Nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học là cung cấp những kiến thức một cách toàn diện cho học sinh. Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống, học tập và sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao. Đối với học sinh lớp 5,
18 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4440 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây giờ.
Hoặc: “Bà ơi, cháu đau đầu quá bà ạ!” Vừa về đến nhà, tôi vội cất cặp và chạy xuống bếp. Bà tôi đang lúi húi nhặt rau. Nghe thấy vậy, bà dừng tay ngay. Bà lau tay rồi sờ trên trán tôi:
- Thôi chết, cháu tôi ốm rồi! Thế đi học cháu có đội nón không?
Tôi mếu máo: “Thưa bà, cháu quên đội”.
Với những tình thương ấy đã làm cho tôi càng yêu kính bà nhiều hơn.
+ Có em mở bài rất chân thành và xúc động:
“Mùa xuân xinh đẹp lại về rồi. Năm mới, cháu lại thêm một tuổi mới. Nhưng xuân này, cháu đã vĩnh viễn mất bà, bà ơi. Bà có biết không? Nhiều đêm cháu không ngủ được vì nhớ bà, lòng luôn mong mỏi bà về với cháu dù chỉ trong giấc mơ. Những kỉ niệm xưa vẫn còn sống mãi trong tâm trí cháu, bà ơi!”.
Nhờ khuyến khích học sinh diễn đạt phần mở bài bằng những cách làm khác nhau mà vẫn đảm bảo được nội dung chính.
* Phần kết bài:
Có nhiều cách kết luận khác nhau nhưng tất cả đều phải xuất phát từ nội dung chính. Cũng như mở bài, học sinh nêu cảm xúc hoặc thâu tóm lại vấn đề thì cũng có thể bằng nhiều cách nhưng nên chọn cách nào cho hay.
Có em chỉ liệt kê sự việc, cảm xúc như: “Em rất thích bà vì bà thương em nhiều nhất”. Tôi yêu cầu học sinh nêu kết bài khác, có em đã nêu: “Cuộc đời bà là một vầng trăng đẹp tỏa sáng muôn nơi. Bà là hiện thân của đức hi sinh và chịu đựng của người mẹ Việt Nam anh hùng đáng kính, đáng yêu. Thường thường trước lúc chia tay với bà, chúng em gửi lại bà tất cả tình yêu thương kính trọng của những đứa cháu qua lời ca của nhạc phẩm “Cháu yêu bà”: “Bà ơi bà! Cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng, màu trắng như mây. Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay, khi cháu vâng lời, cháu biết bà vui”. Với những kết luận giàu cảm xúc hay được biểu hiện kín đáo, gián tiếp, có biểu cảm. Vì mỗi em mỗi cách, mỗi em mỗi vẻ nên tôi hướng cho các em thấy cách nào hay hơn. Chính vì vậy, có rất nhiều kết luận khác nhau khi tả bà của mình.
Ví dụ:
+ Bà của tôi là thế đấy!
+ Đến nay, bà đã đi xa, nhưng những kỉ niệm về bà vẫn còn sống mãi trong lòng tôi
+ Tình cảm sâu sắc, đằm thắm giữa tôi với bà tôi là tình cảm sâu lắng nhất mà tôi còn giữ mãi trong suốt cuộc đời.
Trong việc hướng dẫn học sinh diễn đạt thì biện pháp chủ yếu của giáo viên là chia thành các ý nhỏ cho nhiều học sinh phát biểu và giáo viên còn chú ý quan tâm nhất đối với những học sinh còn yếu làm văn. Sau đó chắt lọc, hướng dẫn cho học sinh cách nào được, cách nào chưa được để phát huy hay sửa chữa.
b. Tập diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh nghệ thuật và sử dụng một số biện pháp nghệ thuật đã học
Để tiến hành, giáo viên gợi ý cho học sinh trong những khi làm miệng bài văn, bằng những câu hỏi dễ hiểu, dễ nhớ.
Giáo viên luôn hướng dẫn cho học sinh biết chọn lựa chi tiết, diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh và sử dụng một số biện pháp tu từ đã học như so sánh, nhân hóa…trong các thể loại, kiểu bài tập làm văn.
Ví dụ. Dạy bài tập làm văn tả người, tôi hỏi: hình dáng (mái tóc, hàm răng, nước da,..), tính nết con người có thẻ tả bằng câu văn có dùng biện pháp so sánh như thế nào? Học sinh diễn đạt thành từng câu văn có sử dụng biện pháp so sánh như:
- Mái tóc dài mượt mà buông thả, thướt tha như dòng suối.
- Hàm răng trắng đều như hai hàng bắp.
- Nước da trắng mịn như trứng gà bóc (nước da ngăm ngăm bánh mật)
- Cô em hiền và dịu dàng như cô Tấm trong truyện cổ tích.
- Giọng cô giảng bài ấm áp như vòng tay của mẹ luôn che chở cho con (hoặc: giọng cô nói êm như lời hát ru của mẹ).
- Mái tóc bà trắng như cước (hoặc: mái tóc ngả sang màu muối tiêu.)
Những câu hỏi gợi ý cách diễn đạt thường được xen vào trong khi học sinh làm văn miệng. Nếu học sinh chưa sử dụng biện pháp nghệ thuật thì tôi gợi ý để các em khác bổ sung, sửa lại bài cho bạn.
Ví dụ: một em nêu: “Mái tóc đen nhánh ôm lấy khuôn mặt hồng hào của cô, thật dễ mến”.
Một học sinh khác sửa lại: “Mái tóc đen nhánh mượt mà như dòng suối ôm lấy khuôn mặt trái hồng hào của cô, thật dễ mến”.
Trong bài văn tả cảnh sinh hoạt, có em nêu: “Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra sân trường. Sân trường bỗng trở nên ồn ào, náo nhiệt hẳn lên. Những chiếc áo trắng, áo màu như những đàn bướm đủ màu sắc bay rập rờn”.
Nội dung như thế là được. Câu văn gọn, đủ ý. Nhưng để sinh động hơn, học sinh có thể sửa lại: “Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như đàn ong vỡ tổ. Sân trường bỗng trở nên ồn ào. Những chiếc áo trắng, áo hoa, áo màu như những đàn bướm đủ màu sắc bay rập rờn”.
Tương tự trong bài văn tả cảnh đẹp, có em nêu: “Mặt trời nhô lên từ rất sớm, phương đông lộ rõ ánh hồng, tỏa những tia nắng ấm áp rực rỡ”
Câu văn gọn, đủ ý. Nhưng để làm cho cảnh vật trở nên sống động, có sức gợi tả, học sinh có thể sửa lại: “Mặt trời lên, phương đông lộ rõ ánh hồng. Ánh nắng dịu nhẹ và ấm áp lọt xuống kẽ lá, đánh thức côn trùng đang ngủ say sưa trong lòng đất. Sương treo trên đầu ngọn cỏ lại càng long lanh hơn và tan dần theo hơi ấm Mặt trời”.
4/ Về bôc lộ cảm xúc trong bài văn:
Bài văn hay không thể thiếu được cảm xúc của người viết. Cảm xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết bài mà còn cần thể hiện trong từng câu từng đoạn của bài văn. Vì vậy, tôi đã gợi ý cho các em một cách cụ thể trong từng bài. Ví dụ: Sống với bà, em cảm thấy như thế nào? (Bà gần gũi, chăm sóc em chu đáo như một bà tiê hiền hậu; muốn mình làm điều gì đó cho bà đỡ vất vả).
- Được bà chăm sóc hằng ngày, em nghĩ gì? (Tình cảm gần gũi thương yêu của bà như chắp cánh cho tôi vững bước trong cuộc đời).
- Dọn dẹp lớp xong, em có cảm giác gì? (Lớp học sạch sẽ, thật mát mẻ).
- Giờ ra chơi kết thúc, trên khuôn mặt của mọi người thể hiện điều gì?
(Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, rạng rỡ, nhưng nhiều bạn tỏ vẻ luyến tiếc).
Tương tự như vậy, tôi yêu cầu học sinh đưa ra những suy nghĩ, cảm xúc, nhận xét trước một sự vật hay hiện tượng bất kì. Bài văn của học sinh hạn chế được nhược điểm khô khan, liệt kê sự việc, mà thấm đượm cảm xúc của người viết.
Kết hợp hài hòa cả ba yếu tố: xây dựng nội dung, diễn đạt có sử dụng biện pháp nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc, bài văn của học sinh sẽ trở nên sinh động, đạt kết quả cao. Đây là cơ sở, nền móng cho những mầm non văn học trổi dậy và vươn lên xanh tốt.
IV/ KẾT QUẢ:
Khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào việc giảng dạy phân môn tập làm văn, tôi thu được kết quả như sau:
+ Đa số học sinh đã mạnh dạn, hứng thú và yêu thích học các tiết tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
+ Các em biết diễn đạt những suy nghĩ của mình bằng lời nói hoặc bài văn một cách mạch lạc, rõ ràng, chất lượng môn học được nâng lên rõ rệt.
+ Đạt kết quả cao trong các kì kiểm tra: điểm K – G đạt 65 – 70%; TB đạt 30 – 35%
Từ sự tự tin, từ năng lực chủ động, phát huy tính tích cực của mình trong giờ học tập làm văn. Từ những kết quả đạt được nêu trên, tôi thấy dạy học phân môn tập làm văn ở lớp 5 không những chỉ giúp cho học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, mà còn giúp các em phát triển tư duy, có khả năng sáng tạo trong viết câu, viết đoạn văn hoặc viết bài tập làm văn hay đạt kết quả.
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM – KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Từ những kết quả đạt được nêu trên, bản thân tôi rút ra bài kinh nghiệm.
- Tự trau dồi bản thân, phải luôn luôn học tập, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới bằng nhiều biện pháp, hình thức để tạo sự say mê, yêu thích học phân môn tập làm văn cho học sinh. Làm sao người giáo viên giỏi phải đi từ những điều đơn giản, dễ hiểu vừa với trình độ học sinh trung bình – yếu rồi mới nâng dần kiến thức lên đối với học sinh khá giỏi bằng sự gợi mở, hướng dẫn, làm cho các em không cảm thấy phân môn tập làm văn quá khó và cảm thấy ngán ngại học phân môn này.
- Khi các em đã thấy yêu thích thì sự tự giác học hoặc say mê học phân môn tập làm văn là động lực rất lớn giúp cho người giáo viên thành công trong công tác giảng dạy.
- Một yếu tố không thể thiếu là: Tôi luôn trau dồi ngôn ngữ cho bản thân qua việc tìm tòi nghiên cứu tài liên quan đến phân môn tập làm văn, đọc thêm sách tham khảo, học hỏi đồng nghiệp ... để lời nói, lời giảng trong sáng, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh say mê học tập.
Như vậy, muốn trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng về tiếng mẹ đẻ, tạo cho các em nắm được công cụ giao tiếp và tư duy thì bản thân mỗi giáo viên phải chú ý thực hiện đúng những yêu cầu đề ra của môn Tiếng Việt nói chung, đặc biệt là phân môn tập làm văn nhằm trau dồi những kiến thức cảm thụ và làm văn hay. Đồng thời không ngừng phát huy, tìm tòi, vận dụng phương pháp giảng dạy sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
II. KẾT LUẬN:
Kinh nghiệm mà tôi đúc rút được trong quá trình nghiên cứu không phải là cái mới so với kiến thức của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng, song lại là cái mới đối với bản thân tôi. Tuy nhiên bài học tâm đắc tôi rút ra được sau nhiều năm giảng dạy đó là “SỰ NHIỆT TÌNH”. Vì giáo viên không nhiệt tình giảng dạy, không hết lòng vì học sinh thân yêu thì chẳng có kết quả nào cao cả. Bài học trên rút ra tưởng như khuôn sáo là sách vở nhưng bao năm qua, chứng minh sự nhiệt tình là vô cùng cần thiết là điều kiện tất yếu giúp giáo viên thành công trong việc dạy học. Có nhiệt tình mới thấy được những sai sót để sửa chữa từng lỗi, từng câu giúp học sinh khắc phục và tiến bộ. Có nhiệt tình mới chú tâm từng bài, suy nghĩ tìm tòi cách dạy hay sao cho học trò dễ hiểu, dễ tiếp thu.
Qua thực tế giảng dạy trên lớp cũng với những kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên cứu, học hỏi tài liệu, đồng nghiệp, tôi nhận thấy phần trình bày trên còn có những hạn chế. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học để đề tài của tôi hoàn thiện hơn.
Sơn Trà, ngày 25 tháng 2 năm 2014
Người thực hiện
Trần Thị Hòa
MỤC LỤC
A - PHẦN MỞ ĐẦU 1
I - Lý do chọn đề tài: 1
II - Mục đích nghiên cứu: 2
B - PHẦN NỘI DUNG 3
I - Vị trí 3
II - Cơ sở lí luận và thực tiễn: 4
III - Quá trình thực hiện : 5
1/ Về phương pháp làm bài tập làm văn: 6
2/ Về xây dựng nội dung 7
3/ Về diễn đạt có nghệ thuật: 20
4/ Về bôc lộ cảm xúc trong bài văn: 23
IV/ KẾT QUẢ: 24
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM – KẾT LUẬN 24
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 24
II. KẾT LUẬN: 25
File đính kèm:
- SKKN tap lam van lop 5 cuc hay.doc