Xuất phát từ thực tiễn triển khai thực hiện chương trình và các môn học khác theo chương trình Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ban hành mà hiện nay đang được toàn xã hội quan tâm ở mức cao nhất về nội dung, chương trình, chất lượng dạy học.
Chất lượng giáo dục ở trong các nhà trường đã được nâng cao song vẫn còn hạn chế: Còn không ít thầy cô chưa khuyến khích học sinh học tập một cách chủ động, sáng tạo. Đặc biệt là vận dụng kiến thức đã học vào đời sống. Học sinh chưa khai thác hết khả năng tiềm ẩn trong nội dung bài học để từ đó tìm ra chìa khoá giải quyết vấn đề.
13 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài “Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn” – bậc Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i: Số quyển vở của Lan là:
18 – 5 = 13 (quyển vở)
HS thử lại.
Minh có 18 quyển, Lan có 13 quyển, số vở của Minh trừ đi số vở của Lan là: 18 – 13 = 5 (quyển vở).
*Bước 5: Khai thác bài toán.
+ Tìm cách giải khác.
+ Rút ra nhận xét: Không nên cứ thấy thuật ngữ “nhiều hơn” là làm tính cộng. Trong bài toán này có thuật ngữ “nhiều hơn” nhưng ta lại phải sử dụng phép trừ, điều cốt yếu là phải đọc kỹ đề bài và thực hiện tốt 5 bước khi giải toán đố.
Nếu tóm tắt đúng bài toán thì nhìn vào sơ đồ của bài toán các em sẽ thấy ngay phép tính của bài toán để tìm câu lời giải và đáp số đúng.
Từ bài toán đơn, giáo viên dẫn dắt cho học sinh đặt câu lời giải cho bài toán hợp.
3. 2- Dạy các bài toán hợp:
- Dạng toán này được giải bằng 2 phép tính trở lên. Khi học đến dạng toán này, các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân tích bài toán, HS chưa xác định được sự liên quan giữa các yếu tố trong bài toán. Việc phân tích bài toán sẽ giúp các em tách bài toán hợp thành nhiều bài toán đơn. Với mỗi phép tính của bài toán hợp sẽ có một câu trả lời tương ứng, Việc viết câu trả lời cho phép tính đầu tiên HS cũng rất lúng túng, nhiều em dùng ngay câu hỏi cuối bài để làm câu trả lời luôn cho bài (áp dụng máy móc của bài toán đơn).
- Để giải được bài toán này, đòi hỏi HS phải có sự nhìn nhận, xem xét các yếu tố, phân tích bài toán. Bước phân tích bài toán của bài toán hợp là vô cùng quan trọng. GV giúp các em phân tích:
+ Suy nghĩ theo đường lối phân tích: Tập trung vào câu hỏi của bài toán, nghĩ xem muốn trả lời được câu hỏi đó thì phải biết gì? phải làm phép tính gì? Trong những điều cần phải biết đó, cái nào đã cho sẵn trong đề toán, cái nào cần phải tìm? Muốn tìm được cái này cần phải làm phép tính gì?... Cứ như thế ta suy nghĩ ngược lên: Từ câu hỏi của bài toán trở về cái điều đã cho trong bài toán.
+ Suy nghĩ theo đường lối tổng hợp: Có thể suy nghĩ xem từ điều đã cho trong bài toán ta có thể suy ra điều gì? Tính ngay được những cái gì? Từ những cái đó suy ra được điều gì giúp ích cho việc giải bài toán không? Cứ như thế suy luận dần dần: Từ những điều đã cho đến câu hỏi của bài toán.
Dù dạng bài toán thực hiện bằng những phép tính nào đi chăng nữa thì điều cốt yếu là HS phải làm tốt 5 bước cần thiết khi giải bài toán.
Ví dụ : Có 28 kg gạo đựng đều trong 7 bao. Hỏi 5 bao có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Đối với dạng toán này, Đa số các em dựa vào câu hỏi của bài để viết câu lời giải cho phép tính đầu tiên, nhiều em làm luôn phép tính thứ 2 xuống cạnh phép tính thứ nhất mà không có lời giải, có 1 số em viết câu lời giải cho 2 phép tính đều giống nhau. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm trên là do HS chưa phân tích sâu đề toán, chưa tìm được mối liên hệ giữa các yếu tố của bài, học sinh hay mắc sai lầm sau:
+ Sai lời giải đầu:
VD: Số kg gạo đựng đều trong 7 bao là:
28 : 7 = 4(kg)
Số kg gạo đựng trong 5 bao là:
4 x 5 = 20(kg)
+ Hay học sinh chỉ viết một câu lời giải mà ghi 2 phép tính.
VD: Số kg gạo đựng trong 5 bao là:
28 : 7 = 4(kg)
4 x 5 = 20(kg)
+ Thậm chí có em chỉ ghi một phép tính và một lời giải
VD: Số kg gạo đưng trong 5 bao là:
4 x 5 = 20(kg)
Ngoài việc sai lời giải, học sinh còn sai đơn vị tính. Vì vậy giáo viên cần cho học sinh đọc kỹ bài. Nhận biết các dữ liệu của bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? (28kg gạo đựng đều trong 7 lít).
+ Bài toán hỏi gì? (5 bao đựng bao có bao nhiêu kg gạo?).
- Giáo viên đưa ra vấn đề buộc học sinh phải suy nghĩ:
+ Theo đầu bài thì ta có thể tính ngay 5 bao đựng bao nhiêu kg gạo được không? (Không)
+ Vì sao? (Vì chưa biết một bao đựng bao nhiêu kg gạo).
+ Tính 1 bao có bao nhiêu kg gạo tức là tìm gì trong dạng toán này? (Tìm giá trị một phần trong các phần bằng nhau).
+ Giá trị một phần ở đây là gì? (Giá trị một phần là 1 bao đựng số kg gạo)....
Khi giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ta thường đi theo 2 bước:
*Bước 1: Tìm giá trị của 1 phần trong các phần bằng nhau ( Thực hiện phép chia).
Bước này rất quan trọng. GV không những cho học sinh biết cách tìm giá trị của 1 phần, mà học sinh phải biết 1 phần ở bài toán là gì? Muốn biết được học sinh phải dựa vào câu hỏi của bài toán. Bước này được gọi là bước rút về đơn vị.
*Bước 2: - Tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau thì ta thực hiện phép tính nhân.
Tuỳ theo từng đề bài, HS cần đọc kỹ xem bài toán hỏi gì?
- Tìm số phần bằng nhau của một giá trị thì ta thực hiện phép tính chia.
Vậy HS cần phân biệt được sự khác nhau của 2 dạng toán mà các em đã học, giải bằng 2 phép tính:
+ Phép tính chia, rồi đến phép tính nhân.
+ Phép tính chia, rồi đến phép tính chia.
VD: Dạy bài trang 166 – BT1:
+ HD h/s thực hiện 2 bước:
*Bước 1: Muốn tìm xem 15kg đường đựng trong mấy túi thì phải tìm xem mỗi túi đựng mấy kg đường?
*Bước 2: 5kg đường đựng trong 1 túi thì 15kg đường đựng trong trong mấy túi?
Số kg đường đựng trong mỗi túi là:
40 : 8 = 5(kg)
Số túi cần có để đựng hết 15kg đường là:
15 : 5 = 3(túi)
Đáp số: 3 túi.
Điều quan trọng và đáng chú ý nhất khi làm toán dạng này, HS cần nắm được luôn đi theo 2 bước tính.
4- Nắm vững kiến thức, kỹ năng của HS đã đạt được ở các lớp 1, 2:
- Để dạy tốt “Giải toán có lời văn”- bậc tiểu học, ngoài việc nắm chắc cấu trúc chương trình, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và phương pháp môn Toán. GV còn phải nắm chắc kiến thức, kỹ năng mà h/s đã đạt được ở môn toán lớp 1, 2, 3, 4.
- ở lớp 1, các em đã được học và biết cách đặt câu lời giải cho dạng toán đơn. Đến lớp 2, 3 các em tiếp tục được học nâng dần lên, HS đã nắm chắc cách giải toán đơn và bắt đầu được học cách giải các bài toán hợp.
- GV phải nắm bắt được những kiến thức h/s đạt được sau khi học môn toán và cách đặt câu lời giải ở lớp 1, 2. Trên cơ sở đó, GV lựa chọn phương pháp cho việc dạy môn toán phù hợp với đối tượng.
5- Tích hợp các môn học để nâng cao hiệu quả giờ dạy toán:
5.1- Môn Tiếng Việt: Sự tích hợp các phân môn của môn Tiếng Việt như: Tập đọc, chính tả, tập làm văn, luyện từ và câu được thể hiện ở trên bài giải của HS. Để h/s giải bài và đặt lời giải đúng, đòi hỏi các em phải biết đọc, biết đặt câu đủ ý, viết đúng chính tả.
5.2- Tích hợp kiến thức qua các môn học khác: Môn mỹ thuật, Tự nhiên – xã hội, môn Đạo đức, thể dục, rèn cho HS khả năng quan sát, óc tìm tòi, lòng ham học hỏi, ham hiểu biết, trình bày khoa học, vẽ hình chính xác, có tính kiên trì, trung thực, có sức khoẻ,...đó là những yếu tố cần thiết cho HS học toán.
6- Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức trong một tiết dạy:
Trong tiết dạy, GV cần sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học như: làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, đàm thoại, độc thoại, ... để HS không nhàm chán mà còn gây hứng thú cho các em.
7- Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học:
- Muốn phát huy được tính tích cực của HS, GV cần chú ý tới mọi đối tượng HS. GV phân loại HS theo các mức (giỏi, khá, trung bình, yếu) để khích lệ tất cả HS học tập.
- Mỗi bài toán GV phải có hệ thống câu hỏi, câu hỏi phải có tính chất gợi mở để các đối tượng HS đều có thể trả lời được, động viên kịp thời với những HS trung bình, yếu.
- GV luôn yêu cầu và đòi hỏi HS phải tích cực trong các tiết học.
*Tóm lại: Trong 1 giờ dạy toán, GV biết cách tổ chức các HĐ phát huy tính tích cực của HS (theo từng đối tượng) thì tiết dạy sẽ sinh động, HS nắm chắc bài, vận dụng vào các bài tập khác một cách dễ dàng hơn.
C- Kết luận.
I- Kết quả:
- Sau khi áp dụng đề tài: Hướng dẫn HS “Giải toán có lời văn” vào thực tế dạy học sinh, tôi thấy HS có những tiến bộ rõ rệt qua từng bài làm của HS, cụ thể như sau:
+ HS hào hứng sôi nổi học tập.
+ Chủ động tiếp thu kiến thức, tự tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố trong bài.
+ HS nắm được các bước cần thiết khi giải toán có lời văn, biết tóm tắt và trình bày bài giải rõ ràng, chính xác.
+ Đối với những bài toán hợp, HS đã biết phân tích bài toán.
- Kết quả sau khi thực hiện qua đợt khảo sát cuối học kỳ I:
TSHS
Xếp loại
92
Giỏi
Khá
TBình
Yếu
32
39
22
2
Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ HS đạt trung bình và yếu cao. Do HS chưa nắm chắc 5 bước cần thiết khi giải toán. Khi áp dụng cách giảng dạy theo chuyên đề đã nghiên cứu ở trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lần 2 vào giữa học kỳ II, cho thấy:
TSHS
Xếp loại
92
Giỏi
khá
TBình
yếu
43
46
3
0
Kết quả khảo sát lần 2 tuy chưa cao, nhưng cho thấy sự chuyển biến của HS tương đối là tốt. Khi chấm bài tôi thấy bài giải của các em đặt lời giải đúng với phép tính và làm đúng các bài tập.
Kết quả trên đã chứng minh được đề tài của chúng tôi thực hiện đúng dưới sự chỉ đạo của nhà trường.
II- Bài học kinh nghiệm:
Qua việc thực hiện đề tài “Giải toán có lời văn” chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
1- Tổ chức các HĐ đa dạng phong phú:
Trong tiết dạy, GV tổ chức các HĐ đa dạng và phong phú để dẫn dắt, đưa HS vào những tình huống có vấn đề một cách nhẹ nhàng, để HS tự tìm tòi, khám phá và lĩnh hội tri thức một cách chủ động.
2- Tổ chức các HĐ phát triển khả năng tư duy tự học của HS:
Tự học là thói quen và kỹ năng quan trọng đối với HS, nếu HS không có kỹ năng tự học thì khả năng sáng tạo rất hạn chế, phần lớn lượng kiến thức của các em đều phải tự học ngay trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt trong học toán, các em cần phải độc lập suy nghĩ, tìm cách để giải quyết bài toán, tìm lời giải cho đúng với phép tính.
3- Tăng cường khả năng thực hành giải toán có lời văn cho HS, vì có nhiều giờ thực hành sẽ giúp HS biết cách sử dụng đúng các bước giải toán.
4- Nâng cao khả năng tư duy, phân tích tổng hợp cho HS, xác định rõ mục đích và mục tiêu của việc thực hành.
5- Xây dựng hệ thống bài tập, nhiều dạng toán cho HS luyện giải.
6- Nâng cao khả năng từ ngữ Tiếng Việt cho HS áp dụng viết lời giải cho bài toán.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi, khi tiến hành “Nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn”. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của Ban giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp .
Hà Giang, ngày 25 tháng 4 năm 2009
Người viết:
Nguyễn Thị Bộ
File đính kèm:
- chuyen de toan co loi van lop 3.doc