Ham thích nghĩa là rất thích. Một cá thể ham thích công việc nào đó, thì cá thể đó sẽ có thêm nguồn động lực để làm tốt công việc. Khi một cá thể thiếu sự ham thích thì cá thể đó không thể làm tốt được công việc mình đang làm, kết quả không đạt cao. Đối với một học sinh cũng vậy không có sự ham thích trong học tập thì việc học của em sẽ khó khăn hơn, không hiểu bài, không làm bài được dễ sinh ra chán nản dẫn đến bỏ học.
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3909 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một vài biện pháp để học sinh ham thích đến trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm hư viết, không có viết đến trường, học sinh đó sẽ sợ đi học vì không có viết không chép bài, làm bài được, có thể sợ cô phạt. Nếu cha mẹ kịp thời mua viết cho con, yêu cầu con cẩn thận hơn thì học sinh đó sẽ vui vẻ đi học. Nếu bố mẹ la mắng hoặc không mua viết thì sẽ làm cho em đó đi học với tâm trạng không vui và có thể trốn học.
Vậy nhà trường cần biết phối hợp với phụ huynh trong việc tạo sự ham thích cho học sinh khi đến trường. Hiện nay một số phụ huynh không biết cách giáo dục con cái, thường đánh đập, la mắng khi con em mình mắc phải một lỗi lầm nào đó ở trường lớp (như bị điểm kém, đánh nhau với bạn), làm cho các em sợ sệt, ức chế khả năng học tập, lao động ở các em, giảm đi niềm ham thích học tập. Trong các cuộc họp ban giám hiệu yêu cầu giáo viên chủ nhiệm trao đổi, hướng dẫn phụ huynh nên tạo điều kiện tốt để cho để con em mình đến trường (bảo đảm thời gian đến trường, sắm dụng cụ học tập, giúp con học ở nhà, cùng vui chơi học tập với con em mình…), khi giáo dục con em nên nhẹ nhàng, cần cho các em hiểu việc đó đúng sai thay vì la mắng trừng phạt.
Việc quan tâm đến bạn bè của con em rất quan trọng. Chơi với bạn xấu trước sau gì các em cũng nhiễm thói xấu. Chú ý đến những thời gian rảnh rỗi của con em mình, cần biết các em đi đâu, chơi chỗ nào. Đừng cho các em quá nhiều thời gian tự do một mình mà cha mẹ không biết. Cần liên lạc với giáo viên để biết tình hình của con em mình, như có đến trường không? Có đi lao động không? Có hành vi gì cần sửa chữa vv...
Phụ huynh cần giúp con em nhận thức được học là một hoạt động đầy hứng thú. Cần có sự ham thích mới học tốt được. Giúp con em thấy được từ những bài học trên lớp con sẽ học được rất nhiều điều thú vị mà đều là những tri thức có lợi cho bản thân. Cần giúp trẻ vượt qua khó khăn ở trường học, như bị điểm kém thì cũng không nên quá buồn phiền, mà nên tìm ra nguyên nhân để lần sau cố gắng làm bài tốt hơn.
Các phụ huynh ở cùng một xóm, có con học cùng khối lớp nên thành nhóm phụ huynh cùng lớp. Trong đó yêu cầu các con em cùng chơi, cùng học với nhau. Cùng phân công nhau theo dõi, giúp đỡ con cái.
Các việc trên có thể thông qua trong các cuộc họp phụ huynh toàn trường, hoặc trong những lần gặp gỡ tâm sự với phụ huynh. Nếu được thì nên tổ chức những buổi giao lưu, hội thi cho cả phụ huynh tham gia về chuyên đề này. Phối hợp với đài truyền thanh xã đưa những bài tuyền truyền cho phụ huynh nắm.
IV/ HIỆU QUẢ MỚI
Qua việc thực hiện các biện pháp trên để tạo sự ham thích đến trường cho học sinh. Kết quả cho thấy học sinh ham học hơn, tích cực tham gia tốt các phong trào, năng động trong học tập cũng như sinh hoạt vui chơi. Số lượng học sinh bỏ học giữa chừng vì học yếu, vì chán học không có.
Trong các phong trào các em luôn tham gia sôi nỗi, nhiệt tình. Những lần các em đi thi đấu hay biểu diễn không còn rụt rè, sợ sệt như lúc trước. Trong các kì kiểm tra thì kết quả luôn có tiến bộ. Nhờ tạo sự ham thích các hoạt động ở trường, ở lớp và cung cấp kiến thức, kĩ năng kĩ xảo mà kết quả các phong trào đạt rất tốt. Trong các phong trào đội, trường các em tham gia sôi nỗi, nhiệt tình. Tự bản thân các em cảm thấy gần gũi với trường lớp, thầy cô, bạn bè, hoàn thành các công tác được giao một cách nhiệt tình. Như các phong trào phát thanh măng non các em tự biết viết bài, đi thu nhập tin tức và phát thanh hàng tuần như là một phóng viên thực thụ. Phong trào sinh hoạt sao các em đội viên lớp 4 - 5 hướng dẫn cho các em lớp nhi đồng sinh hoạt sao rất tốt, các em rất hưng thú khi sinh hoạt hướng dẫn các em nhi đồng học tập vui chơi với tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài ra phong trào học tập, văn nghệ, nghi thức đội, rèn luyện chuyên hiệu cũng được các em thực hiện rất tốt. Kết quả đó có được là một phần do các em đã có được sự ham thích, học tập sinh hoạt…
C/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I. KINH NGHIỆM CỤ THỂ
Sau đây là những phương pháp, biện pháp mà tôi thấy có hiệu quả trong việc tạo cho học sinh sự ham thích đến trường.
1/ Chú trọng xây dựng trường. lớp có một môi trường gần gũi với học sinh:
Nhà trường nên quan tâm đến quan cảnh trường hòa cùng thiên nhiên. Có cây xanh bóng mát, có sân chơi sạch sẽ, có trường ra trường, lớp ra lớp.
Tạo cho học sinh ý thức xây dựng, giữ gìn trường lớp, coi trường lớp như là nhà, học sinh là chủ nhân.
2/ Tạo niềm vui cho học sinh khi đến trường:
Nhà trường nên quan tâm đến hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đầu năm phải có kế hoạch cụ thể về công tác này. Tổ chức nhiều hoạt động phong trào cho các em tham gia sinh hoạt (học tập, thể thao, văn nghệ, sinh hoạt đội nhóm) để các em tham gia sinh hoạt qua đó các em được gần gũi, yêu mến thầy cô, bạn bè, trường lớp. Biết lấy phong trào đội và tổng phụ trách đội làm nguồn nhân tố để phát động các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Tăng cường các hình thức dạy học tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
Giáo viên thể hiện sự yêu thương, chăm sóc học sinh như người thân trong gia đình. Hạn chế việc giáo dục bằng đòn roi, hình phạt. biết động viên, khen ngợi đẻ các em tiến bộ…
Trong mọi hoạt động phong trào luôn quan tâm tới những yếu tố tạo sự ham thích, sựchưng phấn ở học sinh.
3/ Mỗi giáo viên lên lớp đều dạy học với tinh thần “Giáo viên dạy thân thiện – học sinh học tích cực”.
Chú trọng việc soạn giáo án xem trước bài giảng.
Lên lớp phải có và sử dụng thiết bị dạy học, đồ dùng học tập kể cả ĐDDH tự làm thiết thực, có hiệu quả.
Có tác phong sư phạm mẫu mực, gần gũi, ân cần với học sinh. Tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh.
4/ Quan tâm, giúp đỡ học sinh yếu kém:
Dạy học phải dạy theo từng đối từng nhóm đối tượng học sinh, biết giảm độ khó của câu hỏi phù hợp với học sinh yếu. Dạy theo sự trình độ, kiến thức của học sinh.
5/ Biết phối hợp với phụ huynh chăm lo giáo dục học sinh.
Yêu cầu phụ huynh quan tâm tạo thời gian, vật chất để học sinh đi học. Biết cách giáo dục con để không gây tâm lí căng thẳng khi học sinh đi đến trường. Tổ chức tư vấn cho phụ huynh trong công tác rèn luyên giáo dục con em họ.
II/ SỬ DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Thật sự ở bài viết này tôi không dám gọi đây là sáng kiến kinh nghiệm mà chỉ gọi là biện pháp nhỏ. Vì đây là một vấn đề tôi đã băn khoăn trăn trở trong những năm qua đặc biệt là trong năm học này khi mà ngành giáo dục đưa ra phong trào xây dựng “Trường học thân thiện-học sinh tích cực”. Những ý kiến trên là một phần nhỏ những suy nghĩ của tôi. Qua thực tiễn có một phần kết quả nhưng chưa được hoàn mỹ cho lắm. Nên việc tìm ra những phương pháp, biện pháp để giáo dục rèn luyện đức tín tự tin cho học sinh trong trường tiểu học là việc dành cho tất cả chúng ta, những người làm công tác giáo dục. Mong tất cả các bạn đọc hãy cùng nghiên cứu bàn luận để đưa ra một giải pháp tối ưu nhất.
Trong công tác giáo dục việc tạo cho học sinh sự ham thích đến trường, đến lớp muốn thành công hay không thì khi tổ chức, nên thực hiện đến nơi đến chốn. Không nên đầu voi đuôi chuột để rồi không có kết quả. Khi thực hiện Ban giám hiệu phải thường xuyên theo dõi kiểm tra các các phong trào đưa ra, các thành viên, kịp thời điều chỉnh khi có sự chệch hướng.
Những gì viết trong bài này có thể ứng dụng riêng đối với từng cá nhân giáo viên đứng lớp trong từng tiết dạy, trong công tác chủ nhiệm. Đối với tổng phụ trách đội ở các trường khi tổ chức phong trào, công tác đội và cũng có thể ứng dụng để tăng sự hứng thú cho học sinh trong các phong trào đội, hội thi. Đối với ban giám hiệu có thể áp dụng nội dung bài viết vào các phong trào trong nhà trường để thực hiện kế hoạch xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực, qua đó tạo sự ham thích học tập, ham thích đến trường nhằm giảm thiểu số học sinh bỏ học giữa chừng. Điều cần thiết nên tổ chức thành buổi chuyên đề, hay tập huấn cho giáo viên những nội dung trên để giáo viên định được hướng đi trong việc tạo sự ham thích đến trường cho học sinh. Tất nhiên nội dung bài viết chưa được sâu, và còn nhiều mặt chưa được đề cập đến việc thực hiện với thời gian còn ngắn. Nên việc vận dung dụng cần cố gắng rút thêm kinh nghiệm từ thực tế trường mình vì mỗi trường có một điều kiện khác nhau để công việc đạt kết quả hơn.
III/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1/ Kết luận :
Thật ra bất cứ hoạt động nào nhà trường cũng đều giáo dục cao, đều tạo được niềm ham thích cho học sinh. Một bài dạy tập đọc, buổi lao động, buổi nói chuyện, một phong trào hoạt động của đội, của nhà trường đều rèn cho các em sự bình tĩnh, tự tin, giúp các em dần dần hoàn thiện bản thân mình, thích nghi dần với môi trường, có được sự ham thích và hứng thú trong các hoạt động học tập và vui chơi. Điều quan trọng là giáo viên có biết cách áp dụng để tạo sự ham thích cho học sinh hay không? Trong mỗi tiết học, trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng như phong trào Đội bất cứ hoạt động nào cũng gây ảnh hưởng lớn đối với các em học sinh. Theo tôi phương pháp hay nhất là chúng ta hãy làm việc hết mình luôn quan tâm đến các em và tự đúc kết lại các kinh nghiệm cho bản thân để năm sau làm tốt hơn năm trước. Việc tạo cho học sinh sự ham thích đối với trường, lớp, thầy cô, bạn bè là một công việc lâu dài và tiến hành thường xuyên. Nếu chúng ta chú trọng đến nó sẽ mạng lại lớp ích rất lớn cho công tác giáo dục.
2/ Kiến nghị :
- Yêu cầu các trường phân công người làm công tác đội là người có năng lực biết tổ chức các hoạt động phong trào cho học sinh. Đừng đưa những giáo viên không có bằng cấp hoặc yếu kém về chuyên môn làm tổng phụ trách đội như thế chỉ làm hoạt động nhà trường đi xuống mà thôi.
- Ngành giáo dục chúng ta nên quan tâm đến việc tạo sự ham thích đến trường ở học sinh. Đặc biệt nên mở một chuyên đề về vấn đề này làm sao để có những biện pháp cụ thể, thiết thực ứng dụng cho từng trường.
- Phòng giáo dục tác động các cấp nên xây dựng cơ sở vật chất cho các trường, cung cấp những trang thiết bị tối thiểu cho các trường hoạt động phong trào.
Trên đây là một số vấn đề tôi rút ra trong hoạt động giáo dục, rèn luyện cho học sinh ham thích học tập, ham thích đến trường đối với trường học trong năm 2007-2008 và từ đầu năm 2008-2009.
File đính kèm:
- MOT VAI BIEN PHAP DE HOC SINH HAM THICH DEN TRUONG.doc