Đề tài Một số phương pháp giảng dạy môn địa lý lớp 6 ở trường PTDT Nội Trú

Mục lục

 Trang

A. Đặt vấn đề .2

B. Tình hình chung về việc giảng dạy địa lý 6 trong trường PTCS

 1. Thuận lợi .3

 2. Khó khăn . .3

C. Những phương pháp mới trong dạy học Địa lý 6

 1. Phương pháp kích thích tư duy . .4

 2. Phương pháp thảo luận nhóm .6

 3. Phương pháp giải quyết vấn đề .7

 4. Phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học Địa lý .8

D. Kết luận . .12

 

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3169 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số phương pháp giảng dạy môn địa lý lớp 6 ở trường PTDT Nội Trú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa học sinh. - Ý kiến ngắn gọn, tất cả ý kiến được hoan nghênh, chấp nhận khéo léo, tế nhị không phê phán đúng sai của học sinh. - Cuối giờ thảo luận giáo viên nên tổng hợp lại để học sinh dễ hiểu. Ví dụ: Như bài 20 mục 2: Mưa và sự phân bố lượng mưa trên trái đất. * Quan sát biểu đồ lượng mưa của Thành phố Hồ Chí Minh (Hình 53 - SGK) Hãy cho biết: + Tháng nào có mưa nhiều nhất? Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm? + Tháng nào có mưa ít nhất? Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm? * Quan sát bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới (Hình 54 - SGK) Trả lời các câu hỏi trong SGK Giáo viên gợi mở qua một số câu hỏi xác định lượng mưa nơi nhiều nhất, ít nhất, cách sử dụng bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới, mưa nhiều nhất ở khu vực nào? mưa ít nhất ở khu vực nào? Việt Nam có lượng mưa là bao nhiêu? + Kết hợp tóm tắt các ý kiến giáo viên gọi hoặc chỉ định một vài học sinh đại diện phát biểu ý kiến. + Giáo viên tổng hợp các ý kiến và bổ sung kiến thức. a. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 6 (160mm) Tháng mưa ít nhất là tháng 2 (14mm) b. Sự phân bố lượng mưa trên trái đất không phân bố đều, nơi mưa nhiều, nơi mưa ít. 2. Phương pháp thảo luận nhóm: Là phương pháp đã sử dụng rộng rãi nhằm giúp học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề được đặt ra dưới dạng câu hỏi, bài tập, hay nhiệm vụ nhận thức… trong phương pháp này học sinh giữ vai trò tích cực, chủ động tham gia thảo luận, giáo viên giữ vai trò nêu vấn đề, gợi ý kiến thức và tổng kết. - Cách vận dụng: + Giáo viên giới thiệu chủ đề cuộc thảo luận. + Nêu các câu hỏi có liên quan đến chủ đề này. + Chia học sinh thành các nhóm, giáo viên giao nhiệm vụ để các nhóm tiến hành thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy khổ lớn. + Cần khích lệ mọi học sinh cùng tham gia đóng góp ý kiến, không nên chê bai một ý kiến nào. + Nhóm trưởng hoặc thư ký ghi chép các ý kiến. + Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp. + Các nhóm khác hoặc thành viên trong lớp nêu các ý kiến khác với kết quả thảo luận của nhóm bạn (nếu có) hoặc đề xuất kết quả hợp lý hơn. + Giáo viên tổng kết, đi sâu làm rõ các nội dung nhận thức kèm theo, uốn nắn các sai sót, sửa chữa lệch lạc, giải đáp thắc mắc, hoặc những điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này. + Chủ đề thảo lận phải sát với nội dung bài học và sát với trình độ nhận thức của học sinh. + Cách chia nhóm phải hết sức linh hoạt luôn thay đổi để tạo điều kiện cho mỗi học sinh được giao lưu với tất cả học sinh trong lớp chỉ giới hạn một nhóm cố định. + Kết quả thảo luận nhóm phải được trưng bày trên bảng. Ví dụ: Hoạt động theo nhóm. Bài 14: Địa hình bề mặt trái đất Giáo viên chia nhóm để học sinh thảo luận và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Học sinh thảo luận theo hai chủ đề. * Nhóm 1: Chủ đề 1: Quan sát hình ảnh, mô hình hoặc lát cắt hãy tìm sự giống nhau giữa bình nguyên (đồng bằng) và cao nguyên về đặc điểm bề mặt, về độ cao tuyệt đối, sườn, giá trị kinh tế. Các nhóm thảo luận trong thời gian khoảng (3 phút) sau đó cử đại diện trình bày kết quả, điền nội dung vào bảng so sánh theo các cột hàng ngang, khi trình bày kết quả có thể kết hợp so sánh kết quả cùng chuẩn xác kiến thức và đánh giá kết quả của từng nhóm. 3. Phương pháp giải quyết vấn đề: Là hình thức hướng dẫn học sinh phát hiện ra những vấn đề đã xem xét, phân tích những yếu tố trong tự nhiên, mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, mối liên hệ kinh tế xã hội. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp mà trong đó giáo viên đặt ra trước học sinh một (hay hệ thống) vấn đề nhận thức, chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, sau đó giáo viên phối hợp cùng học sinh (học hướng dẫn, điều khiển học sinh) giải quyết vấn đề, đi đến những kết luận cần thiết của nội dung học tập. Đây là phương pháp được xem xét nhiều về mặt tính chất hoạt động của học sinh và giáo viên. Cách vận dụng: - Nêu ra một số mâu thuẫn trong thực tế về tự nhiên. - Đặt học sinh vào hoàn cảnh phải giải quyết. Ví dụ: + Chặt, khai thác rừng ở địa phương em gây hậu quả gì? Đối với em cần phải làm gì để hạn chế được hậu quả đó? + Cao nguyên và đồng bằng có giá trị kinh tế gì? Vì sao? Địa phương em thuộc dạng địa hình nào? - Giúp học sinh hiểu được những nguyên nhân, hiện tượng. - Giúp học sinh nêu lên những cách giải quyết vấn đề. - Phân tích những ưu điểm, nhược điểm của các giải pháp khác nhau. - Quyết định chọn giải pháp tốt nhất. * Chú ý khi sử dụng phương pháp: + Vấn đề lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu và gắn với thực tế. + Phải phát huy được suy nghĩ sáng tạo của học sinh, cách giải quyết vấn đề phải là cách có lợi. Ví dụ: Khi dạy bài 22, mục 2: Sự phân chia bề mặt trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ. Nội dung câu hỏi cần giải quyết Sự phân chia khí hậu trên trái đất phụ thuộc vào yếu tố nào? nhân tố nào quan trọng nhất? Vì sao? + Vĩ độ quan trọng nhất (phụ thuộc vào góc chiếu mặt trời ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt). + Biển và đại dương. + Hoàn lưu khí quyển. Dựa vào hình 58 (SGK) hãy xác định các đới khí hậu, rồi xác định các đới trên bản đồ khí hậu thế giới. Sau đó cho học sinh tìm hiểu đặc điểm từng đới. => Sự phân chia các đới khí hậu theo vĩ độ là cách phân chia đơn giản tương ứng 5 vành đai nhiệt theo vĩ độ. 4. Phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học địa lý - Đặc điểm: + Đây là phương pháp rất có hiệu quả để thu hút sự tham gia của học sinh trong cuộc chơi các em đều bình đẳng và cố gắng hết mình. + Đây là phương pháp để tăng cường hứng thú trong học tập, gây sự chú ý, thay đổi trạng thái tâm lý mệt mỏi trong quá trình nhận thức mà nó còn là biện pháp rèn luyện kỹ năng ứng xử, giao tiếp, củng cố và phát triển khả năng tự tin của các em trong học tập và trong hoạt động xã hội. - Tác dụng: + Tăng cường khả năng chú ý của học sinh. + Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳng trong giờ học. + Thầy và trò dựa vào nội dung bài học sáng tạo ra trò chơi mới. + Thông qua trò chơi giáo viên gợi ý cho học sinh thảo luận khai thác yêu cầu bài học. - Những điểm cần lưu ý khi tổ chức trò chơi trong giờ học địa lý: + Nắm rõ mục đích cuộc chơi dùng để giới thiệu bài học hoặc củng cố bài… + Trò chơi phải dễ tổ chức thực hiện. + Sau cuộc chơi giáo viên làm cho học sinh đã học được những gì qua trò chơi. Ví dụ: Bài 5: Ký hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi "đối đáp" Cách chơi: Giáo viên hoặc lớp trưởng hô tên một số đối tượng địa lý, đại diện các tổ chức tham dự cuộc chơi phải trả lời nó được thể hiện trên bản đồ bằng loại ký hiệu gì? VD: + Lớp trưởng hô "cảng biển" thì đại diện các tổ phải trả lời "Ký hiệu điểm" + Lớp trưởng hô "đường ô tô" thì đại diện các tổ phải trả lời "Ký hiệu đường"… Tổ nào trả lời trước thì được điểm, kết thúc cuộc chơi tổ nào nhiều điểm hơn sẽ thắng. - Trong bài này giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi "Ai nhận biết nhanh hơn". Cách chơi: Giáo viên hoặc lớp trưởng giơ miếng bìa có thể hiện các dạng ký hiệu lên, đại diện các tổ phải nói đó là dạng ký hiệu nào? VD: + Trên bìa có chữ Zn hay Fe… thì đại diện các tổ phải nói "Ký hiệu chữ" + Trên bìa có hình , ,… thì đại diện các tổ phải nói "Ký hiệu hình học".v.v… Tổ nào nói trước thì được điểm, kết thúc cuộc chơi tổ nào nhiều điểm hơn sẽ thắng. * Căn cứ vào ký hiệu thể hiện trên bản đồ, giáo viên chuẩn bị những tấm bìa trên đó có các ký hiệu. Khi giáo viên giơ tấm bìa lên học sinh tham dự cuộc chơi phải trả lời ký hiệu đó thể hiện đối tượng nào? VD: + Trên tấm bìa có hình học sinh phải trả lời "quặng sắt". + Trên tấm bìa có hình học sinh phải trả lời "than đá". + Trên tấm bìa có hình + học sinh phải trả lời "bệnh viện"… Học sinh nào trả lời trước sẽ được điểm. Kết thúc cuộc chơi ai nhiều điểm hơn sẽ thắng. VD: Khi học bài 8. Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. ở bậc tiểu học các em đã được tìm hiểu qua sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Khi vào bài mới giáo viên có thể tổ chức trò chơi "Trái đất chuyển động quanh Mặt trời", giáo viên mời hai học sinh thực hiện cuộc chơi. Một em đóng vai ông mặt trời. Một em đóng vai trái đất. Giáo viên hướng dẫn điều khiển cuộc chơi. "Hãy quan sát sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời". Yêu cầu hai em thực hiện đúng quy luật chuyển động. VD: Em đóng vai trái đất khi chuyển động phải xoay quanh mình từ phải sang trái và chuyển động đi xung quanh em đóng vai Mặt trời theo chiều kim đồng hồ. Nếu em nào thực hiện sai cho chạy lò cò xuống cuối lớp, sau đó giáo viên giới thiệu bài mới. 5. Dạy học địa lý còn có nhiều phương pháp khác đạt được hiệu quả cao trong học tập như phương pháp đóng vai, phương pháp đề án, phương pháp so sánh… Phương pháp sử dụng kỹ thuật hiện đại như sử dụng băng hình, vi tính và một số thiết bị khác. Tuỳ theo nội dung từng chương, từng bài, từng mục mà sử dụng các phương pháp có hiệu quả. D. KẾT LUẬN Trên đây là một phương pháp dạy học mà tôi đã từng áp dụng và sử dụng trong các tiết dạy địa lý 6 ở trường PTDT Nội Trú Đak Pơ Tuy nhiên quá trình vận dụng nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ sở vật chất, đối tượng học sinh từng lớp và đặc điểm của mỗi học sinh. Nhưng mục đích cuối cùng của tôi là làm thế nào để học sinh hiểu được bài và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Chính vì vậy mà bản thân tôi luôn thường xuyên tham dự các buổi chuyên đề, dự giờ đồng nghiệp để hình thành cho bản thân một phương pháp soạn giảng thích hợp, phù hợp với đối tượng học sinh cùng trường thì mỗi giờ dạy và học địa lý 6 ở trường PTDT Nội Trú sẽ có hiệu quả hơn. Đồng thời nhằm đưa chất lượng giáo dục của huyện nhà nâng cao hơn nữa. Qua sáng kiến này tôi rất mong các đồng chí đồng nghiệp đóng góp cho bản thân tôi nhiều ý kiến trong việc vận dụng các phương pháp giảng dạy được tốt hơn, có hiệu quả hơn để bản thân tôi khắc phục những mặt hạn chế trong dạy học địa lý 6 ở trường Nội Trú Tôi xin trân trọng cảm ơn! Đakpơ, Ngày 06 tháng 3 năm 2009 Người viết Phan Thị Mùi

File đính kèm:

  • docMot so phuong phap giang day mon dia ly lop 6.doc