Đề tài Một vài biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường tiểu học

-Từ xa xưa cha ông ta rất coi trọng về đạo đức, các qui định chuẩn mực. Bất cứ việc gì cũng có trên, có dưới, có tôn tri, trật tự. Trong giáo dục đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu: “Tiên học lễ hậu học văn". Hồ Chủ Tich đã dạy: ”Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, là cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng”. Do đó trong nhà trường giáo dục đạo đức là một công tác rất quan trọng nhằm đạt mục tiêu giáo dục tiểu học là: ”Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu sự phát triển đúng đắn và lâu dài, về tình cảm, trí tuệ, và các kĩ năng cơ bản để học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động”.

 -Như chúng ta biết, nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục cho học sinh ở hai mặt chính: Đức dục và Trí dục. Đức dục và Trí dục phải được tiến hành song song và đồng bộ.

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớn đến việc hình thành nhân cách học sinh. VD: Trong buổi chào cờ giáo viên nghiêm trang thì học sinh cũng nghiêm trang. Giáo viên ngồi nói chuyện thì các em cũng ngồi nói chuyện. Nghe tiếng trống đánh vào lớp vào viên chưa lên lớp thì các em cũng từ từ không chịu vào lớp. Vì vậy vào đầu năm học nhà trường đề ra nội qui chặt chẽ cho giáo viên, yêu cầu giáo viên phải tuân thủ một cách nghiêm túc. VD : Không đi trể, có lời nói và hành động đúng đắn với học sinh, không quát nạt, dùng từ quá đáng trước học sinh. Luôn tôn trọng phụ huynh và học sinh. Thực hiện phương châm ”Trò đâu Thầy đó” giáo viên luôn theo sát học sinh và chịu mọi trách nhiệm về các hành vi mà học sinh gây ra. 7 giờø 15 vào lớp thì 7 giờø BGH yêu cầu GVCN phải có mặt để quản lý học sinh. Phối hợp với công đoàn theo dõi chấm thi đua cho việc thực hiện nề nếp của giáo viên. Một trường có nội qui chặt chẽ, giáo viên thực hiện nghiêm túc nôi qui thì học sinh cũng sẽ nghiêm túc thực hiện các nội qui của nhà trường. Khi một trường có nề nếp thì đạo đức của học sinh trường đó cũng sẽ tiến bộ. 2/ BGH phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh. Như ta đã biết hiện nay việc giáo dục đạo đức cho học sinh không còn là việc của nhà trường nữa mà phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Có như vậy chúng ta mới làm tốt công tác giáo dục và thực hiện tốt đường lối “ Xã hội hóa giáo dục” của Đảng và Nhà Nước đề ra. Một ngày có 24 giờø nhưng học sinh chỉ ở trường chừng 4 giờ đói với trường dạy một buổi, 7 giờø đối với trường hai buổi. Thứ bảy, chủ nhật học sinh đều ở nhà. Chưa kể ba tháng hè. Do đó ta thấy thời gian học sinh sống, tiếp xúc cùng các thành viên trong gia đình, vơí xã hội nhiều hơn là với thầy cô giáo, bạn bè. Và việc hình thành nhân cách học sinh cũng phụ thuộc phần lớn từ phía gia đình và xã hội. 2.1 Nhà trường kết hợp với gia đình giáo dục đạo đức cho học sinh. Không phải bất cứ một phụ huynh nào cũng có đủ hiểu biết, cũng như biết phương pháp để dạy con cái họ nên người. Nhất là những phụ huynh vùng thôn quê khi mà cuộc sống cơm áo, gạo tiền đã cướp đi quĩ thời gian của họ. Khi đến nhà thăm hỏi nhiều phụ huynh không biết con mình tên khai sanh là gì, bao nhiêu tuổi, học cô nào. Thì việc giáo dục đạo đức từ phía gia đình quả là rất khó khăn. Nên việc làm cho phụ huynh hiểu được trách nhiệm làm cha làm mẹ của mình là điều nhà trường luôn quan tâm. Nhà trường tổ chức 3 buổi họp tập trung phụ huynh học sinh vào đầu năm, giữa năm và cuối năm học. Để thông báo trách nhiệm của gia đình đối với con cái khi đến trường cũng như ở nhà. Thông báo các nội qui trường lớp để phụ huynh nắm. Đặc biệt cho phụ huynh biết sơ bộ về quyền trẻ em. Yêu cầu tạo điều kiện cho học sinh học tốt ở nhà, quản lý các mối quan hệ của học sinh với các người xung quanh. Các phương tiện thuyền thanh, giải trí cũng nên kiểm soát kĩ. VD: Như các em tự đi mướn phim bên ngoài về coi. Nên mở các kênh truyền hình bổ ích và có giờ giấc. - BGH yêu cầu GVCN ngay từ đầu năm học phải cho học sinh kê khai về tình hình hoạt động sống, hoàn cảnh gia đình mình. Từ đó GVCN phải có biện pháp giáo dục đối với từng em. Đặc biệt chú ý những em mồâ côi bố, mẹ thiếu người chăm sóc. Ngoài ra yêu cầu GVCN thường xuyên liên hệ với PHHS bằng sổ liên lạc, bằng thư mời để thông báo tình hình học sinh cho PH nắm. VD: Nếu có một học sinh nào vi phạm nội qui nhà trường thì GVCN học sinh đó viết giấy mời phụ huynh lên trường làm việc, bàn biện pháp phối hợp giáo dục các em. Trong các cuộc họp với PH, GVCN phải thông báo rõ tình hình học tập cũng như thái độ biểu thị hành vi đạo đức ở trường của học sinh cho phụ huynh nắm. Để phụ huynh hiểu thêm về con em mình ở trường và có biện pháp giáo dục tại nhà. Thông qua phụ huynh GVCN nắm được hoàn cảnh gia đình, đặc điểm cuộc sống học sinh ở nhà (quan hệ bạn tốt hay xấu, thường chơi những trò chơi gì ở nhà, có phụ giúp bố mẹ việc gì không, có nghe lời bố mẹ không…). Từ đó có hướng giáo dục ở trường tốt hơn. - Nhiều em học sinh hư cũng do hoàn cảnh gia đình như bố mẹ hay gây gỗ, đánh nhau, hoặc bố rượu chè, mẹ cờ bạc, bố mẹ li dị vv… Đối với những gia đình có cuộc sống không ổn định như vậy thì nhà trường cũng mời lên khuyên bảo nên hòa thuận, đầm ấm, bỏ đi những thói hư tật xấu, tất cả vì con em. Nếu không khuyên bảo được thì nhà trường báo cho Hội PHHS, và chính quyền xã can thiệp. Vận động phụ huynh luôn là một tấm gương mẫu mực trong cuộc sống để con em noi theo. - Nhà trường luôn phối hợp với ban chấp hành hội PHHS để GD đạo đức học sinh. Hàng tháng BGH đều họp với BCH PHHS để thông báo tình hình chung của nhà trường, và nhờ PH can thiệp, hộ trợ cho các vụ việc nảy sinh ở nhà trường. VD: Có em HS nghỉ học vì bố mẹ muốn cho ở nhà để giúp việc chăn bò. Giáo viên vận động bố mẹ không được nên nhờ hội phụ huynh vận động cho em đó trở lại lớp. Hay một số học sinh chưa ngoan ở nhà như trộâm cắp, đánh nhau ở địa phương. Nhà trường cũng nhờ BCH hội phụ huynh đến nhắc nhở gia đình em đó… 2.2 Nhà trường kết hợp các tổ chức, đoàn thể ở địa phương để giáo dục đạo đức cho học sinh. Việc phối kết hợp các tổ chức bên ngoài nhà trường để giáo dục Đạo đức học sinh là việc làm rất quan trọng. Vì môi trường sốâng học sinh tốt thì học sinh mới trở thành người tốt. Địa phương tốt, trong sạch thì nhà trường đỡ vất vả hơn trong việc giáo dục học sinh. -Ngay từ đầu năm học nhà trường phối kết hợp với đài truyền thanh để tuyên truyền vận động học sinh ra lớp đúng độ tuổi. Những em bỏ học năm trước, nhà nghèo đều được thông báo miễn giảm các khoản đẻ các em có điều kiện đến trường được giáo dục, còn không thì các em ở nhà đi lang thang và dễ nhiễm những thói hư, tật xấu. -Phối kết hợpï với trung tâm y tế vận động các em tham gia các chiến dịch như: An toàn trong thực phẩm, diệt loăng quăng chống bệnh sốt xuất huyết, vệ sinh răng miệng, thân thể vv…Tạo cho các em ý thức giữ gìn vệ sinh hàng ngày, ở trường cũng như ở nhà. -Phốùi hợp với trung tâm văn hóa xã tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt vào ngày lễ lớn, chơi các trò chơi dân gian vào ngày tết. Tham gia văn nghệ vv…vận động học sinh đọc sách, báo ở thư viện xã. Qua đó nhà trường tận dụng được nguồn kinh phí từ bên ngoài để tổ chức nhiều sân chơi lành mạnh cho các em. -Phối hợp với công an xã dẹp các quầy bán đồø chơi nguy hại trước cổng trường. Các dịch vụ vi tính mở cửa cho học sinh vào chơi trong giờ học đều được nhắc nhở, các đối tượng xấu vào trường quậy phá cũng đều được thông báo cho phía xã xử lý. III/ NHỮNG ỨNG DỤNG THỰC TẾ Sau một năm vận dụng các biện pháp trên vào quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Xuyên Mộc. Sự quản lý chặt chẽ các biện pháp giáo dục tại trường, cũng như sự phối hợp với các môi trường giáo dục. Công tác GDĐĐ đạo đức học sinh đã có những kết quả khả quan. Học sinh đã có nề nếp hơn, ngoan hơn và có ý thức hơn trong nhiệm vụ học tập, sinh hoạt đội, tham gia các phong trào tại trường. Các hiện tượng vi phạm đạo đức ở học sinh cũng giảm hẳn so với mọi năm. Như ăn cắp, đánh nhau, trốn học, nói tục chửi thề. Kết quả giáo dục hạnh kiểm trong năm không có học sinh nào thực hiện chưa đầy đủ. Về phía phụ huynh học sinh cũng có chuyển biến tích cực trong việc quan tâm giáo dục con em mình. Phụ huynh thường xuyên quan tâm liên lạc với giáo viên thăm hỏi về việc học của học sinh. Và phối hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục con em họ. Song song với đạo đức học sinh có tiến bộ tốt thì các hoạt động phong trào của nhà trường cũng đạt kết quả cao, như thi ”Viết chũ đẹp”, “Khéo tay kĩ thuật”... IV/ KẾT LUẬN Trong tình hình phát triển của đất nước cũùng như đổi mới của ngành giáo dục. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ không thể thiếu của nhà trường. Không thể nào xem nhẹ vấn đề này khi mà đất nước đang đi vào nên kinh tế thị trường và đang hòa nhập với thế giới. Nhà trường đặc biệt là những người làm công tác quản lý phải coi việc giáo dục đức dục là nhiệm vụ hàng đầu để tất cả học sinh khi ra trường đều là những công dân có ích cho xã hội. Muốn làm được như thế cần chú đến những vấn đề sau: -Tất cả các thành viên trong nhà trường phải có ý thức trong việc giáo dục đạo đức học sinh. BGH phải làm cho giáo viên thấy rõ tầm quan trọng công việc này. -BGH quản lý tốt việc GDĐĐ cho học sinh thông qua việc hoạt động giảng dạy các bộ môn văn hóa trong nhà trưòng. Đặc biệt môn đạo đức. -BGH quản lý tốt việc thông qua công tác chủ nhiệm lớp. -BGH quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh qua hoạt động đội TNTP. a. Tạo điều kiện tốt cho TPT hoạt động: b. Kiểm tra thường xuyên công tác đội. c. BGH theo dõi tốt công tác trực chấm của sao đỏ. d. BGH chỉ đạo TPT đội tổ chức tốt “Hòm thư giúp bạn”. g. BGH chỉ đạo TPT đội tổ chức tốt việc “Phát thanh măng non”. -BGH quản lý việc phối hợp giữa chuyên môn và đội tổ chức nhiều phong trào cho học sinh tham gia: -BGH quản lý việc chào cờ đầu tuần để việc giáo dục đạo đức học sinh. -BGH yêu cầu thầy cô giáo làm gương cho các em. -BGH phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh. + Nhà trường kết hợp với gia đình giáo dục đạo đức cho học sinh. + Nhà trường kết hợp các tổ chức, đoàn thể ở địa phương để giáo dục đạo đức cho học sinh. Tóm lại công tác GDĐĐ một công tác có ý nghĩa vô cùng to lớn. Ngoài tổ chức các hoạt động, phong trào, cần quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp. Việc giảng dạy các bộ môn có tính giáo dục cao. Và sự kết hợp các lực luợng trong và ngoài xã hội. V/ Kiến nghị: -Phòng giáo dục cần quan tâm hơn nữa công tác giáo dục đạo đức ở các trường phổ thông. Kiểm tra quản lý tốt hoạt động noài giờ các trường. -Phòng giáo dục phối hợp với hội đồng đội huyện quản lý, kiểm tra chặt chẽ hoạt động công tác đội ở các trường. -Về hiệu trưởng các trường cần có kế hoạch công tác giáo dục đạo đức học sinh, phối kết hợp với hoạt động ngoài giờ và công tác đội. Cần quan tâm và đầu tư hơn nữa về công tác đội vai trò của tổng phụ trách đội trong nhà trường. Người viết Nguyễn Hồng Hà

File đính kèm:

  • docMot vai bien phap quan ly cong tac giao duc daoduc hoc sinh trong truong tieu hoc.doc
Giáo án liên quan