Đề tài Nâng cao hiệu quả học Tập làm văn cho học sinh lớp 4

 Dạy học Tiếng Việt trong trường tiểu học nói chung và dạy phân môn Tập làm văn nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Nhất là Tập làm văn là môn tổng hợp cao nhất của tất cả các phân môn Tiếng Việt khác ở bậc tiểu học: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, luyện từ và câu. Mục tiêu của cả người dạy và người học là “ có cảm xúc” trong mỗi tiết học văn. Người giáo viên giúp cho các em cảm nhận được cái hay cái đẹp trong các bài văn, bài thơ, cuộc sống xung quanh và thể hiện “cái đẹp” đó bằng ngôn ngữ giầu hình ảnh. Song một thực tế mà chúng ta điều biết là hiện nay, trong các cấp học mà đặc biệt là bậc Tiểu học, phần lớn học sinh viết văn rất khô khan.

 

doc23 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả học Tập làm văn cho học sinh lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải có trọng tâm. Học sinh biết lựa chọn chi tiết nổi bật, lướt qua chi tiết phụ để viết sâu dùng “từ đắt”. Ví dụ bài: Tả cây hoa hồng thì phải tả kĩ. Nhìn tổng thể hoa trên cây, nhìn chi tiết từng bông: Bông nở to, bông chúm chím, nụ… Phát hiện vẻ đẹp riêng của chúng, so sánh chúng. Quan sát kĩ từng cánh hoa, cách cấu tạo và điều quan trọng nhất là phải làm nổi bật hình ảnh loài hoa, cây hoa mình quan sát. 2. Đưa nghệ thuật vào bài văn. Nói đến nghệ thuật ta có cảm giác nó cao siêu và xa vời với học sinh tiểu học. Nhưng cái “nghệ thuật” ở các em chỉ đơn giản là việc chọn lọc từ ngữ, hình ảnh và sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa… Bởi vậy nó cũng rất gần gũi quen thuộc với các em vì các em đã có được cả một quá trình học tập và rèn luyện. Trong quá trình tập diễn đạt nội dung, có thể gợi ý bằng các câu hỏi: - Ta có thể tả màu sắc hoa hồng nhung bằng từ nào? (đỏ thẫm, đỏ thắm). - Gốc hồng làm nhiệm vụ gì? Tuy nó sần sùi màu nâu và khô cằn. Em có thể dùng biện pháp so sánh hay nhân hoá để làm nổi bật nét đẹp trong hình thức xấu xí của nó được không? (gốc cây như người mẹ giản dị trong bộ áo nâu xám. Nhường sắc xanh tươi cho lá, cho hoa). - Những chiếc gai có thể nhân hóa được không? (Nhân hoá như những người lính). - Tàu lá chuối có thể so sánh với cái gì? ( Cái quạt khổng lồ, tấm lụa màu xanh lục). - Những quả chuối cong cong giống cái gì? (Vầng trăng khuyết). Bằng cách gợi mở, dẫn dắt như vậy học sinh sẽ nêu ra những ý kiến của mình. Sau khi nghe phần trình bày của các em, tôi sẽ rút ra một số từ ngữ, hình ảnh, câu văn hay để cả lớp có thể học tập và đưa vào bài của mình. 3. Đưa cảm xúc vào bài văn. Một bài văn hấp dẫn, gây ấn tượng với người đọc không thể thiếu “cảm xúc” của người viết. Cảm xúc không chỉ có ở phần kết luận. Nó phải được thấm đậm trong từng câu, từng lời của bài văn. Đối với học sinh nhỏ thì điều này thật là trìu tượng. Bởi vậy ta không nên đòi hỏi các em một cách chung chung. Các em lồng được tình cảm của mình vào từng ý văn, giáo viên nên gợi ý cụ thể như sau: - Hoa hồng đẹp đến khó tả được. Khi ngắm nhìn hoa em cảm thấy như thế nào? (Hoa đẹp lộng lẫy say đắm lòng người). - Hương chuối chín thơm lừng gợi cho em cảm giác như thế nào? (Thèm được ăn ghê lắm). - Được ăn trái ngon em có suy nghĩ gì về người trồng? (Biết ơn). Tương tự như vậy ta cần “bắt” học sinh đưa ra những suy nghĩ, nhận xét cảm xúc của mình trước một vật, sự việc. Bài văn sẽ không đơn giản là sự liệt kê. Nó thấm đẫm các suy nghĩ, cảm xúc của người viết. Kết hợp được 3 yếu tố trên: Nội dung, nghệ thuật, cảm xúc thì bài văn của học sinh cũng đạt tới một thành công lớn. Nó sẽ là mảnh đất màu mỡ cho ta vun trồng những năm học tới. 4. Kết quả. Sau một năm nghiên cứu chương trình lớp 4. Bằng cả sự lao động nỗ lực của thầy và sự rèn luyện chăm chỉ của trò. Chất lượng học văn của lớp tôi nâng cao rõ rệt. Từ chỗ học sinh chưa viết được những bài văn gãy gọn, mạch lạc, các em đã xây dung được những bài văn hay, câu văn giàu hình ảnh, điểm khá, điểm giỏi ngày càng nhiều. Kết quả đối chiếu đầu năm và cuối năm như sau: Khảo sát Sỹ số HS Bài điểm 9-10 Bài điểm 7- 8 Bài điểm 5- 6 Bài điểm 3- 4 Bài điểm 1- 2 Đầu năm 32 2 11 16 2 1 Cuối năm 32 13 12 7 0 0 Tôi cũng xin đưa ra những bài văn điển hình của lớp tôi: */ Bài số 1: Đề bài: Tả chiếc áo mà em thích? Bài làm: Em có một tủ quần áo với rất nhiều quần áo đẹp. Nhưng em thích nhất chiếc áo trắng đồng phục mùa hè. Đây là chiếc áo, em được mẹ may cho từ đầu năm học. Đó là một chiếc áo sơ mi trắng tinh. Màu trắng tinh khôi của tuổi học trò, tuy giản dị nhưng với em nó thật đẹp. Quanh cổ và ống tay áo được trang trí thêm đường diềm kẻ sọc màu nâu xen lẫn màu đen, rất khoẻ khoắn. Bên ống tay trái may thêm một chiếc túi xinh xắn và cặp cầu vai vồng vồng. Thân áo hình chữ A mặc lên người nhìn rất điệu đà, hợp với học sinh chúng em. áo may bằng vải phin trắng, đặc biệt thấm mồ hôi vào những ngày hè nóng bức. Chính vì vậy em thấy rất tự tin và thoái mái mỗi khi mặc nó. Hàng tuần, cứ vào thứ hai, thứ tư, thứ sáu em lại khoác trên người tấm áo thân yêu. Sân trường em dường như dịu đi dưới cái nắng hè chói chang nhờ những tấm áo màu trắng ấy. Nhìn từ trên cao xuống sân truờng em như có hàng trăm chú cò đang bay lượn. Em luôn hãnh diện và tự nhủ phải luôn cố học thật tốt để ứng đáng là con ngoan trò giỏi. Đỗ Danh Hoài Phương – 2009 */ Bài số 2: Đề bài: Tả cây bóng mát hoặc cây hoa em thích? Bài làm: Mảnh vườn xinh xắn nhà em có rất nhiều hoa nhưng nổi bật nhất là cây hoa hồng nhung. Bố em trồng từ mùa xuân năm ngoái. Nhìn từ xa, cây hoa hồng giống như một cây nấm màu xanh điểm xuyết vài xen đỏ. Khi lại gần ta mới thấy hết vẻ đẹp tuyệt vời của cây. Thân cây thâm thấp, gốc như một người mẹ giản dị khoác tấm áo màu nâu xám nhường sắc xanh tươi, đỏ thắm cho lá, cho hoa. Cành cây khẳng khiu đan chéo vào nhau vươn ra mọi phía. Đôi ba mầm non mới nhú lên mập mạp đầy sức sống. Rải rác trên cành lá những chú lính gai nhọn hoắt đứng trang nghiêm canh gác cho nàng công chúa hoa hồng. Lá cây cũng lạ lắm, chúng được viền một hàng răng cưa màu tía đều đặn. Đầu cành những chùm lộc non màu nâu đỏ mỡ màng vươn mình đón những tia nắng ban mai ấm áp. Nổi bật trên nền lá xanh là những bông hoa đỏ thắm, đẹp lạ lùng. Cánh hoa mịn màng như nhung, cuốn quanh vầng nhuỵ. Đôi ba nụ hồng chúm chím e lệ, lấp ló trong nền áo xanh mỏng. Một vài bông muốn khoe hết vẻ đẹp của mình, xoè rộng từng chiếc cánh, phô vầng nhuỵ vàng óng, thật lộng lẫy, ngào ngạt toả hương thơm. Mùi hương quyến rũ, lũ ong bướm bay tới như đi hội. Hoa hồng đẹp nhất vào buổi sáng sớm, khi ấy những hạt sương còn đọng trên cánh hoa, lấp lánh như hạt ngọc. Ai đi qua cũng phải trầm trồ khen “Hoa hồng đẹp quá!”. Chủ nhật hay ngày lễ, mẹ em thường mang hoa vào nhà cắm. Hoa đã làm đẹp cho cuộc đời, đem niềm vui đến cho mọi người. Ngày nào em cũng dậy thật sớm để tưới cho cây. Chăm sóc cây quả là một việc làm thú vị phải không các bạn?. Đỗ Thuỳ Linh – 2009 */ Bài số 3: Đề bài: Tả một con vật nuôi trong nhà? Tả đàn gà mẹ và đàn gà con? Bài làm: Sáng sớm ông mặt trời tỉnh giấc, vươn vai, vén màn rọi những tia nắng ban mai xuống làng quê, cảnh vật thay đổi, tươi tỉnh hẳn. Chị mái mơ dẫn đàn con đi kiếm ăn. Đàn gà trông thật xinh xắn, chúng kêu liếp nhiếp chạy quanh chân mẹ giống như cái kén vàng ươm biết cử động. Đôi mắt chúng ngơ ngác nhìn quanh tỏ vẻ lạ lùng, giống như những em bé mới cất tiếng khóc chào đời. Đôi chân nhỏ xíu như chiếc tăm màu hồng hồng. Cái mỏ như hai vỏ trấu chắp lại nhưng tôi chắc rằng chúng phải cứng cáp hơn nhiều. Trông đàn gà con bé bỏng, tuổi thơ lại chợt hiện về với bao ký ức đẹp đẽ. Con gà mái mẹ thì lo lắng đẻ mắt đến con mình. Đôi mắt ấy mới dịu dàng làm sao, nó cứ dõi theo từng bước chân của đàn con nhỏ. Chân chị bước thong thả cho đàn con kịp theo. Thấy mẹ “lục tục”, đàn con ùa về chân mẹ để được chia phần. Trên mặt chị Mái Mơ hiện rõ niềm vui. Khi mặt trời lên cao, đôi cánh của chị đủ rộng che mát cho cả đàn con của mình. Chú trống choai thấy mẹ con gà Mái Mơ đi kiếm ăn ở vườn lạ cũng đi theo. Thỉnh thoảng chú lại cất giọng gáy lanh lảnh của mình cho tất cả cùng nghe. Gió nhẹ thổi làm cỏ cây rung rinh. Trên cành cây chim hót véo von. Nhìn đàn gà con đáng yêu lòng em tràn ngập niềm vui. Em mong sao các chú gà con nhanh lớn để có thêm đàn gà con mới. Thuý Anh – 2009 III. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị. Để mỗi giờ dạy tập làm văn đạt hiệu quả cao, người giáo viên biết sáng tạo, phối hợp hài hoà nhiều yếu tố. Hơn thế nữa, người giáo viên còn cần tận tâm với nghề, với bài dậy để tự rút kinh nghiệm sau mỗi tiết học. Để dạy văn được tốt, trước tiên: Hãy suy nghĩ thật kỹ, dạy thật tốt các phân môn, tập đọc, luyện từ và câu, kể chuyện. Bởi chúng có tác động trực tiếp đến Tập làm văn. Nó giúp học sinh tích luỹ vốn từ, hiểu và vận dụng từ, vận dụng những câu văn, đoạn vă hay của bài tập đọc vào bài văn của các em. Mặt khác thông qua những bài văn hay cần cho học sinh nhận xét việc sử dụng từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật, từ đó giúp các em tích luỹ được vốn kiến thức văn học. Hay, trong giờ luyện từ và câu, hướng dẫn học tôi luôn khuyến khích, hướng dẫn học sinh từ các từ hay (theo chủ đề), đặt câu văn giàu hình ảnh, phân tích từ, so sánh câu. Môn Tập làm văn quả là khó đối với học sinh. Bài Tập làm văn là một tác phẩm văn học của các em. Tác phẩm này hay, dở còn phụ thuộc vào năng lực của mỗi em, kỹ năng giao tiếp, điều kiện sống của gia đình. Với lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm, lòng yêu nghề, tôi đã khắc phục được khó khăn và giúp học sinh lớp tôi ngày càng yêu thích môn Tập làm văn hơn và tôi thấy các em học văn thực sự có hiệu quả. Trên đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy nhằm bồi dưỡng niềm say mê, yêu thích môn Tập làm văn cho học sinh lớp 4. Trong quá trình thực hiện tôi đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ song không tránh được những thiếu sót. Vậy tôi rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và đóng góp chân thành của các cấp lãnh đạo, các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường và bạn bè đồng nghiệp để tôi giảng dạy ngày một tốt hơn, góp một phần công sức nhỏ bé của mình nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của Trường Tiểu học Minh Khai. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2009 Người viết Nguyễn Thị Hằng ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của Hội đồng khoa học cơ sở. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Chủ Tịch Hội Đồng (Ký tên, đóng dấu) Phòng giáo dục huyện hoài đức Trường tiểu học minh khai ******&****** Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Nâng cao hiệu quả môn tập làm văn cho học sinh lớp 4. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Giáo viên chủ nhiệm: Lớp 4A Hà nội, tháng 05/2009

File đính kèm:

  • docNang cao hieu qua hoc Tap lam van.doc
Giáo án liên quan