Đề tài Một số kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 5

Trong xây dựng cơ bản các tòa nhà cao tầng là biểu tượng cho sự phát triển phồn thịnh của một quốc gia, nó là niềm kiêu hãnh về sự tăng trưởng phát triển kinh tế và nền văn minh của một dân tộc.

Trong dạy học có một công việc được coi là đỉnh cao của kiến thức nó đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên, giúp nhà trường tạo niềm tin về năng lực giảng dạy, chỉ đạo của các cấp và trực tiếp là BGH nhà trường Đó là công tác đào tạo mũi nhọn , bồi dưỡng học sinh giỏi.

Đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ hết sức quan trọng vì nó là bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ chung của toàn xã hội . Xong trách nhiệm trực tiếp là người làm công tác giáo dục bởi vậy trong tài liệu tiếp tục quán triệt nghị quyết TWII, bộ GD&ĐT chỉ rõ : “ Trường tiểu học và mỗi giáo viên Tiểu học đều có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ”.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5544 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 x 3 = 12 viết cả 12 35 X 35 = 1225. Từ đó các em dễ dàng tìm được kết quả của các phép tính thường gặp: Ví dụ: 85 X 85 hay 135 X 135 * Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh ghi chép. Hướng dẫn học sinh ghi lại việc làm của mình về một bài toán. Cần phải ghi lại các ý tưởng đã dẫn đến sự thành công, cũng như thất bại. Chính những điều này giải thích cho ta cách mà học sinh đã tìm tòi, vận dụng và suy nghĩ khi làm bài. Từ đó, giáo viên bồi dưỡng nghiên cứu điều chỉnh cách dạy hợp lí và định hướng thêm cho học sinh cách học toán , giải toán và tìm câu trả lời ngắn gọn chính xác. * Biện pháp 5: Khuyến khích học sinh trình bày cách giải của mình. Trong một bài toán nâng cao có thể có nhiều cách giải, lời giải đi đến kết quả đúng. Có nhiều kĩ năng, kĩ xảo để giải vì thế việc rèn cho học sinh lối suy nghĩ tổng thể, định hướng chính xác. Chọn lọc cách giải ngắn gọn, ít bị nhầm lẫn và dễ hiểu. Cần mở rộng, tự tin trình bày các cách giải khác đúng và có tính thuyết phục. Khuyến khích học sinh giải bằng nhiều cách rèn luyện tính suy nghĩ tìm tòi sự đa dạng trong toán học. * Biện pháp 6: Sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán. Phần nhiều các dạng toán mở rộng và nâng cao giải bằng sơ đồ đoạn thẳng, nhất là các bài toán có văn. Vì vậy việc sử dụng sơ đồ đoạn thẳng cần được quan tâm hàng đầu; phân tích chặt chẽ đâu là dạng số phần bằng nhau, dạng toán nào là sơ đồ đoạn thẳng giúp các em tóm tắt chính xác và phân tích tìm tòi cách giải đúng trong sơ đồ. Ví dụ : Hãy tìm 4 số tự nhiên liên tiếp có tổng là 30 Mới nhìn các em nhầm tưởng đây là dạng toán liên quan tới trung bình cộng vì tổng của 4 số tự nhiên tiếp bằng 30. Các em lấy 30 : 4 để tìm ….Xong áp dụng sơ đồ đoạn thẳng thì dễ hiểu và đơn giản. Đó là tìm ra mối quan hệ của 4 số tự nhiên liên tiếp, sau đó lấy tổng 30 trừ đi phần thừa (1 +2 + 3) để tìm 4 lần số bé và tìm ra được kết quả bài toán. Ngoài ra, hướng dẫn học sinh cách giải khác giúp các em mở rộng và phát triển trí thông minh,suy nghĩ tìm tòi các cách giải phù hợp với tư duy. Nếu ta gọi số bé là a, thì học sinh sẽ tim được mối quan hệ của 3 số tiếp theo là: a +1 , a +2 , a +3, và tính tổng của: a + a +1 + a +2 + a + 3 = 30 ( a x 4 ) + 6 = 30 hay a x 4 = 24 a = 24 : 4 a = 6 các em dễ ràng tìm được các số tiếp theo . * Biện pháp 7: Tìm kiếm các công thức phụ đơn giản hơn . Để giúp học sinh thực hiện nhanh và chính xác cần bổ sung các công thức phụ được chuyển hóa từ những công thức cơ bản được lồng ghép từ những kiến thức cơ bản SGK Toán 5. Công thức phụ có thể là chìa khóa để tìm các yếu tố cơ bản cần và đủ trong bài. Ví dụ : Để tìm tổng 2 đáy của hình thang khi đã biết diện tích và chiều cao, hay tìm chiều cao của hình thang khi khi biết diện tích và 2 đáy. Giáo viên phải gợi ý để các em thiết lập công thức phụ từ công thức tổng quát: Diện tích hình thang lấy trung bình cộng của 2 đáy nhân với chiêu cao ( cùng đơn vị đo ) S = x h ↔ 2 x s = ( a + b ) x h → ( a + b ) = s x 2 : h → h = (s là diện tích, a là đáy lớn, b là đáy bé , h là chiều cao ) * Biện pháp 8: Xây dựng công thức tính toán một số dạng toán: Trong một số dạng toán nâng cao liên quan đến các lớp học khác ở bậc trên phải xây dựng công thức tính đơn giản theo sự hiểu biết của các em. Đây là việc làm hết sức quan trọng giúp các em nhớ lâu và chính xác để giải tốt các mệnh đề theo yêu cầu đặt ra. Ví dụ: từ bài toán đơn giản “ có 4 người cùng bắt tay nhau, mỗi người bắt tay với người khác một lần. hỏi có tất cả bao nhiêu cái bắt tay ? Để suy luận logic thật là trừu tượng. Nếu không xây dựng công thức học sinh dễ nhầm lẫn, làm sai kết quả. Lấy sơ đồ minh họa hình thành công thức tính đơn giản 2 1 3 4 Số cái bắt tay = n x ( n - 1 ) : 2 ( n là số người ) * Biện pháp 9: Hãy trả lời câu hỏi bằng tư duy , tự kiểm tra kết quả . Không cung cấp những thông tin, bài toán quá dễ. Trong quá trình giải toán buộc học sinh phải suy nghĩ tìm tòi lập luận, giáo viên hướng dẫn gợi mở để học sinh suy nghĩ giải quyết và biết cách thử lại kết quả bài làm của mình khi thực hiện xong yêu cầu của bài, phân tính kĩ các yếu tố liên quan, mối quan hệ để bảo đảm kết quả của bài giải là đúng . * Biện pháp 10: Động viên học sinh thích học toán nâng cao . Học sinh chỉ có thể giải tốt học tốt toán nâng cao khi xác định được mục đích và trách nhiệm, bởi vậy kích thích học sinh thích và ham học là điều không đơn giản vì học toán nâng cao không thú vị đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Phải khéo léo kích thích học sinh mỗi bài toán giải được là một niềm vui vì đã trinh phục đỉnh cao của kiến thức là niềm vinh dự của người học, của thầy cô, gia đình. * Biện pháp 11: /Dạy đầy đủ các chuyên đề toán bồi dưỡng nâng cao lớp 4,5 - Dạy hết 10 chuyên đề toán bồi dưỡng học sinh giỏi, liên hệ mối liên quan giữa các chuyên đề. Học sinh thực hành giải qua các đề thi hàng năm của cấp Huyện và Tỉnh thông qua đó đối chiếu so sánh chất lượng đội tuyển của từng năm đưa ra kế hoạch bồi dưỡng phù hợp. 3. Kết quả, hiệu quả mang lại: Bằng những biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy học sinh : Đã phát huy được tính chủ động, tích cực trong học tập; nắm chắc được mạch kiến thức và phương pháp giải cụ thể ở từng dạng toán nâng cao; cách tư duy, phân tích đề được chú trọng. Hàng năm nhà trường đều có học sinh đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng huyện. * Tóm lại, với kết quả nêu trên tôi đúc rút từ thực tế một số kinh nghiệm trong cách dạy bồi dưỡng học sinh giỏi như sau: - Đổi mới cách lựa chọn nội dung dạy học, chọn lọc ra một lượng kiến thức tối thiểu, cập nhật mới nhất, tích hợp lại để nâng cao chất lượng của nội dung dạy học nâng cao cho học sinh. Đồng thời dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự phát hiện vấn đề mới, tự tìm cách giải quyết và ứng dụng theo khả năng của mình. - Giáo viên đặt ra bài toán nhận thức chứa đựng mâu thuẫn hoặc mối quan hệ giữa cái đã biết với cái phải tìm theo cấu trúc một cách hợp lí, tự nhiên. - Học sinh tiếp nhận mâu thuẫn và được đặt vào tình huống có vấn đề. Khi đó học sinh được đặt vào trạng thái muốn tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh nội dung kiến thức. - Bằng cách giải bài toán nhận thức mà học sinh lĩnh hội được một cách tự giác và tích cực cả kiến thức và kĩ năng; từ đó có được niềm vui của sự nhận thức sáng tạo. 4. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiếm: Qua nội dung sáng kiến này đã triển khai tại trường tiểu học Tân Hưng Tây Bạt được kết quả nhất định. Tuy kết quả chưa cao, nhưng những tích lũy được từ những kinh nghiệm nêu trên tôi hy vọng rằng tất cả các thầy cô ở các đơn vị trường Tiểu học khác trong huyện đọc qua và tiếp tục nghiên cứu. Tôi tin rằng sáng kiến kinh nghiệm này đạt được sự đồng tình ủng hộ của tất cả các đồng nghiệp và càng phát triển hơn trong lĩnh vực giáo dục . III. Kết luận – Đề xuất kiến nghị: 1. Kết luận: Những kết quả trên phản ánh phần nào các biện pháp, giải pháp của tôi đã thực hiện là đúng, có tính khả thi cao có thể áp dụng cho các khối, lớp khác để châm bồi, bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần cùng nhà trường, Phòng giáo dục trong công việc đào tạo mũi nhọn. Một số biện pháp nêu trên là cần thiết xong để đạt được kết quả như ý muốn còn phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, trực tiếp châm bồi và hình thành kiến thức cơ bản ở lớp. Phải nhiệt tình, quan tâm tới đối tượng học sinh giỏi thì kết quả mới cao. Người trực tiếp dạy bồi dưỡng nâng cao phải nhiệt tình, ham học hỏi, sưu tầm tài liệu. Có kiến thức chuyên sâu và hiểu được mối liên quan của các dạng toán chọn lọc và nâng cao. Là giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi ai cũng mong học sinh đạt giải qua các kì thi vì kết quả đó nó là niềm vinh dự và chế độ thù lao của người dạy. Đặc biệt hơn nữa đó là niềm vinh dự của nhà trường, của gia đình và bản thân các em. 2.Kiến nghị: *Đối với nhà trường : Cần vận động hội phụ huynh, các mạnh thường quân, các tổ chức đoàn thể đóng góp xây dựng quỹ để hỗ trợ giáo viên bồi dưỡng và học sinh đạt giải qua các kì thi chọn học sinh giỏi. Cần phân công giáo viên nhiệt tình tâm huyết dạy toán lớp 2, 3, 4 và bồi dưỡng mang tính thường xuyên. * Phòng giáo dục: Hàng năm có thể tổ chức hội thi học sinh giỏi dành cho các lớp 2,3,4. Sáng kiến trên là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đúc kết trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi… Rất mong BGH trường, quý thầy, cô nhiệt tình đóng góp ý kiến bổ sung hoàn chỉnh để đem áp dụng vào khối lớp 2, 3, 4 đưa phong trào học sinh giỏi của nhà trường đạt kết quả. Đóng góp thêm những bông hoa tươi thắm trong vườn hoa giáo dục của huyện Phú Tân, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của nhà trường, phòng giáo dục đề ra./. Xin chân thành cám ơn ! MỤC LỤC Trang I. Đặt vấn đề. 1. Lý do chọn đề tài 1 2.Phạm vi và đối tựng nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 II. Phần nội dung sáng kiến: “ Một số kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 5”. 1. Phạm vi triển khai thực hiện sáng kiến 3 2. Mô tả sáng kiến “ Một số kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 5”. 3 2.1/ Thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng sáng kiến. 2.2/ Hướng chỉ đạo thực hiện của các cấp. 2.3/Những biện pháp chủ yếu trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 5. 4 * Biện pháp 1: Xác định các dạng toán, phân tích đề bài. * Biện pháp 2: Hiểu biết các thuật ngữ dùng trong toán học. * Biện pháp 3: Dạy học sinh mẹo giải toán, tính nhanh. * Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh ghi chép. * Biện pháp 5: Khuyến khích học sinh trình bày cách giải của mình. * Biện pháp 6: Sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trogn giải toán. * Biện pháp 7: Tìm kiếm các công thức phụ đơn giản. * Biện pháp 8: Xây dựng công thức tính toán một số dạng toán. * Biện pháp 9: Hãy trả lời câu hỏi bằng tư duy, tự kiểm tra kết quả. * Biện pháp 10: Động viên học sinh thích học toán nâng cao. * Biện pháp 11: Dạy đầy đủ các chuyên đề toán bồi dưỡng nâng cao toán 4, 5. 3. Kết quả, hiệu quả mang lại 8 4. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến 9 III. Kết luận, đề xuất kiến nghị. 1. Kết luận 9 2. Kiến nghị 10

File đính kèm:

  • docsang kien boi duong hoc sinh gioi.doc