Nghệ thuật trang trí rất quan trọng đối với đời sống thẩm mĩ của con người. Nó làm tăng thêm vẽ đẹp cho các sự vật đồng thời nó còn khẳng định tính nghệ thuật cũng như người sử dụng sự vật đó.
Yếu tố quan trọng chiếm phần khẳng định tính nghệ thuật trong trang trí chính là màu sắc. Màu sắc rất quan trọng đối với cảnh vật xung quanh ta. Nếu cảnh vật không có màu sắc thì tất cả đều là bóng tối. Màu sắc thể hiện mọi sắc thái, trạng thái của sự vật củng như sự thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người muốn truyền đạt qua sự vật
14 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số phương pháp nâng cao khả năng cảm thụ màu sắc nhằm phát triển kĩ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí của học sinh trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trang trí của mình.
- Trên cơ sở đó, ta cần chú ý hướng dẫn về kiến thức màu sắc cho các em theo đúng đối tượng, đúng khối lớp. Có như vậy chúng ta mới giúp các em cảm thụ giá trị của màu sắc trong phân môn vẽ trang trí. Khi cảm thụ được màu sắc, các em mới nâng cao khả năng thẩm mĩ và phát huy việc vẽ màu trong các bài vẽ trang trí trong chương trình học cũng như trong các bài sáng tác.
2.3. Một số biện pháp lồng ghép nhằm giúp các em có ý thức hơn về việc cảm thụ màu sắc:
Trong thiết kế bài giảng Mĩ thuật nói chung và bài vẽ trang trí nói riêng, giáo viên cần biết lồng ghép những kiến thức về màu sắc và đưa ra những câu hỏi nhằm kích thích việc tư duy về màu sắc cho các em. Ví dụ như: Trong bài trang trí: Mảng chính có màu vàng, nếu tư đưa mảng phụ có màu xanh nhạt vào liệu có hợp lí không? Hay: Trong bài thiết kế thời trang mùa hè, nếu ta sử dụng màu đỏ tươi làm gam màu chủ đạo thì có phù hợp không? Vì sao?... Từ đó, học sinh sẽ biết phân biệt, biết cách cảm thụ và nâng cao được kĩ năng vẽ màu trong bài vẽ trang trí.
Một vấn đề nữa đặt ra nhằm giúp các em cảm thụ màu sắc tốt hơn bằng biện pháp gợi trí tò mò hay kính tích sự khao khát lĩnh hội kiến thức ở các em bằng các thí nghiệm khoa học vui. Ví dụ như:
* Thí nghiệm 1: Lấy 1 tờ giấy nhuộm màu xanh mang đặt ra ngoài nắng. Trên tờ giấy đó ta úp 1 chiếc đĩa tròn. Sau liên tục vài giờ đòng hồ, ta cho các em quan sát sự thay đổi trên tờ giấy. (Phần bị chiếc đĩa tròn che khuất sẽ giữ lại màu ban đầu, các phần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ bị nhạt hơn).
* Thí nghiệm 2: Lấy 1 que tròn nhúng vào giấm (hay nước vắt ra từ quả chanh) rồi viết một từ lên từo giấy trắng. Để tờ giấy khô hẳn sau đó hơ từ từ tờ giấy đó lên một ngọn lửa. Yêu cầu các em quan sát tờ giấy trước và sau khi hơ (Ta thấy chữ viết từ từ hiện lên trên tờ giấy trắng).
* Thí nghiệm 3: Cho các em quan sát các hình vuông màu đen giống nhau đặt dày đặc lên trên một nền trắng. Ta xếp các hình vuông màu đen cách đều nhau bằng một khoảng hở nhỏ trên nền trắng đó. Khi quan sát, ta thấy ở giữa khoảng trắng của 4 hình vuông chụm lại với nhau như có một chấm màu xám nổi lên (thật sự là không có chấm xám nào cả). Đó chính là cách sắp xếp đánh lừa thị giác của con người.
Như vậy, qua các thí nghiệm kích thích đó, học sinh vô tình đã gián tiếp quan tâm đến vấn đề "màu sắc" và phần nào đó ảnh hưởng tích cực đến việc cảm thụ màu sắc của các em (Ví dụ: ta yêu cầu các em về nhà làm lại thí nghiệm với tờ giấy màu khác ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 3).
Trong quá trình giảng dạy môn mĩ thuật, chúng ta cũng cần sưu tầm, nghiên cứu và tìm tòi về ý nghĩa của các màu sắc để giới thiệu lồng ghép vào bài giảng. Có như thế, các em mới dễ thể hiện cảm xúc của mình vào bài vẽ thông qua những màu mà các em sử dụng. Sau đây là ý nghĩa của một số màu sắc chúng ta thường hay gặp (Tư liệu sưu tầm từ Internet).
* Màu đỏ: Là màu của lữa và máu, nó đi liền với sức mạnh, quyền lực và sự quyết tâm. Màu đỏ cũng là biểu tượng của sự đe doạ, nguy hiểm và chiến tranh.
* Màu cam: Là màu được thụ hưởng từ sự mạnh mẽ của màu đỏ và sự hạnh phúc của màu vàng. Nó đi liền với sự vui tươi, nhẹ nhàng. Màu cam biểu trưng cho sự cố gắng, quyến rũ, hạnh phúc và sáng tạo. Đối với mắt người, màu cam mang lại cảm giác ấm nóng.
* Màu vàng: Là màu của ánh nắng mặt trời ấm áp, nó cần là màu của sự thông thái, mạnh mẽ. Màu vàng làm tăng sự thích thú và khả năng hoạt động trí óc. Tuy nhiên màu vàng khi được sử dụng quá mức thì nó sẽ mang lại sự khó chịu và giận dữ.
* Màu xanh lá cây: Là màu của thiên nhiên, nó tượng trưng cho sự phát triển, hoà thuận, tươi mát, màu mở. Màu xanh lá cây cần mang đến cảm xúc an toàn và có ý nghĩa là phát triển, hy vọng.
* Màu xanh dương: Là màu của trời và biển, nó đi liền với cảm giác sâu thẳm, vững vàng và yên bình. Màu xanh dương còn có ý nghĩa trong sáng, tinh khiết. Đồng thời nó còn liên hệ đến sự nhận thức và trí tuệ.
* Màu tím: Là sự kết hợp giữa mạnh mẽ của màu đỏ và vững chắc của màu xanh. Nó là biểu tượng của sức mạnh, quý tộc và sang trọng. Ở một gốc độ khác, màu tím còn được coi là sự huyền bí, ma thuật.
* Màu trắng: Đi liền với sự trong trắng, tinh khiết, thánh thiện và trinh nguyên. Nó được xem là màu của sự hoàn thiện, có ý nghĩa là đơn giản và an toàn.
* Màu đen: Đi liền với quyền lực, thanh nhã, trang trọng. Màu đen đôi khi là hình tượng của cái tang tóc, chết chóc, huyền bí và màu của sự sợ hãi.
3. Giải pháp đặt ra trong đề tài.
Muốn HS cảm thụ và lĩnh hội một cách tối ưu về “phương pháp phát triển kỹ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí”, yêu cầu người giáo viên phải có một công trình gọi là khoa học trong việc thiết kế từng bài giảng. Bài giảng đó phải mang tính chất phù hợp với trình độ và khả năng lĩnh hội của HS, có nghĩa là nó không quá cao siêu, trừu tượng hay quá nhàm chán, tẻ nhạt. Nó phải có sự lôi cuốn tính tìm tòi và sáng tạo ở HS.
Bên cạnh đó người GV cần tự bồi dưỡng, tích luỹ kiến thức, tri thức về chuyên môn nghiệp vụ nhằm bồi dưỡng thêm về những kiến thức ngoài chương trình cho HS.
Ngoài ra, để giải quyết có hiệu quả tính khả thi khi áp dụng đề tài, người GV cần sưu tầm các bài trang trí với màu sắc phong phú, đa dạng...... và sử dụng tư liệu đó một cách có hiệu quả trong từng tiết dạy. Giúp cho HS có một sự cảm thụ màu sắc trong bài trang trí cơ bản đầy đủ khi tham gia tiết học ở lớp.
4. Qua quá trình giảng dạy và áp dụng tính khả thi của đề tài tại trường TH& THCS A Vao, kết quả thu được như sau.(Năm học 2009-2010)
* Ở lớp 9: Khảo sát trên 24 bài vẽ trang trí của HS, có 8 bài xếp loại Giỏi,12 bài loại Khá, 4 bài loại Đạt và không bài loại Chưa đạt
* Ở lớp 8a: Khảo sát trên 20 bài vẽ trang trí của HS, có 5 bài xếp loại Giỏi, 10 bài loại Khá, 4 bài loại Đạt và 1 bài loại Chưa đạt
* Ở lớp 8b: Khảo sát trên 23 bài vẽ trang trí của HS, có 7 bài xếp loại Giỏi, 13 bài loại Khá, 2 bài loại Đạt và 1 bài loại Chưa đạt
* Ở lớp 7a: Khảo sát trên 26 bài vẽ trang trí của HS, có 7 bài xếp loại Giỏi, 15 bài loại Khá, 3 bài loại Đạt và 1 bài loại Chưa đạt
* Ở lớp 7b: Khảo sát trên 26 bài vẽ trang trí của HS, có 6 bài xếp loại Giỏi, 12 bài loại Khá, 5 bài loại Đạt và 3 bài loại Chưa đạt
* Ở lớp 6a: Khảo sát trên 33 bài vẽ trang trí của HS, có 10 bài xếp loại Giỏi, 15 bài loại Khá, 4 bài loại Đạt và 4 bài loại Chưa đạt
* Ở lớp 6b: Khảo sát trên 33 bài vẽ trang trí của HS, có 9 bài xếp loại Giỏi, 17 bài loại Khá, 5 bài loại Đạt và 2 bài loại Chưa đạt.
Do thời gian áp dụng tính thực tiễn của đề tài chưa nhiều, vì thế kết quả thu được vẫn chưa khả quan so với mục tiêu đặt ra ban đầu của đề tài.
VI. KẾT LUẬN.
Nói đến phương pháp dạy học là nói đến cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh. Giáo viên không chỉ chú ý đến phương pháp truyền đạt mà còn phải tạo dựng cho học sinh phương pháp tiếp nhận, để cuối cùng là kiến thức đến với học sinh một cách dễ dàng, nhanh và sâu sắc hơn. Như định hướng đổi mới phương pháp dạy học: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Qua quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng các phương pháp dạy học nêu trên vào giảng dạy ở phân môn vẽ trang trí, và đã phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, đem lại hiểu quả cao.
Bên cạnh đó, vấn đề điều kiện khó khăn vất vả cũng như thiếu thốn về kinh tế và thông tin của HS trường TH& THCS A Vao đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả khi áp dụng đề tài này.
VII. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.
Là một giáo viên mĩ thuật giảng dạy lâu năm tại trường TH& THCS A Vao, tôi nhận thấy vấn đề thiếu thốn hàng đầu ở đây là cơ sở vật chất. Các em HS ở đây rất thiệt thòi về việc tiếp nhận các kênh hình ảnh củng như thông tin nhằm phát triển về cảm nhận mĩ thuật. Vậy, tôi xin đề xuất các ngành cấp trên tạo điều kiện cũng như quan tâm hơn nữa giúp đỡ về cơ sở vật chất đối với học sinh của trường.
Bên cạnh đó, cần có sự bổ xung hình ảnh minh họa, tranh của học sinh, họa sĩ và thông tin đầy đủ hơn về các họa sĩ Việt Nam trong sách giáo khoa cho HS hiểu rõ và tự hào hơn về dân tộc mình.
VIII. TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU.
1. Hồ Văn Thuỳ. Bài giảng mĩ thuật- Phương pháp giảng dạy mĩ thuật. . Nhà xuất bản Giáo dục- 2006.
2. Nguyễn Quân. Ghi chú về nghệ thuật.NXB Mĩ thuật,1990.
3. Trịnh Thiệp, Ưng Thị Châu. Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật. NXB Giáo dục 1997.
4. Nguyễn Quân- Phan cẩm Thượng, Mĩ thuật của người Việt, 1989.
5. Nguyễn Quốc Toản. Giáo trình Mĩ thuật. NXB Giáo dục, 1998.
6. Nguyễn Quân. Tiếng nói của hình và sắc. NXB Văn hoá, 1986.
Xác nhận cuả HĐKH nhà trường năm 2010. A Vao, ngày 23/ 10/ 2010.
Giáo viên thực hiện.
Hồ Bá Phước Hưng
MỤC LỤC trang
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...01
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN...01
III. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..01
1. Đối tượng nghiên cứu....01
2. Phương pháp nghiên cứu..02
VI. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.02
1. Mục đích nghiên cứu....02
2. Phạm vi nghiên cứu......03
V. NỘI DUNG ĐỀ TÀI..03
1. Thực trạng của vấn đề đặt ra.03
2. Tính thuyết phục của đề tài03
2.1. Tìm hiểu về màu sắc, cách sử dụng màu sắc và một số nguyên tắc cơ bản trong vẽ trang trí..03
2.1.a Màu sắc và cách sử dụng màu sắc...03
2.1.b Một số nguyên tắc cơ bản trong vẽ trang trí..06
2.2 Sự cảm thụ màu sắc trong phân môn vẽ trang trí của học sinh THCS phát triển qua từng khối lớp.06
2.2.a. Đối với học sinh khối 6..06
2.2.b. Đối với họch sinh khối 7....06
2.2.c. Đối với học sinh khối 8...07
2.2.d. Đối với học sinh khối 9...08
2.3. Một số biện pháp lồng ghép nhằm giúp các em có ý thức hơn về việc cảm thụ màu sắc.....09
3. Giải pháp đặt ra trong đề tài..11
4. Qua quá trình giảng dạy và áp dụng tính khả thi của đề tài tại trường TH& THCS A Vao, kết quả thu được như sau.(Năm học 2009-2010)....11
VI. KẾT LUẬN......12
VII. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT......12
VIII. TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU...13
File đính kèm:
- SKKN CSTD Cap co so.doc