Luyện từ và câu là một phân môn của môn Tiếng Việt. Đây là phân môn cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu ( nói, viết), kĩ năng đọc cho học sinh, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện đạt mục tiêu của môn Tiếng Việt. Ngôn ngữ của chúng ta là ngôn ngữ của từ. Từ có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn từ, là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, dùng để tạo nên câu. Con người muốn tư duy phải có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ, là hiện thực của tư duy. Bởi lẽ đó, tư duy và ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Người có tư duy tốt sẽ nói năng mạch lạc, trôi chảy còn nếu trau dồi ngôn ngữ được tỉ mỉ, chu đáo thì sẽ tạo điều kiện cho tư duy phát triển tốt.
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8786 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một vài kinh nghiệm để giờ dạy luyện từ và câu “kiểu bài lí thuyết về từ” ở lớp 5 đạt hiệu quả cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hằm củng cố kiến thức vừa học, đáp ứng nhu cầu
phát triển của các em, hình thành và phát triển năng lực tư duy tốt, rèn óc suy nghĩ, tổng hợp; sự quan sát nhanh cùng sự thích thú của lứa tuổi hiếu động, giàu cảm súc, hồn nhiên, luôn ưa thích cái mới lạ, vui tươi, hấp dẫn.
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài vào giảng dạy thực tế, học sinh lớp tôi đã thể hiện tính tích cực trong học tập, các em luôn hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Điều đáng mừng là các em không chỉ tiến bộ về phân môn Luyện từ và câu mà ở các môn học khác các em cũng học tốt hơn. Kết quả kiểm tra định kì của môn Tiếng Việt trong học kì I như sau:
Loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Thời gian
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Giữa HKI
10
37,0
13
48,1
4
14,8
0
Cuối HKI
12
44,5
13
48,1
2
7,4
0
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài vào giảng dạy bước đầu đã nâng dần chất lượng. Bản thân tôi luôn nhớ rằng “ muốn tiết học đạt kết quả tốt” thì giáo viên phải có kiến thức vững vàng, hiểu biết tâm lí của học sinh, biết cách thiết kế bài dạy phù hợp với trình độ lớp của mình.
Khi soạn bài cần phải nắm vững mục tiêu bài dạy, kĩ năng cần đạt của bài để
thiết kế các hoạt động cho phù hợp sao cho học sinh tiếp thu được một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất.
Một yếu tố không thể thiếu đối với giáo viên là long nhiệt tình, thương yêu, tôn trọng học sinh. Có như thế ta mới hòa nhập được với trẻ, đồng cảm với học sinh và giúp các em học tập tốt hơn. Ngoài ra, giáo viên cần phải luôn trao dồi, học hỏi kinh nghiệm ở bạn đồng nghiệp để tìm cách dạy hay, giúp học sinh dễ hiểu bài và vận dụng tốt các kiến thức đã học vào cuộc sống.
Trong mỗi tiết dạy, cần coi trọng việc ôn tập, củng cố và rèn kĩ năng cho học sinh. Điều đó sẽ giúp các em nắm vững kiến thức đã học một cách hệ thống, củng cố rèn luyện các kĩ năng một cách bền vững.
Thường xuyên động viên, khen ngợi những tiến bộ của học sinh dù rất nhỏ để các em tự hào và có ý thức phấn đấu tốt hơn nữa.
Vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp trong tiết dạy, cần coi trọng phương pháp tích cực để phát huy tính chủ động, suy nghĩ độc lập, trí thông minh và óc sáng tạo của học sinh.
Ứng dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng trình chiếu nhằm góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh.
E. KẾT LUẬN
Trên đây là kết quả nghiên cứu và áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi trong giảng dạy phân môn Luyện từ và câu “kiểu bài lí thuyết về từ” ở lớp 5. Vì thời gian nghiên cứu chưa dài, trình độ bản thân có hạn nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Hội đồng khoa học các cấp góp ý, điều chỉnh, để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Tân Hiệp, ngày 20 tháng 01 năm 2014
Người viết
Vũ Thị Hiên
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC:
1. Cơ sở lý luận:
a) Một số khái niệm về “Từ” và “Từ” của tiếng Việt
b) Dạy các nội dung lí thuyết về từ
c) Các cơ sở pháp lí để thực hiện dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học:
2. Cơ sở thực tiễn
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP
Thuận lợi
Khó khăn
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Nghiên cứu để nắm vững nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 5.
2. Một vài kinh nghiệm áp dụng để dạy học sinh trong các tiết Luyện từ và câu “kiểu bài lí thuyết về từ”.
2.1. Tạo hứng thú trong giờ học cho học sinh.
2.2 Tổ chức các hoạt động trong tiết học
a. Cách giới thiệu vào bài mới
b. Cách trình bày bảng
c. Lựa chọn và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho từng bài dạy, kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế bài giảng trên phần mềm Powerpoint.
3. Tổ chức giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
E. KẾT LUẬN
PHIẾU CHẤM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tác giả:.........................................................................................................................
Chức vụ: ......................................................................................................................
Đơn vị:..........................................................................................................................
Tên đề tài:.....................................................................................................................
......................................................................................................................................
GK1: ........................... Ký: .................. GK2: ............................. Ký: .......................
Mục
Nhận xét đề tài
Điểm
Chuẩn
GK1
GK2
T. nhất
I.
Nội dung
90đ
a.
Tính mới:...................................................
...................................................................
...................................................................
Tốt: Khá: TB: Yếu:
20
b.
Tính khoa học:..........................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
Tốt: Khá: TB: Yếu:
25
c.
Tính thực tiễn: ..........................................
...................................................................
...................................................................
Tốt: Khá: TB: Yếu:
20
d.
Tính hiệu quả: ..........................................
...................................................................
...................................................................
Tốt: Khá: TB: Yếu:
25
II.
Hình thức
10đ
a.
Bố cục: .....................................................
...................................................................
03
b.
Trình bày: .................................................
...................................................................
03
c.
Diễn đạt, chính tả: ....................................
...................................................................
04
TỔNG CỘNG
100
Nhận xét chung: ..........................................................................................................
......................................................................................................................................
Xếp loại: ..................................................
Khoa học
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN. (MT, NL)
TPPCT: 45
I. Mục tiêu:
- Kể tên các đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện. Biết dòng diện mang năng lượng.
- Thấy được tác dụng sử dụng năng lượng điện phục vụ cuộc sống, từ đó có ý thức sử dụng tiết kiệm điện để góp phần BVMT sống.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
- Một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
-Hình trang 92, 93 sgk.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1
4
30
10
10
7
3
1. On định lớp
2. Bài cũ: Sử dụng năng lượng của gió và của nước chảy.
- Con người sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy vào những việc gì?
Giáo viên nhận xét.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
vHoạt động 1: Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu: HS kể được một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. Một số loại nguồn điện phổ biến.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên một số đồ dùng điện mà bạn biết?
+ Tại sao ta nói “dòng điện” có mang năng lượng?
Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu?
- Kết luận : Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện.
Kể tên các nguồn điện khác ?
v Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: HS kể được một số ứng dụng của dòng điện (đốt nóng, thắp sáng, chạy máy) và tìm được ví dụ về các máy móc, đồ dùng ứng dụng với mỗi ứng dụng.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn
- Cho học sinh thảo luận theo nhóm 4.
Quan sát các vật thật (mô hình) hoặc tranh ảnh những đồ vật, máy móc dùng động cơ điện đã được sưu tầm để:
+ Kể tên của chúng. Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng.
+ Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó.
Bước 2: Cho các nhóm báo cáo kết quả.
Giáo viên chốt ý và chiếu cho học sinh xem thêm các hình ảnh minh họa việc sử dụng năng lượng điện trong cuộc sống.
v Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
* Mục tiêu: HS nêu được những dẫn chứng về vai trò của điện trong mọi mặt của cuộc sống.
* Cách tiến hành:
Yêu cầu HS cử 8 người chơi, giáo viên chia học sinh thành 2 đội tham gia chơi.
Ghi tên các hoạt động vào bảng theo mẫu sau. Trong cùng thời gian đội nào tìm được nhiều hoạt động hơn là đội thắng cuộc.
Hoạt động
Các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện
Các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện
Thắp sáng
Đèn dầu, nến
Bóng đèn điện, đèn pin,…
Truyền tin
Ngựa, bồ câu truyền tin,…
Điện thoại, vệ tinh,…
….
……….
………………..
Bước 2: HS chơi như hướng dẫn.
- Tuyên dương đội thắng cuộc
- Hỏi: Điện có vai trò quan trọng như thế nào với cuộc sống con người?
- Khi sử dụng điện cần lưu ý điều gì ?
- Kết luận: Tiết kiệm điện là tiết kiệm nguồn tài nguyên và góp phần bảo vệ môi trường.
4. Củng cố - dặn dò:
Xem lại bài.
Chuẩn bị: Lắp mạch điện đơn giản.
Nhận xét tiết học .
Hát
3 học sinh lần lượt trả lời.
Hoạt động cá nhân, lớp
- HS trả lời.
Bóng đèn, ti vi, quạt…
Ta nói ”dòng điện” có mang năng lượng vì khi có dòng điện chạy qua, các vật bị biến đổi như nóng lên, phát sáng, phát ra âm thanh, chuyển động ...
Do pin, do nhà máy điện, …cung cấp.
Ac quy, đi-na-mô,…
Hoạt động nhóm
- Nhận nhiệm vụ.
- HS thảo luận.
Đại diện các nhóm giới thiệu với cả lớp.
Hoạt động nhóm
HS Nghe hướng dẫn.
- HS chơi trò chơi.
- Bình chọn đội thắng cuộc.
- HS trả lời.
File đính kèm:
- KINH NGHIEM DE GIO DAY LUYEN TU VA CAU KIEU BAI LI THUYET VE TU O LOP 5.doc