Trong quá trình đổi mới đất nước, việc ứng dụng CNTT vào đời sống sản xuất và nhất là trong hoạt động học tập ngày càng rộng rãi.
Trong Giáo dục đào tạo, CNTT đã góp phần hiện đại hoá phương tiện, thiết bị dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học.( Thiết bị dạy học không chỉ là thước kẻ, compa, bảng phụ. mà còn là máy tính, máy chiếu .). Bước vào năm học này Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra khẩu hiệu “ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin” cho toàn ngành giáo dục.
4 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2607 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình đổi mới đất nước, việc ứng dụng CNTT vào đời sống sản xuất và nhất là trong hoạt động học tập ngày càng rộng rãi.
Trong Giáo dục đào tạo, CNTT đã góp phần hiện đại hoá phương tiện, thiết bị dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học.( Thiết bị dạy học không chỉ là thước kẻ, compa, bảng phụ... mà còn là máy tính, máy chiếu….). Bước vào năm học này Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra khẩu hiệu “ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin” cho toàn ngành giáo dục.
Như vậy việc hiểu biết và ứng dụng được CNTT đối với mỗi người nói chung và đối với mỗi giáo viên nói riêng là rất cần thiết và cấp bách.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Vị trí và nhiệm vụ:
Như chúng ta đã biết, khoa học là một môn có sự tích hợp các nội dung của khoa học tự nhiên (vật lí, hóa học, sinh học) với khoa học về sức khỏe. Vì thế việc dạy khoa học ở trường Tiểu học luôn được giáo viên quan tâm, lựa chọn các phương pháp, phương tiện dạy học sao cho vừa thiết thực vừa gần gũi với học sinh. Từ đó hình thành và phát triển các kĩ năng như quan sát, dự đoán, giải thích các sự vật , hiện tượng tự nhiên đơn giản và kĩ năng vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống; phát huy tính tích cực, tự lực tìm tòi, phát hiện kiến thức và thực hành những hành vi có lợi cho sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng.Hay nói cách khác là sau khi học sẽ góp phần hình thành kĩ năng sống cho các em.
Môn khoa học có các chủ đề sau:
Con người và sức khỏe
Vật chất và năng lượng
Thực vật và động vật
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Tùy theo mỗi chủ đề mà có các phương pháp giảng dạy khác nhau, mỗi chủ đề có những phương pháp đặc trưng riêng. Vì vậy khi dạy môn khoa học cần chú ý phát huy tính tích cực của HS. Tạo điều kiện để HS chủ động tìm tòi, tiếp nhận và chiếm lĩnh tri thức, chú ý khả năng tự học của HS, phát huy được quan hệ hợp tác của HS khi học, chính vì vậy người GV cần lựa chọn phối hợp nhiều phương pháp dạy học như: PP quan sát, PP thí nghiệm, PP hợp tác theo nhóm, PP trò chơi học tập, PP động não…
2. Biện pháp:
Để xây dựng một kế hoạch bài dạy, mỗi họat động cần có sự thay đổi nhiều hình thức tổ chức như nhớ lại kiến thức cũ sau đó là các hoạt động tìm ra kiến thức mới. Các hoạt động chính chủ yếu là hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm để giúp học sinh khám phá. Dạy học môn khoa học cần chú ý phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, giảm sự quyết định, can thiệp của giáo viên, tăng cường tham gia hoạt động của học sinh để tìm tòi phát hiện kiến thức mới.Giáo viên phối hợp nhiều phương pháp dạy học như : hỏi đáp, thảo luận, trò chơi, đóng vai, hợp tác, thực hành, kể chuyện, quan sát, làm thí nghiệm…
Để tổ chức hoạt dộng dạy học cho học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, giáo viên cần nắm mục tiêu môn học, phương pháp, cách định hướng và phương tiện truyền đạt để có kết quả tốt nhất. Ở lứa tuổi tiểu học, học sinh rất say mê hình ảnh, nhất là những hình ảnh mang tính thiết thực. Trong giờ dạy để tránh sự nhàm chán, giáo viên cần phải phối hợp nhiều hình thức tổ chức như: cá nhân, nhóm, lớp… Nếu như tranh ảnh ở sách giáo khoa, tranh cổ động chưa phản ảnh hết mức độ thật thì việc trình chiếu một đoạn phim sẽ trực quan sinh động rõ nét nhất các hoạt động, sự phát triển, sự biến đổi….Để hướng học sinh hoạt động tích cực, người giáo viên luôn đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt học sinh qua từng đoạn phim, thước phim tư liệu để các em hiểu nó một cách triệt để nhất. Phim minh họa càng phù hợp với nội dung bài học và thực tế khách quan thì càng khơi gợi hứng thú học tập cho các em (ví dụ: khi dạy bài “ Cây con mọc lên từ hạt”- ta trình chiếu đoạn phim cây con đang nẩy mầm, xòe lá…Học sinh sẽ rất hào hứng, bị cuốn hút và các em sẽ hình dung rõ hơn quá trình phát triển từ hạt thành cây).
Một lợi thế khác ở việc trình chiếu qua phim là chúng ta có thể tạo, lựa chọn một số âm thanh vui tai hoặc một số hoạt động mà ở hình ảnh ta không thể có được (Ví dụ: khi dạy bài “Sự sinh sản và nuôi con của chim”- ta lồng vào một đoạn phim khi chim con chào đời, chim mẹ móm mồi cho con. Tiếng chiêm chiếp của chim con khi đòi ăn chính là những âm thanh tạo cho tiết học vui tươi hơn, tiết học sẽ đạt hiệu quả hơn. )
Khi dạy khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng, trong đó HS khó hình dung khái niệm khoa học, có thể dùng mô phỏng để thực hiện khái niệm trên một cách trực quan hơn. Hay ta có thể mô phỏng minh hoạ nhiều quá trình, hiện tượng trong xã hội và trong con người mà không thể quan sát trực tiếp được trong điều kiện nhà trường; không thể hoặc khó có thể thực hiện được ở phương tiện khác.
Khi dạy đến các bài nói về tác hại của những chất cháy nổ, sự nguy hiểm khi sử dụng một số vật dụng có điện trong gia đình thì qua phim ảnh học sinh sẽ thấy rõ những hậu quả để từ đó có ý thức trong việc sử dụng cho an toàn (Ví dụ: khi dạy bài “An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện”- ta có thể chèn vào vài đoạn phim nói về những tai nạn do điện, các em sẽ thấy rõ được tác hại của chúng mà sử dụng cho an toàn.. . )
Tất cả ảnh động, những thước phim tư liệu,…chúng ta có thể tìm thấy trên mạng hoặc ta có thể dùng máy chụp hình, quay phim trợ giúp…
Nhưng trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý: nếu sử dụng quá nhiều phim ảnh minh họa, giờ dạy sẽ bị “loãng”, học sinh chỉ chú ý đến tranh ảnh… khó đi vào trọng tâm bài học.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Nhờ những ứng dụng CNTT vào thực tế giảng dạy môn khoa học mà học sinh ở lớp cũng như ở trường các em rất thích thú, trông chờ đến giờ học. Giáo viên là người chủ động, dẫn dắt học sinh tìm ra những kiến thức mới một cách nhẹ nhàng và dễ nhớ.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua thực hiện ứng dụng CNTT (Giáo án điện tử) vào giảng dạy tôi thấy:
Ưu điểm:
- CNTT có thể thực hiện được các thí nghiệm ảo, mô phỏng đoạn phim về sự hình thành, phát triển, các hoạt động..... mà giáo viên không thể thực hiện ở trên lớp.
- CNTT có thể thực hiện hỗ trợ, chuẩn hoá các bài giảng mẫu đặc biệt những phần khó giảng.
- CNTT đem đến các bài tập trắc nghiệm, trò chơi ô chữ giúp tiết học sôi nổi, HS học không bị thụ động mà chủ động, hứng thú học tập.
- Giáo viên chuẩn bị bài dạy một lần thì sử dụng được nhiều lần.
- Những hình ảnh vừa tĩnh vừa động lại thêm một chút âm thanh đó là điều luôn tạo cho học sinh sự hứng khởi, tò mò, sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập ở lớp.
Hạn chế:
- Soạn, chuẩn bị một tiết dạy mất rất nhiều thời gian, đòi hỏi có đầy đủ các thiết bị công nghệ cần thiết.
- Phải đảm bảo có “ điện” thì tiết dạy mới có thể ứng dụng được CNTT
( trong khi đó hiện tượng mất điện không báo trước thường diễn ra phổ biến
- Trình độ về kĩ thuật soạn thảo một GAĐT của GV còn hạn chế.
- Điều kiện CSVC của Trường lớp còn hạn chế, chưa tạo được điều kiện để việc ứng dụng CNTT vào bài dạy đạt hiệu quả cao.
- Chưa có chuẩn về thời lượng ứng dụng CNTT vào 1 tiết học, môn học nên việc ứng dụng của giáo viên mang tính tự phát tuỳ theo ý tưởng do đó việc ghi chép của học sinh còn lúng túng.
V. KẾT LUẬN
Hướng dẫn học sinh học tập dựa vào sự hỗ trợ của phương tiện hiện đại là phương pháp giúp các em thông qua thị giác, thính giác… và các hoạt động để lĩnh hội kiến thức. Bên cạnh đó , người giáo viên luôn phải tự học hỏi, phấn đấu và không ngừng rèn luyện để có thể tạo ra những con người năng động, sáng tạo cho xã hội; một thế hệ trẻ đủ trí tuệ và tài năng trong tương lai.
Tân Thạnh Đông, ngày 18 tháng 02 năm 2009
Duyệt của BGH Người viết
Nguyễn Thị Bảo San
File đính kèm:
- Tham luan ve UDCNTT trong giang day KH L 5.doc