Đề tài Nâng cao chất lượng giảng dạy môn tập viết ở lớp một

- Trong các môn học ở lớp Một, Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt. Phân môn Tập viết không những trang bị cho học sinh bộ chữ cái La tinh mà thông qua nét chữ còn thể hiện tính cách của con người. Chính vì vậy mà chữ viết của học sinh luôn là vấn đề hàng đầu được giáo viên cũng như phụ huynh quan tâm đến.

doc10 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng giảng dạy môn tập viết ở lớp một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện hành treo bên phải bảng lớp, không chỉ trong giờ tập viết mà ngay cả ở những giờ các môn học khác khi có học sinh viết chưa được đúng mẫu. + Bộ chữ rời viết thường và bộ chữ viết hoa. - Một số qui định về đường kẻ: + Thứ tự dòng kẻ trong khung kẻ ca rô 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 7 Để dạy học sinh tập viết theo quy trình, hướng dẫn các em viết trên vở, bảng có đường kẻ ca rô. Quy ước các đường kẻ như sau: - Luyện tập viết các nét cơ bản: * Cách viết nét cong - Nét cong trái: điểm đặt bút bên dưới dòng kẻ thứ ba một chút, đưa nét bút sang trái và lượn cong xuống chạm đến nét một rồi đưa bút về bên phải và lượn cong cho đến điểm dừng bút khoảng ở giữa dòng 1 và 2. Điểm dừng bút lệch về phía phải một chút so với điểm đặt bút. - Nét cong phải: điểm đặt bút bên dưới dòng kẻ ba một chút, đưa nét bút sang phải và lượn cong xuống cho đến dòng một rồi đưa bút về bên trái và lượn cong lên cho đến điểm dừng bút khoảng ở giữa dòng 1 và 2. Điểm dừng bút lệch về phía trái so với điểm đặt bút một chút. - Nét cong kín: điểm đặt bút bên dưới dòng ba một chút, đưa nét bút sang trái và lượn cong xuống chạm dòng một rồi đưa bút về bên phải và lượn lên cho đến khi chạm nét đặt bút. * Cách viết nét móc: - Nét móc xuôi: điểm đặt bút từ dòng 2 lượn sang bên phải về phía trên chạm dòng 3 rồi kéo thẳng xuống chạm dòng 1. Độ rộng của đường cong gần ½ đơn vị. - Nét móc ngược, móc hai đầu, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt, nét gút: điểm bắt đầu, điểm uốn lượn, điểm dừng bút. Học sinh được luyện viết các nét trên vào bảng con nhiều lần, vì nếu các nét cơ bản này có viết đẹp thì sẽ viết đẹp các con chữ. - Tập viết chữ thường: Ở mỗi giờ tập viết, tôi luôn yêu cầu các em phải nắm vững: cấu tạo từng con chữ (hình dáng, độ cao, độ rộng). + Các chữ cái b, g, h, k, l, y được viết với chiều cao 2,5 đơn vị. + Chữ cái t được viết với chiều cao 1,5 đơn vị. + Chữ cái d, đ, p, q được viết với chiều cao 2 đơn vị. + Các chữ cái còn lại o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê, i, u, ư, n, m, v, x được viết với chiều cao 1 đơn vị. + Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh là 0,5 đơn vị + Quy trình viết các con chữ (điểm đặt bút, điểm uốn lượn, điểm dừng bút) Ví dụ: Khi viết chữ g: điểm đặt bút ở dưới dòng kẻ ba một chút và điểm dừng bút ở dòng kẻ hai (chữ g kéo xuống 2,5 đơn vị). Khi vieát töø phaûi vieát lieân keát, vieát lieàn maïch trong moät chöõ, choã naøo caàn noái neùt baèng neùt phuï, muoán theá, khi giaùo vieân vieát maãu treân baûng phaûi vieát chaäm, vöøa vieát vöøa thuyeát trình cho caùc em nghe, thaáy ñeå caùc em quen daàn. Ví duï: vieát töø: xinh ñeïp. x noái vôùi inh -> xinh. ñ noâí vôùi ep -> ñep -> theâm daáu naëng -> ñeïp. - Cách viết dấu phụ và dấu thanh Quy trình viết dấu thanh (và dấu phụ) là một khâu không thể thiếu trong quy trình chung viết chữ ghi âm tiếng Việt. * Viết dấu phụ: Dấu ở các chữ cái ă, â, ê, ô, đặt ở vị trí phía trên đầu các chữ cái. Điểm cao nhất của dấu không quá 1/3 đơn vị, điểm thấp nhất của dấu không chạm vào đầu các chữ cái (cách đầu chữ cái một khe hở), chiều ngang của dấu bằng 1/3 đơn vị chữ. Dấu của chữ cái ư, ơ là một dấu như hình lưỡi câu đặt hơi nghiêng phía trên bên phải của thân chữ, độ cao không quá 1/3 ô. Ở chữ cái ư, dấu “móc câu” có điểm dừng bút chạm vào đầu của nét móc thứ hai. Ở chữ cái ơ dấu “móc câu” có điểm dừng bút chạm vào điểm dừng bút của nét cong khép kín. * Viết nét thanh: Dấu sắc, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, có độ dài bằng 1/3 ô. Dấu thanh chỉ đặt vào chữ ghi nguyên âm chứ không đặt ở vị trí giữa hai chữ cái. Ở các chữ ghi tiếng không có âm đệm và không có âm cuối vần, dấu thanh đặt trên hoặc dưới âm chính. Ví dụ: bà, mẹ, bố Ở các chữ ghi tiếng có âm chính là nguyên âm đơn và âm cuối vần cũng là bán nguyên âm, dấu thanh đặt trên chữ ghi âm đơn làm âm chính. Ví dụ: đầu, vào Ở các chữ ghi tiếng có âm đệm đầu vần, dấu thanh đặt trên hoặc dưới âm chính Ví dụ: loé, nhoẻn, thuỷ, toàn Trong trường hợp chữ viết ghi tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi. Ví dụ: tía, rùa, ngựa Nếu có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ hai của nguyên âm đôi. Ví dụ: miếng, buồng, rượu Trường hợp dấu thanh xuất hiện trong các tiếng mà nguyên âm ở phần đầu có dấu phụ thì dấu thanh viết như sau: Ở các nguyên âm có dấu mũ (^) (â, ê, ô), dấu sắc (/), huyền (\), hỏi (?) được viết hơi cao hơn và hơi lệch về phía phải của dấu mũ. Ví dụ: ấm, trồng, biển Các nguyên âm có dấu thanh ở vị trí phía trên của dấu ( ) Ví dụ: bắp, nằm, tắm Trong giờ tập viết điều quan trọng là khi học sinh viết, giáo viên phải theo dõi và luôn nhắc nhở độ cao từng con chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong từ. Nhất là với học sinh yếu các em thường dễ lẫn lộn độ cao. Vì thế khi chấm điểm giáo viên phải kiểm tra và xem của chính giáo viên luôn là một đồ dùng trực quan sinh động, rõ nét và gần gũi với xét thật kĩ từng chữ viết của mỗi học sinh để tìm ra những chữ viết chưa chuẩn, kịp thời giúp các em sửa chữa, điều chỉnh lại cho đúng. Ở mức độ cao hơn nữa, giáo viên nên viết lại những chữ các em viết chưa chuẩn vào trong vở của từng em. Theo tôi, chữ viết học sinh nhất mà nhiều khi chữ mẫu in trong sách cũng khó mà so sánh được. Vì đối với học sinh tiểu học, người giáo viên luôn là thần tượng lớn nên bất kì việc làm hay sản phẩm nào đó, do chính giáo viên thực hiện đều đem lại cho các em nhiều cảm hứng trong học tập hơn. Luôn động viên khuyến khích và tuyên dương những bài viết đẹp lên bảng thành tích để các em cùng nhau thi đua viết chữ đẹp. 3. Kết quả đạt được: Sau nhiều năm áp dụng những biện pháp trên, tôi nhận thấy học sinh có nhiều chuyển biến rõ rệt và phần nào yêu thích chữ đẹp hơn. Chữ viết của các em dần dần nâng từ C lên B, từ B lên A. Cách trình bày trên mỗi quyển vở tập viết cũng rõ ràng, sạch sẽ, ít tẩy xoá đi. Những lúc này tôi thật sự vui khi thấy học sinh mình ngày càng yêu thích viết chữ đẹp, các em luôn tự tìm tòi và rèn luyện hàng ngày để đạt được kết quả tốt trong kì thi viết chữ đẹp vòng trường. Năm học 2006 – 2007 có 5 em đạt vòng trường: Giải I : 2 HS Giải II : 2 HS Giải III : 1 HS Năm học 2007 – 2008 có 6 em đạt vòng trường: Giải I : 3 HS Giải II : 2 HS Giải III : 1 HS Năm học 2008 – 2009 có 7 em đạt vòng trường: Giải I : 3 HS Giải II : 2 HS Giải III : 2 HS Năm học 2009 – 2010: qua học kì I lớp tôi chủ nhiệm chỉ còn lại 2 trường hợp là em Nguyễn Quốc Thái và Bùi Công Bằng chưa cẩn thận khi viết như: chưa đúng độ cao con chữ, điểm đặt bút, điểm dừng bút chưa đúng qui định, nhưng đã rất tiến bộ so với đầu năm học (2 em này chưa biết cầm viết). 4. Nguyên nhân thành công: - Qua việc rèn chữ sẽ giúp học sinh rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, ham học hơn khi viết chữ và đúng qui trình viết chữ cái. - Các em phấn khởi hơn, xoá đi mặc cảm tự ti trong suy nghĩ chữ viết tiến bộ nhanh. - Phong trào viết chữ đẹp rất được phụ huynh quan tâm. 5. Tồn tại, nảy sinh: Dù đã vận dụng các biện pháp giảng dạy trên nhưng vẫn còn vài học sinh tiếp thu chậm: viết chưa đúng độ cao các con chữ và chưa đúng qui trình viết do các em chưa tập trung trong giờ học. Vậy giáo viên phải luyện viết thêm cho các em ở những tiết học luyện tập viết buổi chiều. III. KIỂM NGHIỆM LẠI KINH NGHIỆM: 1. Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm: - Trong họp tổ chuyên môn: Tôi đưa những biện pháp của lớp đã thực hiện đạt kết quả cho anh em trong khối góp ý, áp dụng vào giảng dạy. Sau nhiều năm thực hiện nhiều học sinh đạt giải A, B của các kì thi viết chữ đẹp vòng trường. - Từ kết quả của khối, được sự cho phép của Ban giám hiệu, trong phiên họp hội đồng nhà trường, tôi đã trình bày những biện pháp giảng dạy môn Tập viết của tôi và của khối, để các khối của trường cùng rút kinh nghiệm và áp dụng vào giảng dạy của khối mình. Qua nhiều năm học sinh của trường: trong những lần thi viết chữ đẹp đã đạt kết quả tốt: nhiều giải A vòng Huyện, vòng Tỉnh. - Ngành: bộ mặt giáo dục được phát triển. - Xã hội: chữ đẹp sẽ giúp học sinh ham học, không bỏ học giữa chừng, chống lưu ban bỏ học, giảm đi những tệ nạn xã hội. 2. Phạm vi áp dụng: Từ sự chỉ đạo sâu sát của chuyên môn kết hợp với những kinh nghiệm của đồng nghiệp và bản thân không ngừng nghiên cứu, học tập những tài liệu, tư liệu về môn Tập viết, bước đầu tôi áp dụng vào lớp của mình đã đạt kết quả, có thể áp dụng nhân rộng lên cho cả khối và các khối lớp trên, nhằm giúp học sinh ngày càng viết chữ đúng mẫu, viết đẹp, vở sạch. 3. Bài học kinh nghiệm: - Để dạy tốt phân môn Tập viết bản thân giáo viên phải chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học của thầy và đồ dùng học tập của trò ngay từ những ngày đầu năm học như: bảng lớp, bảng con, vở tập viết của học sinh được bao bìa, dán nhãn (thường xuyên nhắc nhở học sinh giữ gìn cẩn thận không để cuốn bìa, quăn góc) bìa lót tay cho học sinh … - Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí để dễ theo dõi giúp đỡ học sinh yếu. - Luôn nhắc nhở tư thế ngồi, cầm bút, để vở của học sinh. - Để học sinh có thói quen giữ vở sạch, viết chữ đẹp, giáo viên phải trình bày bảng sạch, rõ ràng, hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu các bài học, những chữ viết vào vở tập viết của học sinh phải đúng li, đúng nét, chữ số chấm bài phải chân phương, đúng mẫu chữ, số các em đang học. - Cùng đồng nghiệp, tổ chuyên môn trao đổi những kinh nghiệm, những vướng mắc trong quá trình giảng dạy để cùng thực hiện tốt việc “Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tập viết ở lớp Một”. - Thường xuyên trao đổi với phụ huynh những em có tính cẩu thả, viết sai nét để khắc phục nhược điểm của các em. IV. KẾT LUẬN: Qua nhiều năm dạy lớp, tôi thấy nếu giáo viên dạy tốt phân môn Tập viết sẽ giúp cho học sinh có một thói quen tốt như: tính cẩn thận, tính kỉ luật và khiếu thẩm mĩ. Đó là việc đòi hỏi sự phấn đấu, cố gắng giữa thầy và trò, chữ đẹp luôn tạo hứng thú trong học tập, sẽ giúp các em học tập tốt hơn ở các môn học khác. Đây là điều rất quan trọng và cần thiết trong công tác giảng dạy, cũng bởi tâm niệm “nét chữ nết người”.

File đính kèm:

  • docSKKN Chau Thi Hoa.doc
Giáo án liên quan