Đề tài Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường thông qua việc tổ chức, chỉ đạo, giám sát hoạt động của tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có thể khẳng định hoạt động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như điều lệ trường trung học đã qui định sẽ góp phần tích cực, quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình đổi mới giáo dục

doc22 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3427 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường thông qua việc tổ chức, chỉ đạo, giám sát hoạt động của tổ chuyên môn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấn đáp) có 17/19 đủ điểm vào vòng 3 Vòng 3 Thi thực hành (dạy 2 tiết- 1 tiết do GV chọn ; 1 tiết do giám khảo chọn)có 10/17 GV đạt giỏi Kết quả chung 3 vòng thi : có 10/21 GV giỏi cấp trường Việc tổ chức hội giảng, hội thi nghiêm túc giúp cho giáo viên và các tổ nhóm chuyên môn “nhận ra chính mình” và biết mình đang đứng ở đâu về lĩnh vực chuyên môn, để từng người tự điều chỉnh, tự học hỏi, các tổ chuyên môn cũng có căn cứ để tự bồi dưỡng. Mặt khác, việc chấm thi giáo viên giỏi nghiêm túc góp phần xóa đi những tư tưởng “tự cao tự đại” (nhất là ở giáo viên trẻ) thường cho mình là người có nhiều kiến thức ở nhà trường sư phạm mà quên đi thực tế hiện tại. Sau hội thi những giáo viên chưa đạt giỏi được góp ý thẳng thắn và chân tình, những giáo viên này đã nghiêm túc tiếp thu, tích cực học hỏi sữa chữa và đã có những tiến bộ rõ nét ở cuối năm học 3. 4. Biện pháp thứ tư: Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng họp tổ, nhóm chuyên môn Nhà trường lên lịch họp tổ nhóm chuyên môn ngay từ đầu học kỳ đảm bảo đúng yêu cầu: bình quân 1 tháng tổ chuyên môn họp 2 lần trong buổi sáng hoặc chiều thứ 7. Nội dung họp tổ chuyên môn bao gồm: Nội dung mang tính chất hành chính như thi đua, kỷ luật, nề nếp... chỉ được chiếm không quá 1/3 thời gian họp tổ. 2/3 thời gian họp tổ là đi sâu vào các nội dung: liên quan trực tiếp đến dạy - học, như rút kinh nghiệm dự giờ, học tập chuyên đề, cách giảng dạy bài dài, khó, bàn các biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học; thống nhất việc ra đề kiểm tra định kỳ theo yêu cầu của nhà trường (nếu có). Xem xét việc thực hiện chương trình, thống nhất từng tiết dạy của tuần tiếp theo về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học. Rút kinh nghiệm qua bài kiểm tra thường xuyên (15 phút) và kiểm tra định kỳ(45 phút trở lên), kiểm tra học kỳ. Từ đó có phương pháp dạy - học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng. Thống nhất kiến thức trọng tâm của từng chương, phần. Bàn bạc thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu…Sổ ghi biên bản họp tổ, nhóm chuyên môn cũng được chuẩn bị, in sẵn phát cho mỗi nhóm chuyên môn 1 quyển: "Sổ sinh hoạt chuyên môn" và coi đây là minh chứng quan trọng để đánh giá chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. 3. 5. Biện pháp thứ năm: Tin học hóa việc quản lý chất lượng học tập của học sinh để cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác kết quả cho tổ và nhóm chuyên môn. Từ năm học 2009 – 2010, chúng tôi đã sử dụng phần mềm quản lý chất lượng học tập của học sinh. Cho đến nay sau gần 2 năm sử dụng, phần mềm quản lý này đã ngày càng được hoàn thiện và phục vụ rất hữu ích cho công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. Nội dung của phần mềm này rất phong phú, trong bài viết này tôi chỉ nêu một số nội dung cơ bản phục vụ cho hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn, cụ thể là: Thống kê kết quả kịp thời ngay khi giáo viên nhập điểm các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ của từng giáo viên, từng khối lớp và toàn trường. Chúng tôi cung cấp các bản thống kê này cho tổ và nhóm chuyên môn để phục vụ cho việc sinh họat tổ, nhóm để rút kinh nghiệm kịp thời. Mặt khác chương trình cộng điểm trung bình môn cả học kỳ, cả năm của giáo viên, của lớp. Xếp loại học lực của học sinh;thống kê kết quả lên lớp, thi lại, ở lại Việc quản lý này đảm bảo tính chính xác trong cộng điểm, khách quan trong đánh giá, không còn hiện tượng giáo viên tùy tiện sửa điểm cho học sinh theo tác động của phụ huynh 3. 6. Biện pháp thứ sáu: Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sơ kết học kỳ, tổng kết năm một cách khoa học kịp thời. Trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, người cán bộ quản lý phải luôn chú ý đến việc phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể. Vì có thể nói: người dạy học là giáo viên – người đánh giá học sinh cũng là giáo viên. Do đó trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, cán bộ quản lý giáo dục phải luôn chú ý lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của cán bộ, giáo viên. Đồng thời xếp thời gian một cách khoa học hợp lý để mỗi thầy cô giáo tự đánh giá công tác đã làm được trong từng học kỳ, từ đó đề ra các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong học kỳ tiếp theo. Sau đó mỗi tổ chuyên môn họp sơ kết học kỳ và đề ra kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học. Trên cơ sở kế hoạch của giáo viên, của tổ chuyên môn, ban giám hiệu xây dựng kế hoạch và các biện pháp chính nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học kỳ tiếp theo. Đối với học kỳ I công việc này thường hoàn thành trong tuần 18 và nửa đầu của tuần 19. Với cách làm này chúng tôi không áp đặt chỉ tiêu cho từng giáo viên nhưng vẫn phát huy tốt phong trào thi đua dạy và học đi vào thực chất, không chạy theo hình thức. III. HIỆU QUẢ CỦA SKKN Từ khi thực hiện các biện pháp như vừa trình bày ở trên, hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn, và kết quả dạy học có nhiều sự chuyển biến tích cực, cụ thể như sau: Hoạt động của tổ nhóm chuyên môn ngày càng có chất lượng, không còn mang tính chất giải quyết sự vụ, công việc hành chính đơn thuần, mà tập trung chủ yếu vào đặc trưng của từng môn học để nâng cao chất lượng dạy - học. Nội dung công việc của tổ, nhóm chuyên môn nhiều, xong nhờ có các loại sổ sách, biểu mẫu (như đã trình bày) in sẵn, phát cho từng tổ, nhóm do đó, khá thuận tiện, đơn giản trong việc lưu trữ các nội dung chuyên môn quan trọng liên quan đến dạy học, giúp cho lãnh đạo nhà trường dễ theo dõi, nắm bắt kịp thời chất lượng dạy- học, từ đó có kế hoạch chỉ đạo cho phù hợp. Xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn chung toàn trường song vẫn tạo được tính chủ động phát huy sáng tạo trong hoạt động của từng tổ, nhóm chuyên môn phù hợp với đặc trưng của bộ môn. Chất lượng dạy học của trường ngày càng được nâng cao và củng cố vững chắc. Xin nêu một vài số liệu của trường chúng tôi trong các năm gần đây. Về phía giáo viên: Năm học Tổng số giáo viên Giáo viên giỏi và chiến sĩ thi đua cơ sở Giáo viên đạt lao động tiên tiến Giáo viên có chuyên môn yếu Ghi chú 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010 Về phía học sinh: Năm học Tổng số học sinh Số HS giỏi cấp Tỉnh Học sinh giỏi Học sinh tiên tiến Lên lớp thẳng Ghi chú 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 -2010 Các kết quả, thành tích đạt được trong hoạt động dạy - học, góp phần khá lớn vào thành tích chung của nhà trường: Năm học 2009 – 2010 trường đạt danh hiệu IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đã được áp dụng ở trường THPT xxx trong những năm qua và có hiệu quả rõ rệt ở từng năm học. Đề tài tuy không mới nhưng có nhiều vấn đề hay giúp cho người quản lý chỉ đạo chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Chuyên môn luôn giữ vị trí then chốt hàng đầu trong nhiệm vụ chính trị của nhà trường, vì vậy trên thực tế không có người quản lý nào lại buông lỏng về chuyên môn. Nhưng thực hiện như thế nào để có hiệu quả còn phụ thuộc rất lớn vào năng lực lãnh đạo và bản lĩnh quyết đoán của người Hiệu trưởng. Những giải pháp được nêu ra trong bài viết đã được trải nghiệm thực tế và bước đầu có hiệu quả, chúng tôi tiếp tục áp dụng ở nhà trường THPT Xxx ở những năm về sau để từng bước nâng cao chất lượng dạy-học V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua thực tiễn công tác, chúng tôi rút ra các bài học kinh nghiệm sau trong công tác chỉ đạo chuyên môn trong trường trung học phổ thông: Hiệu trưởng phải chỉ đạo bộ phận chuyên môn làm việc phải có kế hoạch, khoa học, kịp thời, sát với thực tế, từ đó mới tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động một cách khả thi. Nhà trường cần bố trí thời gian một cách hợp lý, tương đối cố định để các tổ chuyên môn hoạt động. Cần có chỉ đạo, định hướng để họp tổ, nhóm chuyên môn, tránh sa đà vào giải quyết công việc mang tính chất hành chính, sự vụ mà chủ yếu là các nội dung nhằm nâng cao chất lượng dạy - học. Kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy- học là một trong công tác quan trọng nhất của người làm công tác quản lý, do vậy cần tập trung xây dựng và có nhiều biện pháp phù hợp để kết quả kiểm tra phản ánh đúng thực chất. Từ đó mới có các giải pháp đúng, khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Qua mỗi hoạt động, trong từng giai đoạn cần tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời, từ đó điều chỉnh phương pháp, biện pháp cho phù hợp. Chỉ đạo và nâng cao chất lượng họp tổ, nhóm chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học là công tác quan trọng thường xuyên của người làm công tác quản lý trường học. Nhà trường cần soạn thảo sẵn các loại hồ sơ, biểu mẫu một cách khoa học để thuận lợi cho giáo viên và tổ nhóm chuyên môn sử dụng cũng như thuận lợi cho việc kiểm tra đánh giá của lãnh đạo. Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm bước đầu mà chúng tôi đã, thực hiện trong quá trình chỉ đạo hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn trong năm học có hiệu quả. Bài viết chắc còn thiếu sót và chưa đầy đủ, mong đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THPT ban hành kèm theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Dự thảo Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT (theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT MỤC LỤC I. LÝ DO CHON ĐỀ TÀI 1 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2 1. Cơ sở lý luận: 2 1. 1. Vị trí của tổ chuyên môn: 2 1. 2. Chức năng tổ chuyên môn 2 1. 3. Nhiệm vụ tổ chuyên môn 2 1. 4. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn 3 1. 5. Sinh hoạt tổ chuyên môn 3 1. 6. Mối quan hệ 4 2. Thực trạng: 4 3. Nội dung, biện pháp thực hiện: 5 3. 1. Biện pháp thứ nhất: 5 3. 2. Biện pháp thứ hai: 6 3. 3. Biện pháp thứ ba: 9 3. 4. Biện pháp thứ tư: 10 3. 5. Biện pháp thứ năm: 10 3. 6. Biện pháp thứ sáu: 11 III. HIỆU QUẢ CỦA SKKN 11 IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 12 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 12

File đính kèm:

  • docSKQLGD nang cao chat luong day va hoc trong nha truong thong qua viec to chuc chi dao giam sat hoat dong cua to chuyen mon.doc