Dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học.Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với những người đi học.Đầu tiên các em phải học đọc,sau đó phái đọc để học.Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập . Nó là công cụ để học tập các môn học khác .Nó tạo ra hứng thú vàđộng cơ học tập .Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng
Tự học và tinh thần học tập suốt cuộc đời . Nó là một khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh .
Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc . Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn,bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp , dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lô gic cũng như biết tư duy có hình ảnh.Như vậy , đọc có một ý nghĩa to lớn ,nó bao gồm nhiệm vụ giáo dưỡng , giáo dục và phát triển .
21 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 953 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm về việc rèn đọc cho học sinh trong giờ tập đọc lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị sự nhấn giọng ( ____ ) .
Phần IV
Kết quả
1. Với thầy cô giáo:
Tôi tự thấy đã tìm được hướng đúng, cách làm đúng cho việc dạy tập đọc: Dạy đúng đặc trưng bộ môn. Tôi thấy rất say sưa, hứng thú khi rèn đọc cho học sinh.
Các tiết dạy tập đọc của tôi không bị biến thành giờ giảng văn, cô giảng là chính, trò chỉ ngồi nghe .......... nặng nề, khô khan nữa.
Hàng năm, tôi thường dạy hội giảng môn tập đọc được đánh giá cao ( Tiết tốt với 19 điểm ), được đồng nghiệp khen ngợi và học tập. Tôi đã nhiều lần được phân công dạy chuyên đề “ Đổi mới phương pháp dạy tập đọc lớp 4,5” cho cả trường dự, đạt kết quả tốt. Năm học 1999 -2000, tôi cũng vinh dự được Phòng giáo dục cử dạy chuyên đề tập đọc lớp 4 cho cả Quận học tập.
Tôi đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp Quận môn Tiếng việt nhiều năm liền, liên tục từ năm học 1988 đến nay.
2. Với học sinh:
Học sinh lớp tôi không còn ngại ngùng, e dè khi đọc diễn cảm trước cả lớp ( hay lúc có đông người dự), hoặc không còn đọc qua loa, nhanh nhanh cho xong bài.
Kết quả được thể hiện ở cuối năm học 1999 -2000 như sau:
Lớp 4E. Sĩ số: 55
Kết quả Đọc : Giỏi 15 em ( 27,3% ); Khá 24 em ( 43,6% ); Trung bình 16 em ( 29,1% ). Yếu: 0
Số học sinh đọc kém, lý nhí........ không còn nữa. Số học sinh đọc đúng, diễn cảm đã tăng lên nhiều.
Giáo án chuyên đề tập đọc lớp 4
Bài: Phong cảnh Pác Bó
I. Yêu cầu:
1. đọc:
- Đọc đúng: Thấm thoắt, Pác Bó, đoạn 2.
- Đọc diễn cảm: Thong thả, nhẹ nhàng, thể hiện tình yêu phong cảnh đất nước quê hương, tình yêu lãnh tụ.
- Chú ý ngắt nghỉ các câu dài: “ Sau bao nhiêu năm xa nước / hoạt động từ Đông sang Tây / Bác đã trở về góc rừng hoang vắng này của Tổ quốc / với bộ quần áo chàm giản dị / rất tự nhiên trong vai một ông già người Nùng”.
2. Từ ngữ:
Bồi hồi, ấm áp, bức tranh thuỷ mạc, quần áo chàm giản dị.
3. Cảm thụ:
Học sinh thấy được cảnh đẹp ở Pác Bó và cuộc sống giản dị, lạc quan của Bác.
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ Việt Nam để chỉ tỉnh Cao Bằng (Nơi có hang Pác Bó ).
- ảnh cảnh Pác Bó: Suối Lê Nin, Bác Hồ ở Pác Bó.
- Băng hình cảnh Pác Bó với bài hát: Tiếng hát giữa rừng Pác Bó.
III. Lên lớp:
1. Tổ chức: Giới thiệu thầy cô đến dự.
2. Bài cũ: Đi cấy ( Ca dao cổ)
Học sinh 1: đọc thuộc lòng cả bài.
Hỏi: tại sao phải nhấn giọng rõ ở từ “ Trông”, hơi kéo dài ở các tiếng vần với nhau? ( cách đọc bài thơ lục bát, từ trông có nhiều nghĩa).
Học sinh 2: Đọc thuộc lòng cả bài.
Hỏi: Nội dung chính của bài? ( Nỗi vất vả, lo âu và những ước mơ của người nông dân thuở trước ) .
Cả lớp mở vở soạn bài mới. Lớp trưởng báo cáo việc soạn bài.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu:
Pác Bó là một địa danh nổi tiếng ở nước ta. Đây là nơi Bác ở và làm việc sau khi từ nước ngoài về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Phong cảnh và cuộc sống của Bác ở Pác Bó thế nào? Qua bài tập đọc “ Phong cảnh Pác Bó” chúng ta sẽ rõ.
Bài văn viết theo thể hồi ký. Trích trong “ Từ Pác Bó đến Tân Trào” do nhà văn Hữu Mai ghi lại theo lời kể của đại tướng Võ Nguyên Giáp.
+ 1 học sinh khá đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo.
+ 1 học sinh đọc chú giải.
+ giáo viên sử dụng bản đồ giảng: Pác Bó là tên một hang núi ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, sát biên giới Việt Trung. Pác Bó tiếng Nùng có nghĩa là nguồn suối.
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài và luyện đọc:
Dẫn ý 1: Trước cách mạng tháng 8, nhiều cán bộ phải ở nước ngoài hoạt động cách mạng để cứu nước. Khi trở về Tổ quốc, đặt chân đến biên giới mọi người đều có những tình cảm thắm thiết với quê hương.
+ 1 học sinh đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm theo. Tìm từ ngữ chỉ cảm xúc của tác giả khi trở về Tổ quốc.
+ Tìm những từ ngữ bộc lộ cảm xúc của tác giả khi đặt chân lên dải đất quê hương? ( Bồi hồi, ấm áp, như đã ở gần nhà ).
+ Con hiểu nghĩa của từ “ Bồi hồi” như thế nào? ( Cảm xúc vừa hồi hộp vừa sung sướng, thường là nghĩ đến việc đã qua ).
+ Đặt câu với từ “ Bồi hồi”? (
Ví dụ: Em bồi hồi nhớ người bạn cũ.
Hoặc: Được bố mẹ cho về quê thăm bà ngoại, lòng em thấy bồi hồi.
+ Tại sao khi đặt chân lên mảnh đất quê hương, tác giả thấy bồi hồi, ấm áp?
( Nhớ quê hương vì sau nhiều ngày xa cách - Sắp gặp lại người thân - Đến biên giới mọi người đều xúc động vì như về tới nhà mình, gia đình mình ).
Kể: Phút đầu tiên đặt chân lên mảnh đất quê hương, Bác đã vốc một nắm đất lên tay trong niềm xúc động dạt dào.
- ý đoạn 1: Cảm xúc bồi hồi của tác giả khi trở về Tổ quốc.
- Để thể hiện cảm xúc bồi hồi ta cần đọc với tình cảm như thế nào?
( Đọc thong thả, giọng nhẹ nhàng. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm của tác giả: Bồi hồi, ấm áp. Đọc đúng: Thấm thoắt, Pác Bó. Giáo viên goị một số học sinh đọc lại 2 từ này ).
Gọi 3 học sinh đọc, học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét và cho điểm.
* Chuyển ý 2: Theo dấu chân của người cách mạng, chúng ta hãy đến với Pác Bó để ngắm nhìn cảnh sắc nơi đây qua giọng đọc của bạn.....
Gọi 1 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Hỏi: Phong cảnh Pác Bó có những nét gì đẹp? ( Núi đất xen núi đá; những chùm nhà nhỏ nằm thưa thớt giữa nương ngô hay bên những thửa ruộng nhỏ dưới thung lũng; sương trắng từng dải đọng trên các đầu núi).
Giáo viên treo tranh: Vẻ đẹp của Pác Bó đã được hoạ sĩ vẽ lại trong bức tranh..........
Vẻ đẹp ấy được ví với hình ảnh gì? ( Như một bức tranh thuỷ mạc ).
+ Hỏi: Bức tranh thuỷ mạc là bức tranh thế nào? ( Bức tranh vẽ mực nho đen, có núi non xen kẽ - Là bức tranh giống như tranh của người Tàu..... ).
Giảng: Tranh thuỷ mạc là một loại tranh vẽ theo kiểu truyền thống mỹ thuật Trung Hoa. Tranh được vẽ bằng bút lông, mực nho màu đen, có những nét chấm phá, có độ đậm nhạt khác nhau. Nó gợi tả sinh động cảnh núi non, thiên nhiên hùng vĩ đẹp đẽ. Phong cảnh ở Pác Bó giống như bức tranh thuỷ mạc.
Đoạn vừa rồi nêu lên ý gì? ( Phong cảnh tươi đẹp của Pác Bó ).
Để diễn tả hết vẻ đẹp của phong cảnh Pác Bó, chúng ta cần đọc giọng như thế nào?
( Đọc chậm rãi, ngắt nghỉ hơi đúng, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp của Pác Bó: Hiểm trở, chùm nhà nhỏ, thưa thớt, dải, bức tranh thuỷ mạc......).
Gọi 1 học sinh đọc, nhận xét và cho điểm.
Giáo viên đưa ra bảng phụ. Gọi học sinh lên bảng đánh dấu chỗ ngắt (/ ), nghỉ ( \ ), gạch chân các từ nhấn giọng ( _____ ) “ Vùng này......... đầu núi” và đọc luôn đoạn văn.
Cả lớp đọc đồng thanh đoạn văn này.
Gọi 2 học sinh đọc đoạn 2, gọi h/ s khác nhận xét, giáo viên cho điểm.
Giáo viên đọc mẫu đoạn 2.
* Chuyển ý 3: Giữa phong cảnh tươi đẹp của Pác Bó, chúng ta gặp Bác trong bộ quần áo Chàm người dân tộc, với phong thái ung dung, giản dị.
Gọi 1 học sinh đọc đoạn 3. Cả lớp đọc thầm và tìm hiểu xem cuộc sống của Bác Hồ ở đây như thế nào?
Tìm những chi tiết tả cuộc sống của Bác Hồ ở Pác Bó?
( Mặc bộ quần áo Chàm giản dị,rất tự nhiên trong vai một ông già người Nùng, chỗ ngồi gần những nhũ đá nhấp nhô, hình thù kỳ dị.........ở hang ẩm lạnh, không có đồ đạc gì, ngoài chiếc sàn nằm làm bằng những cành cây nhỏ gác ngang, gác dọc).
áo chàm màu gì? ( Màu xanh thẫm - Bác mặc áo người dân tộc Nùng . Bác bình dị như mọi người.
Con có nhận xét gì về cuộc sống của Bác Hồ ở Pác Bó ngày ấy?
( Đơn sơ, giản dị, còn nhiều thiếu thốn về vật chất và khó khăngian khổ nhưng Bác vẫn lạc quan, yêu đời).
Tinh thần lạc quan yêu đời thể hiện ở ý nào trong đoạn?
( Đặt tên là núi Các Mác, suối Lê Nin là biểu lộ niềm tin và hy vọng ở cách mạng sẽ thắng lợi).
Đoạn này nêu ý gì? ( Cuộc sống giản dị của Bác Hồ ở Pác Bó )
Hỏi: Cách đọc đoạn này? ( Tình cảm. Đọc đúng ngắt nghỉ ở những câu dài. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả: Góc rừng hoang vắng, quần áo chàm giản dị......... )
Học sinh đọc đồng thanh câu: “ Sau.... người Nùng”.
Gọi 3 học sinh đọc, gọi 1 em nhận xét, giáo viên sửa chỗ học sinh ngắt nghỉ sai và cho điểm.
Giáo viên đọc mẫu câu:
“ Bác trỏ dòng nước rồi nói: Đây là suối Lê Nin.
c. Thi đọc diễn cảm:
Hãy chọn đoạn văn mình thích để đọc?
Gọi 3 học sinh đọc 3 đoạn ( Cầm sách lên bảng đọc).
Học sinh nhận xét - Giáo viên sửa lỗi và cho điểm.
4. Củng cố - Tổng kết:
Gọi 1 học sinh đọc diễn cảm toàn bài ( Cầm sách lên bảng đọc).Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Nội dung chính của bài? ( Cảnh đẹp ở Pác Bó và cuộc sống giản dị, lạc quan của Bác).
Tổng kết:
Với lời văn nhẹ nhàng, thắm đượm tình yêu quê hương, đất nước. Tác giả cho chúng ta thâý vẻ đẹp của Pác Bó, cuộc sống giản dị, đơn sơ, gian khổ, thiếu thốn về vật chất của Bác nhưng Bác vẫn lạc quan:
“ Sáng ra bờ suối tôío vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Từ đây cách mạng Việt Nam được Bác lãnh đạo đã đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Pác Bó trở thành cái nôi của cách mạng Việt Nam..
5. Ghi chép - Dặn dò:
Về tập đọc diễn cảm lại bài.
Soạn bài: Việt Bắc ( trang 50 )
Giáo viên cho học sinh xem băng để hiểu rõ về Pác Bó và cuộc sống của Bác ở đó.
Ghi bảng
Thứ ...... ngày ....... tháng....... năm 2000
Tập đọc
Phong cảnh Pác Bó
Tìm hiểu bài:
Dàn ý: Từ ngữ
ý 1: Cảm xúc bồi hồi của tác giả khi trở về Tổ quốc. + bồi hồi, ấm áp
ý 2: Phong cảnh tươi đẹp của Pác Bó. + bức tranh thuỷ mạc
ý 3: Cuộc sống giản dị của Bác Hồ ở Pác Bó. + quần áo chàm giản dị
2. Luyện đọc:
- Đọc đúng: Thấm thoắt, Pác Bó, đoạn 2.
- Diễn cảm: thong thả, nhẹ nhàng.
File đính kèm:
- sua doc ngong cho hoc sinh 4.doc