Một trong những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập để tự phát hiện, tự giải quyết các vấn đề trong học tập với sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.
Để phát huy tính tích cực của học sinh, chúng ta đã có nhiều suy nghĩ, nhiều thay đổi trong phương pháp giảng dạy. Giáo viên cũng đã chú trọng đúng mức trong soạn giảng, chuẩn bị hệ thống câu hỏi khoa học, chọn lựa phương pháp thích hợp, sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí . Thế nhưng dù giáo viên có chuẩn bị tốt và đã có hướng tích cực vẫn có lúc chúng ta chưa thành công trong việc phát huy tính tích cực của học sinh. Để đạt được hiệu quả cao trong tiết dạy tôi đã tìm hiểu nguyên nhân đưa đến tình trạng học sinh thụ động trong giờ học.
7 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2441 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài kinh nghiệm để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 5 trong tiết học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận xét về bài làm của bạn, chưa tìm ra được những lỗi sai sót của mình, phần tính toán thì quá chậm, khi giải toán các em chỉ biết giải cách đơn giản nhất chưa tìm được cách giải hay. Chính vì thế làm cho không khí lớp học không sinh động, thời gian không đảm bảo, tính tích cực của học sinh chưa được phát huy. Để đạt hiệu quả trong tiết dạy tôi đã suy nghĩ và đề ra một số biện pháp: Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết học đem lại cho học sinh khả năng tự học, tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh tri thức mới. Để làm được việc này tôi trang bị cho học sinh mọt số phương pháp tự học gồm 4 yêu cầu sau:
V. Nội dung nghiên cứu và thực hiện:
1.Thống nhất với phụ huynh về yêu cầu học tập của các em tại nhà.
-Phải có góc học tập nghiêm túc, đủ độ sáng, yên tĩnh
-Việc học không phải giao phó hoàn toàn cho học sinh mà phụ huynh cần phải quan tâm thường xuyên kiểm tra việc học của các em.
2.Lập thời gian biểu học tập:
-Tùy điều kiện gia đình giáo viên giúp các em lập một thời gian biểu học tập thật cụ thể và phải thường xuyên nhắc nhở các em quyết tâm thực hiên đúng. Chỉ cần thời gian đầu GV động viên, khuyến khích các em thực hiện đúng thì sau này các em sẽ trở thành thói quen. Việc thực hiện thời gian biểu rất cần thiết cho hoạt động tự học của các em. Đối với học sinh chưa có nề nếp, GV có thể chọn một học sinh khá giỏi có thời gian biểu phù hợp để chia thành đôi bạn học tập các em sẽ tự nhắc nhở lẫn nhau hoặc GV kết hợp với gia đình yêu cầu phụ huynh theo dõi quản lí giờ tự học của con mình ở nhà.
3.Học bài cũ:
a.Học bài cũ lúc nào? Trước tiên tôi hình thành cho học sinh thói quen học bài cũ ngay sau khi học ở lớp. Việc chọn thời điểm để học bài cũ cũng rất cần thiết, vì mới được nghe giảng xong các em học bài sẽ mau thuộc hơn, kiến thức được ghi nhận sâu hơn, việc học trở nên dễ dàng. Sau đó học sinh sẽ học lại bài cũ trước hôm học môn đó một lần nữa.
Ví dụ: Sáng thứ hai có môn lịch sử, chiều hoặc tối hôm đó các em phải học ngay những yêu cầu cần ghi nhớ mà GV đã giao cho. Sau đó vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật sau, trước hôm học lịch sử các em sẽ ôn lại bài lần nữa.
b/ Học cái gì? Sau buổi học, học sinh có nhiệm vụ học thuộc ngay những bài học, những yêu cầu mà GV đã giao về nhà. Sau đó, các em phải làm hết tất cả
các bài tập về nhà.
c/ Học như thế nào? Về môn toán các em phải học thuộc, nắm kĩ phần lí thuyết rồi mới vận dụng vào giải toán. Sau khi làm bài tập các em phải suy nghĩ để rút ra cho mình một nhận xét hoặc kết luận.
Ví dụ 1: Học sinh học về vận tốc, tiết luyện tập về nhà. Đề bài cho biết quãng đường AB dài 97km. Một xe đạp đi từ A đến B và một ô tô đi từ B đến A bắt đầu đi cùng một lúc và đi được 2 giờ thì gặp nhau. Tính tổng vận tốc của 2 xe. Biết rằng khi gặp nhau, người đi xe đạp đã đi được 25km. Tính vận tốc của người đi xe đạp và của ô tô.
HS trước tiên phải thuộc quy tắc tính vận tốc.
Sau khi giải xong bài toán HS phải biết rút ra nhận xét: Đây là trường hợp 2 xe chạy ngược chiều, nếu lấy quãng đường chia cho thời gian sẽ tìm được tổng vận tốc của hai xe.
Trước phát hiện này HS có thể tự rút ra cách tìm quãng đường hay tìm thời gian khi có 2 động tử chạy ngược chiều cùng một lúc.
Ví dụ 2: Sau khi học diện tích hình tam giác HS làm bài luyện tập:
Đề bài cho biết diện tích S và đáy a, tìm chiều cao h.
Sau khi giải xong bài toán HS phải rút ra được kết luận h= (S x 2) : a
Ví dụ 3: Bài tập 5: đề bài cho biết diện tích S chiều cao h tìm đáy a. Giải xong bài toán HS phải rút ra được kết luận: a= (S x 2) : h
Để HS có thói quen này trong quá trình dạy học GV cần hướng dẫn HS qua mỗi bài học hoặc bài luyện tập nào đó đều đúc kết kiến thức trọng tâm cần phải ghi nhớ, và phải phát hiện ra công thức , những qui tắc mà sách giáo khoa không đề cập một cách cụ thể ( như ở 3 ví dụ trên). Việc lặp đi lặp lại nhiều lần động tác đó sẽ hình thành cho HS thói quen học tập tốt.
4/ Chuẩn bị bài mới:
Chuẩn bị bài mới lúc nào? Cần tập cho HS có thói quen chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp thật chu đáo. Việc chuẩn bị bài mới phải được GV quy định cụ thể cho từng bài, từng môn, có khi bài mới cần được chuẩn bị trước một tuần.
Ví dụ: Bài Cây non mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
HS phải chuẩn bị trước một tuần, đến lúc học các em mới có thể quan sát được rễ đã đâm ra và mầm nhú lên như thế nào.
Có khi chuẩn pị trước 2-3 ngày.
Ví dụ: Bài Cây non mọc lên từ hạt.
Thời gian này mới đủ cho hạt nảy mầm.
Có khi GV cần phải nhắc nhở HS trước một hôm để HS khỏi quên.
Ví dụ: Bài năng lượng: HS phải đem đồ chơi chạy pin để học hay bài: Lắp mạch điện thì HS phải đem theo pin, bóng đèn, dây điện.
Chuẩn bị cái gì?
Tùy theo môn học, bài học mà học sinh có yêu cầu chuẩn bị bài khác nhau. Nhưng tất cả các môn, các bài học học sinh phải chuẩn bị:
Đầy đủ sách giáo khoa, vở học, vở bài tập.
Dụng cụ học tập, bút, thước, com pa, eke,…
Đồ dùng để thí nghiệm (nếu có) ví dụ: pin, bóng đèn, dây dẫn để học bài “sử dụng năng lượng điện để thắp sáng”
Mô hình đơn giản:
Ví dụ: Dạy bài diện tích hình tam giác, học sinh cần chuẩn bị ba tam giác bằng bìa để ghép thành một hình chữ nhật. Từ đó học sinh suy ra cách tìm diện tích tam giác dựa trên cách tính hình chữ nhật.
1 2
Chiều
cao
1 2
Ví dụ: Dạy bài diện tích hình thang, học sinh cũng phải cần chuẩn bị hình thang bằng bia để ghép thành hình tam giác, dựa trên cách tính hình tam giác học sinh có thể suy ra cách tính hình thang (Trên cơ sở kiến thức cũ, học sinh tự chiếm lĩnh tri thức mới)
A B
M
N
D C (B) (A)
c/ Chuẩn bị bài mới như thế nào?
Về yêu cầu này giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh kĩ càng sau mỗi tiết học về những yêu cầu mà học sinh cần phải thực hiện.
Thông thường với môn tập đọc, giáo viên thường yêu cầu học sinh đọc 5 lần để cảm thụ nội dung, sau đó trả lời những câu hỏi của phần tìm hiểu bài, tìm đại ý, nên tập cho học sinh thói quen đọc phần hướng dẫn đọc trước khi đọc bài văn, tránh tình trạng đọc sai thì rất khó sửa.
Ví dụ: Bài thơ: “Việt Nam thân yêu” của Nguyễn Đình Thi có những câu thơ đọc ngắt nhịp mà học sinh cần lưu ý như:
… Mặt người / vất vả in sâu
Gái trai / cũng một / áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo / nuôi những anh hùng,
Chìm trong máu chảy / lại vùng đứng lên.
Đạp quân thù / xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ / lại hiền như xưa.
Các môn như khoa học hoặc đạo đức học sinh cần tiếp xúc với trước nội dung bài học. Điều gì không biết có thể hỏi bố mẹ, anh chị hoặc bạn bè để nắm trước một số kiến thức.
Vì Tiếng Việt: Học sinh có thể tập dùng từ điển tiếng việt để tìm hiểu nghĩa của từ ngữ. Tập đặt câu hoặc viết đọc văn trước. Nghiên cứu trước phần bài tập.
Về tập làm văn: Nhất là tiết văn miệng học sinh cần phải chuẩn bị chu đáo hơn cả. Các em phải chuẩn bị dàn ý rồi dựa vài dàn ý tập nói ở nhà nhiều lần để lên lớp nói mạch lạc hơn. Nắm được trọng tâm của bài để nhận xét và góp ý cho bài của bạn.
Về môn toán: Các bài học được xếp theo 1 hệ thống kiến thức chặt chẽ. Vì vậy giáo viên cần phải lưu ý ở bài mới này cần nhắc nhở học sinh ôn lại kiến thức cũ nào để làm nền tảng mà tự giải quyết vấn đề và tự chiếm lĩnh tri thức mới.
Ví dụ: Khi học bài: “Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật”. Các em cần phải ôn lại chu vi hình chữ nhật, diện tich hình chũ nhật.
VI. Kết quả nghiên cứu:
-Sau 5 tháng thực hiện tôi thấy các em có tiến bộ rõ rệt cụ thể là:
+ 27 em khi đến lớp đều có soạn bài đầy đủ.
+ 20 em đã học thuộc những kiến thức cơ bản, ghi nhớ ngay tại lớp, số học sinh trung bình, yếu đã mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, phần lớn những kiến thức trả lời đều đạt hiệu quả cao.
+ Các em đã biết nhận xét, đánh giá bài làm của bạn một cách đầy đủ, chính xác, biết bổ sung những yếu tố còn thiếu sót.
+ Nắm vững các qui tắc, công thức tính diện tích các hình, biết tự suy luận để tính toán.
+ 100% các em đều thuộc các bảng nhân.
VII. Kết luận:
Trên đây là những giải pháp mà tôi đã thực hiện và đúc kết thành bài viết này trong quá trình giúp đỡ, học sinh phát huy tính tích cực để góp phần cùng nhà trường hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhớ rằng yêu cầu dạy ở tiểu học là phải nhẹ nhàng, tự nhiên. Chất lượng, nội dung và yêu cầu của mỗi tiết dạy được xác định cụ thể theo nội dung ghi trong sách giáo khoa và theo yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng theo qui định của Bộ giáo dục không cần phải đưa thêm kiến thức ngoài vào tiết dạy, không nên dùng tài liệu nâng cao để dạy học sinh mà nên tận dụng thời gian và mọi điều kiện cho học sinh luyện tập để các em nắm vững bài ngay tại lớp, để học sinh có kỹ năng, kỹ xảo, về nhà các em đỡ phải học bài, làm bài nhiều.
Tuy nhiên, với vài biện pháp nêu trên tôi hy vọng rằng nó cũng giúp một phần nào cho đội ngũ giáo viên trong việc giúp đỡ những học sinh học thụ động được học tập tích cực hơn. Với kinh nghiệm nhỏ bé này nó cũng phù hợp với một số trường, cũng có thể vận dụng được ở các khối 3,4,5 và chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Bản thân tôi rất mong sự góp ý chân thành của thầy (cô) để cho đề tài được sung túc hơn.
VIII. Đề nghị:
Để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập GV cần giúp các em có một phương pháp tự học , GV cần gia công hơn nữa trong việc giao việc cho học sinh về nhà .
GV cần có những yêu cầu cụ thể để học sinh có hướng thực hiện.
GV cần động viên khen ngợi học sinh khi các em chuẩn bị bài tốt, tích cực tham gia phát biểu và mạnh dạn nêu thắc mắc.
Yêu cầu ở bậc tiểu học, học sinh học trên lớp là chính nên GV cần cố gắng tạo điều kiện cho các em thuộc và hiểu bài ngay tại lớp để về nhà nếu có làm bài, học bài, chuẩn bị bài trong thời gian không quá hai giờ.
Ái Nghĩa, Ngày 10 tháng 2 năm 2014
Người viết
Trương Thị Kim Loan
IX. Phụ lục:
X. Tài liệu tham khảo:
Sách giáo viên , sách giáo khoa Tiếng Việt 5, Toán 5
XI. Mục lục:
Tên đề tài, đặt vấn đề, cơ sở lí luận, cơ sỏ thực tiễn.
Nội dung nghiên cứu và thực hiện, kết quả nghiên cứu.
Kết luận, đề nghị, tài liệu tham khảo, mục lục
Phiếu đánh giá xếp loại.
XII.
File đính kèm:
- Sang Kien Kinh Nghiem Kim Loan.doc