3 B – NỘI DUNG ............................ Trang 3 I. Mục tiêu: ............................ Trang 3 II. Mô tả các giải pháp của đề tài: ............................. Trang 3 *1/ Nội dung các giải pháp: ............................ Trang 4 1.1. Giải pháp 1: Triển khai các chuyên đề trong tổ chuyên môn ...............Trang 4 1.2. Giải pháp 2: Tổ chức tốt các tiết dự giờ, thao giảng – Biện pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên ........................... Trang 5 1.3 Giải pháp 3: Một số vấn đề thảo luận thường gặp phải trong sinh hoạt tổ chuyên môn ..................... Trang 8 1.4 Giải pháp 4: Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn ........................... Trang 9 1.5 Giải pháp 5: Tổ trưởng chuyên môn luôn tự bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn ............................ Trang 13 2/ Khả năng aùp dụng ........................... Trang 14 3/ Lợi ích ............................ Trang 14 C - KẾT LUẬN ............................ Trang 15 1. Những điều kiện kinh nghiệm được áp dụng: ..................... ........Trang 15 2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp ............. Trang 15 3. Đề xuất, kiến nghị ........................... Trang 15

File đính kèm:

  • docSKKN- PHUONG.2014.doc