Đề tài Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 giải bài toán có lời văn

Toán học là môn học có vị trí vô cùng quan trọng trong nhà trường. Nó góp phần đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo. Việc dạy học giải toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học toán giúp học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy luận và những phẩm chất của con người lao động mới.

 

doc18 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 giải bài toán có lời văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u khi gợi mở học sinh sẽ dễ dàng giải được bài toán. 2.2 Bài toán đơn “về bớt” Các bước tiến hành tương tự như bài toán đơn về thêm. Các em đã nắm được các bước giải bài toán. Học sinh khá giỏi đã giải được thành thạo bài toán đơn về thêm. Vì vậy khi giải bài toán đơn “về bớt” giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ bài toán, hiểu nội dung bài toán và nắm được các bước giải của bài toán. * Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán. - Giáo viên cho học sinh xem tranh (nếu có) rồi đọc bài toán và trả lời câu hỏi của bài toán: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? *Hướng dẫn học sinh tìm cách giải của bài toán. * Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải: Khuyến khích học sinh tìm nhiều câu lời giải khác nhau. Lựa chọn câu lời giải phù hợp nhất. - Viết câu lời giải. (Dựa vào câu hỏi của bài toán) - Viết phép tính. (Tên đơn vị viết vào dấu ngoặc đơn) - Viết đáp số. *. Hướng dẫn học sinh kiểm tra kết quả của bài toán qua tranh vẽ, hoặc mẫu vật thật. Sau đó viết phép tính và kết quả đúng. a. Bài toán mẫu: Nhà An có 9 con gà. Mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà ? *Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán. - Học sinh quan sát tranh vẽ hoặc mô hình vật thật (nếu có). - Học sinh đọc đề toán. - Học sinh phân tích đề toán. ? Bài toán cho biết gì ? (Nhà An có 9 con gà. Mẹ đem bán 3 con gà). ? Bài toán hòi gì ? (Nhà An còn lại mấy con gà?) Sau khi học sinh trả lời. Giáo viên ghi lên bảng tóm tắt bài toán , sau đó học sinh nhìn vào tóm tắt nêu bài toán . Tóm tắt: + Có : 9 con gà + Đã bán: 3 con gà + Còn lại …con gà ? * Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra cách giải của bài toán. “? Muốn biết nhà An còn lại mấy con gà ta làm như thế nào ?” Hoặc “Ta phải làm phép tính gì ?” (Ta phải làm phép tính trừ. Lấy 9 - 3 = 6) ? Như vậy nhà An còn lại mấy con gà ? (6 con gà). * Học sinh tự trình bày bài giải: Khuyến khích học sinh tìm nhiều câu lời giải khác nhau. Lựa chọn câu lời giải phù hợp nhất. Như : “Nhà An còn lại số gà là:” hoặc: “ Số gà còn lại là ;”, “Còn lại số gà là:” Bài giải Nhà An còn lại số gà là: 9 - 3 = 6 Con gà ) Đáp số 6 con gà *Hướng dẫn học sinh kiểm tra kết quả của bài toán; Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ (hoặc vật thật) nếu có để kiểm tra kết quả. Việc kiểm tra này nhằm xem cách giải đúng hay sai chỗ nào để sửa chữa, sau đó ghi cách giải đúng, ghi đáp số. - Cuối cùng giáo viên phải yêu cầu học sinh nêu được: Khi giải bài toán tiến hành theo 3 bước ; + Bước 1 : Viết câu lời giải ( Dựa vào câu hỏi của bài toán. ) + Bước 2 : Viết phép tính. (Tên đơn vị cho vào dấu ngoặc đơn ) + Bước 3 : Viết đáp số. Giáo viên cho vài học sinh nhắc lại nhằm khắc sâu nội dung bài. Để học sinh nắm chắc các bước giải của bài toán và giải thành thạo dạng toán này, giáo viên cho học sinh thực hành một số bài luyện tập để củng cố. b. Bài luyện tập Bài 1 : Trên cành cây có 8 con chim đậu. Đã bay đi 3 con. Hỏi trên cành cây còn lại mấy con chim? Bài 2 : Lớp 1 A có 19 học sinh. Trong đó có 7 học sinh nữ. Hỏi lớp 1A có mấy học sinh nam? Ở bài tập 1 học sinh đọc bài toán , tìm hiểu nội dung bài toán và giải được dễ dàng. sang bài tập 2 học sinh khá giỏi hiểu nội dung bài toán và giải được. Nhưng học sinh trung bình, học sinh yếu còn lúng túng chưa hiểu nội dung bài toán giáo viên đặt câu hỏi gợi mở và tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng để học sinh hiểu nội dung bài toán. Tóm tắt ? học sinh nam 7 học sinh nữ 19 học sinh Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng giáo viên yêu cầu vài học sinh nêu bài toán. Khi đã hiểu nội dung bài toán giáo viên gợi ý dể học sinh tìm cách giải. Lớp 1A có tất cả bao nhiêu học sinh? (19 học sinh). Trong đó có bao nhiêu học sinh nữ ? (7 học sinh). Muốn biết lớp 1A có mấy học sinh nam ta làm như thế nào? (Lấy tổng số học sinh của lớp trừ đi số học sinh nữ). Nhờ vậy tất cả học sinh đều giải được bài toán dễ dàng. c. Bài tập mở rộng Để phát triển tư duy và nâng cao khả năng giải toán cho học sinh giáo viên đưa ra một số bài tập mở rộng: Bài 1 : Năm nay mẹ 30 tuổi, mẹ hơn con 10 tuổi. Hỏi năm nay con bao nhiêu tuổi? Bài 2 : An hái được 20 bông hoa. An hái nhiều hơn Tâm 1chục bông hoa. Hỏi Tâm hái được mấy bông hoa? Ở bài tập 1 và 2 có chữ “nhiều hơn”, học sinh thường nhầm lẫn. Khi giải làm phép tính cộng. Vì vậy ở bài tập 1 giáo viên cho học sinh hiểu trong thực tế bao giờ tuổi mẹ cũng hơn tuổi con. Có nghĩa là : Lúc nào tuổi con cũng kém tuổi mẹ. “Năm nay mẹ 30 tuổi, mẹ hơn con 10 tuổi”, có nghĩa là : “Con kém mẹ 10 tuổi”. Nhờ vậy học sinh khá giỏi hiểu nội dung bài toán và giải được bài toán một cách dễ dàng. Ở bài tập 2 nhiều học sinh chưa hiểu rõ nội dung bài toán. Vì vậy giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh hiểu nội dung bài toán như : “An hái nhiều hơn Tâm 1 chục bông hoa”, có nghĩa là : “Tâm hái ít hơn An 1 chục bông hoa”. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh đổi : 1 chục bông hoa = 10 bông hoa. Lúc này học sinh giải bài toán dễ dàng hơn và chính xác hơn. Ở một số bài toán có chữ “nhiều hơn” hoặc có chữ “kém”học sinh thường nhầm lẫn . Ví dụ1: Anh năm nay 9 tuổi. Anh nhiều hơn em 5 tuổi. Hỏi em mấy tuổi ? Bài toán này là bài toán nâng cao. Nếu học sinh không phân tích kĩ bài toán , học sinh máy móc làm phép cộng vì thấy nhiều hơn. Tôi giúp các em phân tích bài toán xem bài toán cho biết gì ? (Năm nay anh 9 tuổi, anh hơn em 5 tuổi). Bài toán hỏi gì ? (Em mấy tuổi?). Sau đó giáo viên tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng: Tóm tắt 9 tuổi Tuổi anh: 5 tuổi Tuổi em: ? tuổi Nhìn vào bảng tóm tắt học sinh khá giỏi sẽ hiểu nội dung bài toán và giải được bài toán. Còn học sinh trung bình, yếu giáo viên cho liên hệ qua thực tế cuộc sống như : Bao giờ tuổi em cũng kém tuổi anh. Bài toán cho biết : Anh hơn em 5 tuổi có nghĩa là: Em kém anh 5 tuổi. Đến đây học sinh sẽ hiểu và giải bài toán một cách dễ dàng: 9 - 5 = 4 (tuổi ). Sau đó so sánh tuổi anh với tuổi em xem đã hợp lý chưa ? Nhờ phần kiểm tra học sinh ít nhầm lẫn trong dạng toán này. Ví dụ 2: Năm nay em 3 tuổi. Em kém anh 5 tuổi. Hỏi anh mấy tuổi ? Từ ví dụ 1 học sinh đã hiểu và giải được bài toán. Ở ví dụ 2 giáo viên cũng tiến hành các bước tương tự như ở ví dụ 1. Giáo viên gợi mở giúp học sinh phân tích và hiểu nội dung bài toán. Qua tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng giáo viên nhấn mạnh : Năm nay em 3 tuổi. Em kém anh 5 tuổi. Có nghĩa là : Em 3 tuổi , anh hơn em 5 tuổi . Trong thực tế lúc nào tuổi anh cũng hơn tuổi em. Nhờ gợi mở và phân tích bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, học sinh hiểu và giải bài toán một cách dễ dàng : 5 + 4 = 9 (tuổi ). Giáo viên nhấn mạnh: Có trường hợp trong bài toán có từ “nhiều hơn” khi giải toán làm phép tính trừ. Trong bài toán có từ “kém” khi giải toán làm phép tính cộng. (như 2 ví dụ trên). Đây là dạng toán nâng cao (dành cho học sinh khá giỏi). Giáo viên mở rộng kiến thức vào buổi học thứ 2. Vì vậy muốn giải được bài toán đúng giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc kĩ đề, phân tích và hiểu các ngôn ngữ trong bài toán, có liên hệ với thực tế để học sinh nắm được các dạng toán. Nhờ đó mà tất cả học sinh khá giỏi đều giải được bài toán. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Với việc áp dụng những biện pháp nói trên vào dạy học toán giải có lời văn đối với học sinh lớp 1, qua một thời gian theo dõi, tôi thấy học sinh có sự tiến bộ rõ rệt. Đó là: Đa số học sinh bước đầu đã có kĩ năng tìm hiểu bài toán. Đó là, học sinh nắm được dữ kiện của bài toán (những cái đã cho), điều kiện của bài toán (mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm) và ẩn số của bài toán (cái chưa biết, cần phải tìm). Nhờ vậy học sinh cũng định hình được cách giải bài toán và lập được các bước giải hợp lí để tìm ra kết quả đúng của bài toán. Đặc biệt, đa số học sinh có thói quen kiểm tra lại cách giải bài toán - tức là kiểm tra kết quả bài toán có hợp lí với thực tế hay không. Nhiều em đã có sự linh hoạt khi đặt lời giải bài toán và có nhiều cách giải sáng tạo. Kết quả điểm kiểm tra môn toán cuối học kì I năm học 2012 – 2013 của lớp đã phản ánh được sự tiến bộ đó: TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 35 25 71,4 8 22,9 2 5,7 0 0 IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Bài học kinh nghiệm: Để học sinh làm tốt các bài toán về :“Giải toán có lời văn”, giáoviên cần: - Rèn kĩ năng đọc và phân tích đề toán để học sinh nắm chắc dạng toán. - Giáo viên cần có sự phối hợp giữa việc tóm tắt bằng lời và bằng sơ đồ đoạn thẳng để học sinh hiểu được nội dung bài toán. - Lấy học sinh làm trung tâm, tổ chức học sinh độc lập, sáng tạo. Dạy phân hoá đối tượng học sinh, dạy mở rộng và nâng cao kiến thức ở buổi học thứ hai. - Dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Động viên khuyến khích học sinh tìm được nhiều câu lời giải ngắn gọn, có sáng tạo. - Giáo viên thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp tìm ra phương pháp tối ưu nhất. Giáo viên luôn sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, - Phối kết hợp với gia đình, nhà trường để học sinh có phương pháp học tốt nhất. Đạt được kết quả cao nhất. C. KẾT LUẬN Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong việc dạy “Giải bài toán có lời văn lớp 1”. Việc giải các bài toán có lời văn nói chung là một hoạt động mang tính tư duy cao đối với học sinh tiểu học, là sự tích hợp của nhiều môn học. Vì vậy để giải tốt bài toán có lời văn không chỉ giúp học sinh về kĩ năng thực hiện các bước giải, về phương pháp v.v… mà người giáo viên cần quan tâm nhiều hơn đến tính toàn diện đối với kiến thức và kĩ năng ở tất cả các môn học và quá trình này cần thực hiện liên tục và xuyên suốt trong toàn bộ bậc học. Vì vậy với nội dung của đề tài này, tôi không có tham vọng làm thay đổi hoàn toàn chất lượng trong việc giải bài toán có lời văn của học sinh mà chỉ mong muốn góp một phần nhỏ vào quá trình ấy . Với ý thức trách nhiệm nghề nghiệp và sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hết sức cố gắng . Nhưng chắc chắn đề tài sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp. Tôi xin chân thành cảm ơn! An Khê, ngày 10 tháng 1 năm 2013 Người viết

File đính kèm:

  • docMot vai kinh nghiem giup hoc sinh lop 1 giai bai toanco loi van.doc
Giáo án liên quan