Môn Toán là môn học có tầm quan trọng đặc biệt đối với giáo dục ở tất cả các cấp học . Bởi vì môn toán giúp các em phát triển tư duy lô gíc, thói quen lập luận, phân tích vấn đề, rèn tính khoa học ,chính xác ,phát triển óc tưởng tượng ,quan sát.Có thể nói học tốt môn toán là điều kiện để học sinh có thể học tốt tất cả các môn khác như Tiếng việt, Mĩ thuật .Trong hệ thống giáo dục thì Tiểu học là nền móng ban đầu
5 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A / Đặt vấn đề :
Môn Toán là môn học có tầm quan trọng đặc biệt đối với giáo dục ở tất cả các cấp học . Bởi vì môn toán giúp các em phát triển tư duy lô gíc, thói quen lập luận, phân tích vấn đề, rèn tính khoa học ,chính xác ,phát triển óc tưởng tượng ,quan sát...Có thể nói học tốt môn toán là điều kiện để học sinh có thể học tốt tất cả các môn khác như Tiếng việt, Mĩ thuật ....Trong hệ thống giáo dục thì Tiểu học là nền móng ban đầu ,nền móng ấy có vững chắc thì lâu đài kiến thức của mỗi công dân mới vững chắc được. Đồng thời, Toán 3 trong chương trình Tiểu học bổ sung, hoàn thiện các kiến thức và kinh nghiệm cơ bảncủa môn toán ở giai đoạn; lớp 1,2,3; chuẩn bị cho việc dạy học toán lớp 4, 5. Do vậy việc " Nâng cao chất lượng dạy – học toán 3" là rất cần thiết .
B/ Giải quyết vấn đề:
"Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy - học toán?" là một câu hỏi quen thuộc đối với mọi giáo viên .Tôi nghĩ trước tôi đã có nhiều người nghiên cứu về vấn đề này ,cũng có nhiều sáng kiến có sức thuyết phục được vận dụng và đạt kết quả cao nhưng về phương diện cá nhân, tôi thiết nghĩ vấn đề này không mới nhưng cũng không bao giờ cũ đối với người giáo viên vì đối tượng của chúng ta là con người - là một chủ thể luôn luôn biến đổi về mọi mặt và theo xu thế phát triển của từng thời đại. Thực trạng dạy và học ở các trường tiểu học hiện nay đã có nhiều đổi mới so với trước kia. Nhờ có sự quan tâm của Đảng và nhà nước , phong trào xã hội hoá giáo dục ngày càng phát triển sâu, rộng. Hầu hết các trường được tăng cường về cơ sở vật chất , trang thiết bị dạy - học. Nội dung và phương pháp dạy - học cũng đã có nhiều đổi mới . Nhưng phương pháp , hình thức dạy học tóan chủ yếu vẫn là: Giảng giải, vấn đáp, qui nạp, và dạy theo cả lớp là chủ yếu.
Ưu điểm của những phương pháp, hình thức dạy học này là: Giáo viên chủ động về mọi mặt: kiến thức, thời gian học sinh nắm được kiến thức chủ yếu ...
*Hạn chế: Học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động . Những em khá hơn thường có thời gian thừa gây mất trật tự . Những em học kém có cảm giác chán nản
vì phải làm số bài tập bằng học sinh khá. Vì vậy không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã mạnh dạn, tích cực thay đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong lớp mình. Cụ thể như sau :
1, Phân loại học sinh:
Ngay đầu năm học, tôi cho sinh làm 1 bài kiểm tra những kiến thức , kỹ năng cơ bản của lớp 2. Từ đó đánh giá chất lượng, phân loại học sinh theo trình độ kiến (Giỏi, khá, Trung bình, Yếu ). Đồng thời tôi điều tra trình độ nhận thức của các em qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua việc trực tiếp trò chuyện với học sinh để nắm được đặc điểm tâm lý, sở thích của học sinh và hoàn cảnh gia đình của từng em (Phân loại theo đặc điểm tâm lý và hoàn cảnh gia đình).
2 . Chuẩn bị tốt cho giờ dạy, bao gồm :
- Nghiên cứu kỹ bài, nắm vững nội dung kiến thức, mục tiêu bài học (nói chung) và đề gia mục tiêu cụ thể cho lớp mình, cho từng loại trình độ của học sinh trong lớp.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức tiết học : từng đơn vị kiến thức học sinh làm gì , giáo viên làm gì ... (Cụ thể cho từng nhóm đối tượng học sinh khá giỏi, trung bình , yếu; cụ thể cho một vài học sinh cá biệt )
- Dự kiến hình thức tổ chức giờ học : Tuỳ theo nội dung bài học, theo từng đơn vị kiến thức trong bài để tổ chức hình thức dạy - học cho phù hợp . Ví dụ : Với bài: “Thực hành đo độ dài ". Để dạy tốt bài này, tôi hướng dẫn học sinh quan sát đo vật thực nhiều lần. Gọi các em lên đo sau đómois hướng dẫn các em cách ước lượng.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: nếu đã có sẵn thì chỉ việc nghiên cứu việc sử dụng như thế nào ? Vào lúc nào trong giờ dạy ? Nếu chưa có đồ dùng thì giáo viên phải nghiên cứu tự làm .
3/ Tổ chức hoạt động học sinh trên lớp:
- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học theo đúng kế hoạch đã chuẩn bị (cũng có thể thay đổi, điều chỉnh nếu phát hiện bất hợp lý hoặc có sự cố bất ngờ ngoài dự kiến). Đồng thời giáo viên tổ chức giờ học sao cho học sinh chủ động học tập, giáo viên là người tổ chức, trọng tài kiến thức.
- Khi tổ chức học theo lớp (thường tổ chức khi cần thống nhất nội dung kiến thức hoặc giải đáp thắc mắc của học sinh, hoặc kết luận một nội dung kiến thức, khái niệm nào đó, .....) tôi cố gắng thu hút học sinh, bằng mọi cách tạo hứng thú học tập cho học sinh. Cụ thể như: hệ thống câu hỏi, bài tập ngắn gọn, chính xác, phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp; đồng thời lời nói, thái độ của giáo viên phải nhẹ nhàng, dứt khoát... gần gũi học sinh và tuyên dương khen kịp thời đúng mức, phù hợp từng đối tượng học sinh.
- Khi tổ chức cho học sinh học nhóm: (thường tổ chức khi thảo luận để tìm ra kiến thức mới hoặc trong tiết luyện tập ) tôi giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng cụ thể, tổ chức cho tất cả các nhóm đều được báo cáo và mọi thành viên trong nhóm đều thay phiên nhau báo cáo. Hình thức báo cáo cũng phong phú: trình bày miệng, viết, vẽ hình ,....
- Khi tổ chức cho học sinh học cá nhân: (thường là trong các giờ luyện tập) tôi cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em, theo từng đối tượng khá, giỏi, trung bình, yếu. Trong quá trình học sinh làm việc tôi trực tiếp theo dõi quan sát, kịp thời uốn nắn, giúp đỡ những em còn lúng túng.
- Trong mỗi tiết học tôi cũng thường xuyên tổ chức nhiều hình thức học tập khác nhau, tuỳ theo nội dung kiến thức và yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của bài học. 4/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
Bên cạnh việc tổ chức tốt các giờ học trên lớp thì việc hướng dẫn học sinh học ở nhà cũng được tôi chú trọng. Đây là việc làm rất quan trọng vì học sinh vì các em có chuẩn bị tốt bài ở nhà thì mới có thể tiếp thu được bài hôm sau; bởi việc học ở nhà không đơn thuần là việc làm tiếp các bài luyện các kiến thức mới mà còn là việc nghiên cứu tìm hiểu trước bài học hôm sau, ôn tập,nhớ lại các kiến thức có liên quan
đến bài ngày mai sẽ học. Vì vậy khi giao bài về nhà cho học sinh tôi thường giao theo đối tượng trình độ và nội dung các bài tập đảm bảo : có bài tập luỵện tập củng cố kiến thức vừa học buổi sáng , có bài tập tìm hiểu nội dung kiến thức sẽ học trong ngày mai hoặc ôn tập những kiến thức đã học có liên quan đến bài học hôm sau. Ví dụ sau khi học bài "Gấp một số lên nhiều lần" tôi cho học sinh bài về nhà như sau:
7
4
gấp 6 lần gấp 5 lần
- Những bài tập còn lại của phần luyện tập lúc sáng (những em yếu có thể giảm bớt số lượng phép tính hoặc số lượng bài tập nếu chúng tương tự như nhau).
Song song với những việc làm trên, trong các giờ học tôi luôn tạo điều kiện cho các em được nhận xét đánh giá ý kiến, bài làm của bạn. Bằng các hình thức như: nhận xét câu trả lời của bạn, nhận xét bài làm của bạn, hoặc cho các em tự chấm bài của mình (hoặc của bạn) sau đó nhận xét, báo cáo (bạn làm như thế nào, em cho điểm như thế nào, vì sao cho như vậy) rồi yêu cầu em khác nhận xét xem bạn chấm như vậy đã chính xác chưa. Tất nhiên lúc đầu các em chưa quen sẽ lúng túng, nhưng tôi kiên trì hướng dẫn nhiều lần các em đều quen và làm tốt .
Bên cạnh đó tôi luôn động viên khuyến khích các em kịp thời, dù chỉ là tiến bộ rất nhỏ. Trong cácgiờ giải lao tôi gần gũi, động viên các em tính mạnh dạn, tích cực phát biểu, nêu ý kiến của mình ...
C/ Kết thúc vấn đề :
Qua việc vận dụng các phương pháp trên ,tôi nhận thấy các em chủ động mạnh dạn, tự tin, phấn khởi trong học tập . Các em có thói quen tự chủ , sáng tạo, phát triển tư duy lô gíc, có đầu óc tổ chức. Tất cả các em đều nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản. Nhiều em khá vươn lên giỏi, học sinh giỏi đi thi các cấp 100%số em đạt điểm trung bình môn toán. Đồng thời các em phát huy được tính tự chủ, tự quản, đoàn kết, thi đua nhau học tập, có tác dụng tích cực đến kết quả học tập các môn học khác. Tôi đã sử dụng các phương pháp trên khi dạy chuyên đề và tham dự hội giảng cấp trường, cấp huyện đạt kết quả cao.
Kết quả cụ thể :
XLhọc lực
Giỏi
Khá
TBình
Yếu
Đầu năm
6,6%
15,6%
63,7%
13,3%
Kỳ I
13,2%
29,7%
53,3%
3,3%
Kỳ II
19,8%
42,9%
37,7%
0%
Cả năm
23,1%
59,4%
17.5%
0%
D/ Bài học kinh nghiệm :
1/ Giáo viên phải nắm vững kiến, nhiệt tình, có thời gian, không ngừng nghiên cứu tìm tòi các phương pháp dạy cho phù hợp.
2/ Giáo viên luôn quan tâm đến mọi đối tượng học sinh.
3/ Bài học nào cũng phải tìm ra cách học, cách dạy phù hợp với phương châm:" Học thày không tày học bạn " Luôn để cho học sinh tự phát, tự nhận xét, tự sửa chữa cho nhau.
4/ Giáo viên động viên, khuyến động viên kịp thời với những em có tiến bộ ,dù nhỏ ,gây niềm tin cho các em.
5/ Giáo viên phải nắm vững hoàn cảnh gia đình học sinh, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh tổ chức việc học ở nhà của các em đạt kết quả cao.
6/ Giáo viên nhẹ nhàng, cởi mở, luôn tôn trọng học sinh để các em thấy giáo viên là bậc thầy và cũng là người bạn của các em.
7/ Trong giờ học sử dụng nhiều hình thức tổ chức và phương pháp dạy học để thu hút mọi đối tượng hoc sinh .
8/ Tổ chức duy trì tốt đội ngũ cán bộ lớp và hoạt động kiểm tra bài học đầu giờ
Trên đây là những việc làm mà tôi đã áp dụng để nâng cao chất lượng trong giảng dạy Toán. Tuy nhiên , do điều kiện cơ sở vật chất và năng lực có hạn nên còn nhiều hạn chế , nhưng tôi thấy bước đầu thu được kết quả đáng mừng .
Khánh Nhạc, ngày 15 tháng 5 năm 2007
Người viết
Nguyễn Thị Bích Liên
File đính kèm:
- SKKN Toan 3.doc