Để đáp ứng yêu cầu đổi mới nền giáo dục nước nhà, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Môn Mỹ thuật đã chính thức đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông, là một trong 9 môn học bắt buộc ở trường tiểu học. Mục tiêu của môn mỹ thuật trong trường tiểu học là:
- Lấy giáo dục thẩm mỹ cho học sinh làm nhiệm vụ chủ yếu.
6 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng dạy- Học phân môn thường thức mỹ thuật trong môn mỹ thuật ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Ngô Kiều Trang-HS lớp 4
Giáo viên cần gợi kể lại những hoạt động vui vẻ, hồn nhiên, ngộ ngĩnh của tuổi thếu niên nhi đồng để các em cảm thích thú và thấy yêu mến cuộc sống hơn, từ đó sẽ hứng thú mà thích vẽ tranh hơn.
* Ví dụ 3: Bài 19. Xem tranh dân gian (TTMT lớp 4)
Sau khi hướng dẫn HS khai thác các đặc điểm cơ bản về: Nội dung, bố cục, đường nét, màu sắc cách in ấn,... Giáo viên có thể giới thiệu mở rộng thêm về tính chất và quy trình sản xuất, khai thác nguyên vật liệu từ thiên nhiên theo phương pháp dân gian cổ truyền nhằm gây sự tò mò, hứng thú cho HS như:
Nói đến tranh dân gian là nói đến tranh Tết và tranh Thờ. Nhiều vùng trên đất nước ta đã từng phát đạt nhờ sản xuất tranh dân gian như: Làng Đông Hồ thuộc xã Song Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ; Kim Hoàng ở Hà Tây ; phường Hàng Trống ở kinh đô Thăng Long ( tức Hà Nội ngày nay ) ; Sình ở Huế; …Mà tiêu biểu là hai dòng tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống. Nhờ có tổ chức sản xuất quy mô lớn và tập hợp được nhiều nghệ nhân tài hoa nên uy tín đã nổi tiếng rộng khắp cả nước .
Mỗi dịp chuẩn bị đón tết, tranh làng Hồ được in ra hàng triệu bản, bán đi khắp cả nước. Tranh bán ngay trong làng , mua bán tại nhà. Đặc biệt tấp nập là chợ tranh tập trung tại đình làng vào những ngày phiên chợ trong tháng chạp (tháng 12) âm lịch. Chợ tranh thực sự là Hội tranh tưng bừng náo nhiệt, rực rỡ sắc màu . Người ở khắp nơi nườm nượp đổ về để mua bán tranh và chuyển đi bán khắp mọi miền đất nước.
Dán tranh
Nét đặc sắc của tranh Đông Hồ là in nhiều màu, mỗi màu một bản khắc riêng và in trên giấy điệp. Giấy điệp là loại giấy gió dai ,bền, có phủ một lớp bột trắng óng ánh nghiền từ vỏ điệp ( một loài hến biển ) quấy với hồ nếp, quét lên mặt giấy bằng cái chổi dẹt rộng bản kết bằng lá thông.
Mực in tranh được sản xuất thủ công tại chỗ từ nguyên vật liệu tự nhiên dễ kiếm, dễ chế biến như than lá tre ( làm màu đen ), lá chàm (màu xanh), hoa hòe, hạt dành (làm màu vàng), bột son tán mịn ( màu đỏ tươi), gỗ vang (màu đỏ thắm), phấn vỏ điệp ( màu trắng),…các màu được chế biến ra đều quấy nhuyễn với hồ nếp để in.
Khác hẳn tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống thường in trên giấy khổ lớn, với nét đặc trưng là chỉ khắc in một bản nét đen, còn lại toàn bộ màu sắc đều tô bằng tay, ưa dùng phép vờn đậm nhạt của màu phẩm nước tươi tắn….Có như vậy tiết dạy-học mới khỏi khô khan, nhàm chán, HS mới có hứng thú học tập hơn.
2) Chuẩn bị đồ dùng dạy - học:
Đối với môn mỹ thuật thiết bị dạy học, đồ dùng trực quan là hết sức cần thiết. Đặc biệt đối với phân môn thường mỹ thuật lại càng không thể thiếu đồ dùng trực quan. Nhưng thực tế ở địa phương, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa lại rất khó khăn, thiết bị dạy- học , đồ dùng trực quan, các tài liệu tham khảo còn quá thiếu thốn. SGK, VTV, bút vẽ của HS đa số còn thiếu. Lý do một mặt vì điều kiện khó khăn, kinh phí có hạn nên các nhà trường chỉ tập trung ưu tiên mua thiết bị dạy học cho các môn như Toán ; TViệt ; TNXH và một số môn khác, mặt khác phụ huynh HS còn xem nhẹ môn học “môn phụ”nên cũng chưa quan tâm. Để khắc phục những khó khăn nêu trên GV cần phải:
- Khai thác triệt để bộ thiết bị dạy- học MT đã có ở các nhà trường ( Có thể sử dụng tranh ảnh của các khối lớp khác nhau để dạy nếu thấy nội dung phù hợp )
- Phát động HS và có thể nhờ cả giáo viên trong trường sưu tầm tranh ảnh để giảng dạy. Sau khi dạy cần lưu giữ lại để phục vụ dạy- học lâu dài, cứ như thế dần dần sẽ có một bộ tranh khá phong phú.
- Khai thác triệt để tranh ảnh trong sách giáo khoa. Trường hợp ở những lớp HS có ít SGK, VTV giáo viên nên phát huy phương pháp dạy -học tích cực , tổ chức cho HS học tập và thảo luận theo nhóm (Tùy theo số lượng SGK,VTV trong lớp để tổ chức nhóm lớn hoặc nhóm nhỏ ). Như vậy tất cả học sinh đều được tham gia hoạt động học tập.
- Sưu tập các bài vẽ của HS , tranh thiếu nhi để làm tập tranh tham khảo hoặc có thể dùng để thay thế tranh thiếu nhi ở SGK,VTV .(nếu không có SGK,VTV)
- Chuẩn bị phiếu câu hỏi cho các nhóm thảo luận, chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho các hoạt động trò chơi học tập (nếu có )
Chuẩn bị phương pháp dạy học:
Dạy-học thường thức mĩ thuật là dạy HS tìm hiểu, cảm thụ và phân tích cái đẹp mà cái đẹp thì rất đa dạng và trừu tượng, không theo một công thức hay khuôn mẫu nhất định nào cả . Để cảm thụ được cái đẹp thì phải có cảm hứng, yêu thích. Vì vậy giáo viên phải:
- Lựa chọn và phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học mới như: phương pháp trực quan, phương pháp vấn đáp, phương pháp gợi mở, phương pháp so sánh, thuyết trình, đàm thoại, phân tích , tổng hợp, vv…
- Lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập như: Tổ chức hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân, gợi ý nêu vấn đề, phiếu câu hỏi.hoặc trả lời trắc nghiệm, hoạt động trò chơi, kể chuyện, sắm vai…).Nhằm phát huy tối đa tính tích cực ,tự giác, tìm tòi, chủ động sáng tạo của HS.
- Giáo viên cần phải nhẹ nhàng, mềm dẻo, luôn quan tâm, gần gũi với HS, ân cần chỉ bảo và thường xuyên động viên khích lệ các em. Cần tạo cho các em một bầu không khí học tập thoải mái, một sân chơi bổ ích, bằng nhiều hình thức để tất cả các đối tượng học sinh đều được tham gia và tích cực tham gia hoạt động học tập dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên, giúp các em tự tin và mạnh dạn hơn khi đứng trước tập thể.
* Lưu ý : Khi tổ chức các hoạt động nhóm, trò chơi,... giáo viên phải có phương pháp tổ chức khoa học chặt chẽ để tránh tình trạng một số học sinh lợi dụng hoạt động tập thể mà chơi đùa tự do làm lộn xộn lớp học và gây ảnh hưởng tới các lớp khác.
- Cuối tiết học giáo viên nên dành thời gian để tóm tắt, nhấn mạnh các nội dung chính, trọng tâm của bài và liên hệ thực tiễn để giáo dục HS.
- Giáo viên cùng học sinh phát hiện, động viên khen ngợi các cá nhân, các tổ, nhóm tích cực học tập, có nhiều ý kiến đóng góp xây dựng bài, đồng thời nhắc nhở một số học sinh chưa tích cực, chưa chú ý học tập (nếu có).
- Ra bài tập, dặn dò học sinh chuẩn bị cho bài học sau.
III- Kết quả của việc áp dụng giải pháp dạy học trên:
- Trong năm học qua tôi đã tiến hành thử nghiệm 2 lớp, tại cùng một thời điểm, cùng một bài dạy của một khối lớp, một lớp tôi áp dụng phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên không có đồ dùng trực quan. (Như đã nêu ở phần I, Tình hình thực trạng) và một lớp tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực (như đã nêu ở phần II, những giải pháp cần quan tâm ).
Sau khi khảo sát kết quả cho thấy ở lớp được áp dụng phương pháp dạy học tích cực đã vượt trội so với lớp kia.
Kết quả đạt được
Lớp áp dụng PP dạy-học truyền thống
Lớp được áp dungPP dạy-hoc tích cực
Hoàn thành (A)
80%
100%
Trong đó hoàn thành tốt (A+)
25%
40%
Ngoài kết quả tăng đáng kể ở trên, lớp học còn có không khí học tập sôi nổi hơn, HS ham thích môn học và hoạt động tích cực hơn, tiết dạy sinh động, nhẹ nhàng thoải mái. Còn ở lớp thiếu đồ dùng trực quan, ít áp dụng phương pháp dạy học tích cực thì ngược lại, giờ học khô khan cứng nhắc, HS nhàm chán, không hứng thú học tập, giáo viên phải hoạt động nhiều, không khí tiết học trầm, học sinh ít tập trung.
IV- Bài học kinh nghiệm
Để có được một tiết dạy tốt là rất khó, có được một tiết dạy thường thức mỹ thuật tốt lại càng khó hơn.
Theo tôi để khắc phục khó khăn thiếu thốn, nâng cao chất lượng dạy học môn Mỹ thuật nói chung, phân môn thường thức mỹ thuật nói riêng thì giáo viên phải:
1. Phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy và các tài liệu có liên quan, xem xét đối tượng HS cụ thể và tình hình điều kiện thực tế cho phép để đề ra mức độ yêu cầu về nội dung, kiến thức. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi sát với nội dung và phù hợp với đối tượng HS trước khi lên lớp.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Phải bằng mọi cách hoặc mua sắm, hoặc vận động GV và HS sưu tầm , hoặc tổ chức vận động HS dùng chung sách vở để tất cả các em có đồ dùng học tập. Tùy theo tình hình, điều kiện thực tế cho phép để linh hoạt sử dụng các đồ dùng đã có hoặc đã chuẩn bị được mà có nội dung đề tài tương tự, không cứng nhắc rập khuôn.
3. Lựa chọn và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, đặc biệt chú ý phát huy các phương pháp dạy học tích như: PP trực quan, PP vấn đáp, gợi mở, PP hoạt động thảo luận nhóm, PP hoạt động trò chơi, PP kể chuyện, sắm vai, diễn xuất,tổ chức lớp học trong nhà hoặc ngoài trời, thăm quan dã ngoại vv…Lấy khuyến khích động viên , khen ngợi HS là chủ yếu.
4. Năng động, sáng tạo, linh hoạt, nhiệt tình và tâm huyết với nghề, với học sinh. Luôn luôn có ý thức trách nhiệm và trau dồi chuyên môn.
Đây là những yếu tố quyết định chất lượng giờ học nên không thể bỏ qua hay xem nhẹ được. Giáo viên chuẩn bị càng chu đáo, kỹ lưỡng thì chất lượng tiết dạy càng cao.và ngược lại.
V- Kết luận
Để thực hiện tốt việc đổi mới nội dung chương trình SGK và phương pháp dạy- học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, dạy- học thường thức mĩ thuật nói riêng theo tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ GD. Giáo viên cần phải thực hiện tốt cả 4 nội dung như đã nêu ở bài học kinh nghiệm nói trên. Tuy nhiên để làm được điều đó không phải là dễ, nhưng đây cũng là nhiệm vụ yêu cầu bắt buộc. Vì vậy đòi hỏi GV phải thực sự có trách nhiệm cao, chịu khó, nhiệt tình, tâm huyết say mê với nghề và yêu mến học sinh. Nếu thực hiện được như vậy thì chắc chắn chúng ta sẽ có không những chỉ một mà là nhiều tiết dạy tốt, chất lượng dạy – học môn Mĩ thuật nói chung, phân môn Thường thức mĩ thuật ở tiểu học nói riêng sẽ được nâng cao.
Một thực tế là điều kiện và phương tiện dạy - học ở các địa phương vùng sâu, vùng xa còn cực kỳ khó khăn, rất cần chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước. Vì vậy thông qua đề tài ngắn gọn này tôi mong các ngành , các cấp lãnh đạo có sự quan tâm hơn nữa, hỗ trợ thêm về trang thiết bị, phương tiện dạy – học và đội ngũ giáo viên . Trên đây là những suy nghĩ và thể nghiệm bước đầu của tôi rút ra từ thực tế trong quá trình dạy học .Tuy chưa hẳn đã phải là giải pháp hay nhưng tôi cũng mạnh dạn nêu ra mong các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp tham khảo góp ý kiến xây dựng thêm ./.
Người viết
Lê Xuân Khai
File đính kèm:
- SKKN Mon My thuat TH.doc