Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh trẻ.
Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xẩy ra ở cuộc sống xung quanh mình.
Qua hoạt động ngoài trời trẻ thoả mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá của trẻ.
Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và hứng thú với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống.
23 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo bé, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển vận động
Chủ đề
Trò chơi vận động
Trò chơi dân gian
Bản thân
Đuổi bắt bóng.
Đuổi bắt.
Đi đi nhẹ hơn.
Quả bóng tròn.
Đôi bạn.
Dung dăng dung dẻ.
Lộn cầu vồng.
Kéo co.
Chơi u.
Gia đình
Gà tìm mẹ.
Chim mẹ chim con
Tìm đúng nhà.
Ai ném xa hơn.
Thả đỉa ba ba
Nhẩy bước
Câu cá (Câu ếch)
Môi trường xã hội
Lái máy bay.
Làm đoàn tàu.
Phi công.
Ô tô và chim sẻ.
Bác nông dân và đàn bò.
Đá bòng trúng lỗ
Đẩy gậy
Chơi đồ
Thi vác củi chạy
Môi trường tự nhiên
Gà con tìm mồi.
Nắng và mưa.
Thỏ con dạo chơi.
Cáo và thỏ.
Gấu và ong.
Tập tầm vông
Thả đỉa ba ba
Mèo đuổi chuột
Cướp lá
ảnh trẻ chơi “dung dăng dung dẻ”
- Sưu tầm sáng tạo đồng dao, hò vè, câu đố ứng dụng vào hoạt động ngoài trời.
Ví dụ:
Qua những câu hò vè giúp cho trẻ kích thích hứng thú khi hoạt động vừa hát vừa vui vẻ tưới cây, hay thích thú khi vẽ những chiếc lá vàng mà trẻ đã nhặt được trong sân trường. Đồng thời còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, ôn luyện các từ khó, rèn cho trẻ phát âm chuẩn hơn và nhận thức phải giữ gìn bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp ở mọi nơi đồng thời phát triển tính sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ với mọi sự vật trong thiên nhiên.
Ví dụ: Khi cho trẻ thực hiện hoạt động tưới cây, để kích thích trẻ hào hứng tham gia hơn tôi đã sáng tác bài “Vè tưới cây”. Kết quả là trẻ vô cùng hứng thú và yêu lao động hơn.
Vè tưới cây
Ve vẻ vè ve
Nghe vè tưới cây
Tưới cây ấy mà tưới cây
Các bạn thi đua
chăm cây cho tốt
Cây nhỏ cây to
Cùng nhau tắm mát
Đã giúp chúng tôi
Cùng nhau xanh tốt
Toả những bóng mát
Cho trường thêm xanh
Thêm xanh thêm xanh
Ví dụ: Trò chơi “Gà tìm mồi”: Chơi tập thể:
Luật chơi:
Khi nghe hiệu lệnh những bạn làm mồi phải ngồi im, nếu đứng dậy sẽ bị các bạn làm gà bắt.
Cách chơi:
Chia trẻ làm hai nhóm chơi. Một nhóm là gà, một nhóm làm mồi. Khi bắt đầu chơi nhóm làm gà sẽ nắm tay nhau nhẩy đi kiếm mồi xung quanh các bạn làm mồi. Những bạn làm mồi khi thấy những chú gà phải ngồi im lặng nhắm mắt giả như đi ngủ. Bạn nào đứng dậy và sẽ bị bắt và đổi chỗ cho bạn làm gà. Khi bắt đầu chơi các bạn làm gà sẽ hát các bài hò vè do cô tự sưu tầm và sáng tác.
Với trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển các cơ, sự khéo léo nhanh nhẹn của tay chân đồng thời trẻ rất hứng thú khi được tham gia vận động
ảnh trẻ chơi trò chơi “gà tìm mồi”
III. Kết quả.
Từ việc vận dụng các biện pháp cho trẻ hoạt động ngoài trời tôi nhận thấy:
- Trẻ rất hứng thú tập trung chú ý trong hoạt động, ghi nhớ chính xác các kiến thức.
- Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt hơn, tham gia vào các hoạt động tích cực, hứng thú.
- Vốn từ của trẻ phong phú, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, trẻ biết diễn đạt câu biết sử dụng ngữ điệu giọng do đó trẻ nhận thức thế giới xung quanh cũng như tiếp nhận tri thức dễ dàng hơn.
- Trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
Qua một năm sử dụng các biện pháp này lớp tôi đã thu được kết quả khả quan. Đầu năm mức độ hứng thú chơi nhiều trẻ thấp đến cuối năm mức độ hứng thú chơi của trẻ tăng lên rõ rệt mức độ húng thú thấp chỉ còn 1 cháu.
Bảng 3 : bảng phân loại học sinh.
Mức độ hứng thú
Đầu năm
Cuối năm
Cao
40 %
90%
Trung bình
40%
9%
Thấp
20%
1%
Phần ba
Kết luận và khuyến nghị
I. Kết luận.
Hoạt động ngoài trời có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Do đó cô giáo cần có những biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời một cách có hiệu quả giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Thông qua việc áp dụng các biện pháp mới tôi thấy kết quả cuối năm tăng lên rõ rệt. Như vậy, các biện pháp mà tôi đưa ra là hiệu quả.
II. Khuyến nghị
- Ban giám hiệu nhà trường cần tăng cường cho giáo viên đi bồi dưỡng chuyên môn về cách tổ chức các hoạt động chơi cho trẻ theo chương trình đổi mới do phòng giáo dục và sở giáo dục tổ chức. Cho giáo viên được tham quan thực tế các trường thực hành của sở để nâng cao trình độ chuyên môn trong việc tổ chức hoạt động chơi của trẻ.
- Thường xuyên họp chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về cách tổ chức hoạt động chơi theo hướng đổi mới để giáo viên cùng trao đổi rút kinh nghiệm.
- Giáo viên luôn tìm tòi sáng tạo lựa chọn biện pháp tổ chức hoạt động để phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ.
- Đầu tư thêm nhiều đồ dùng đồ chơi theo chủ điểm cho lớp và giáo viên phải linh hoạt sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ những nguyên vật liệu phù hợp với chủ điểm làm phong phú hoạt động chơi của trẻ.
Trên đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo bé. Tôi rất mong được sự góp ý, nhận xét của các cấp để bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà hội, ngày 20 tháng 3 năm 2009
Người viết
Nguyễn Thị Tuyết Mai
phụ lục
Hướng dẫn cách chơi một số trò chơi dân gian
Trò chơi “ Câu ếch”
* Chuẩn bị :
- Số lượng trẻ từ 20-30 trẻ.
- Một khoảng sân 4m- 6m.
- Một cái cần câu ếch ( cá ) là một chiếc que dài khoảng 1m có buộc một sợi dây, trên đầu sợi dây buộc một miếng giấy nhỏ.
* Cách chơi:
Cô vẽ một vòng tròn để làm ao khoảng 2m những bạn làm ếch ở trong ao, người đi câu ở bên ngoài. Khi bắt đầu chơi những bạn làm ếch hát bài:
ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bõm
ếch kêu oạp oạp
Thấy bác đi câu
Rủ nhau trốn mau
ếch kêu ộp ộp
ếch kêu oạp oạp.
Khi hát phải làm động tác giống như ếch đang nhảy. Nếu thấy người đi câu ở xa thì ếch có thể nhảy lên bờ (ra khỏi vòng) để rong chơi nhưng vẫn phải cảnh giác người đi câu. Vì nếu đang ở trên bờ mà để người đi câu quăng dây trúng là bị bắt, phải làm người câu. Người đi câu cũng phải có chiêu của mình: Tỏ ra lơ là đi dạo quanh bờ rồi lừa cho ếch mất cảnh giác quăng dây ra bắt. Nếu lâu mà không câu được con ếch nào thì người đi câu sẽ bị phạt, sẽ phải nhẩy ếch một vòng quanh ao.
2) Trò chơi : Cướp lá:
* Chuẩn bị: Số lượng người chơi 2 người một nhóm.
* Đồ chơi: gồm một vòng tròn và một cành cây có lá.
* Luật chơi: Trong khi chơi, người đi cướp lá phải kêu “uu” bằng hơi làm sao cho không bị đứt quãng. Nếu đang chơi mà hơi bị đứng quãng thì phải quay lại vạch xuất phát để chơi lại từ đầu. Ngược lại người giữ lá phải che chắn cho người cướp lá không lấy được lá ở vòng tròn.
* Cách chơi: Hai người bắt đầu rút thăm xem ai sẽ là người phải đi “cướp lá”. Người phải đi “cướp lá” sẽ bước ra ngoài vạch để chuẩn bị chơi. Cuộc chơi bắt đầu, người chơi lấy hơi, ngậm ở miệng để “uu” thật dài, chạy qua vạch vào cướp lá. Người giữ cành lá phải ngăn tay, che chắn làm sao không cho kẻ cướp lấy được lá của mình. Người đóng vai kẻ cướp phải “uuu” cho đến khi cướp được cành lá chạy ra khỏi vạch xuất phát thì sẽ trở thành người thắng cuộc. Nếu không lấy được cành lá, mà “u” hết hơi thì phải chạy lại vạch xuất phát để nghỉ, rồi chạy vào cướp tiếp. Nếu cướp được cành lá mà miệng không “u” nổi thì sẽ thua.
3. Trò chơi : Chơi đồ
* Chuẩn bị: Trò chơi không hạn chế số người tham gia.
* Cách chơi:
Một người sau khi oẳn tù tì bị bét sẽ phải đuổi bắt những người còn lại trong một phạm vi nhất định. Nếu bắt được người nào thì người đó phải thế chân người đi bắt sau đó, người bị bắt lại đuổi bắt những người còn lại. Người nào ra khỏi phạm vi giới hạn đã đặt ra thì sẽ trở thành người đi đuổi bắt. Cứ như thế chơi đến khi nào hết thời gian thì thôi
4. Chơi U
* Chuẩn bị: số người chơi không hạn chế.
* Cách chơi:
Bốc thăm để xem đội nào chơi trước. Khi bắt đầu chơi đội A lên tấn công trước một vài người đội A phải kêu trong miệng “u..u” liền hơi, vừa chạy vừa “u” và lấy tay đụng vào đối phương. Nếu đụng được vào người nhà đội B thì người đó bị bắt về nhà đội A. Trường hợp người nhà đội A tấn công mà bị đội B bắt thì hai đội sẽ giằng co nhau, kéo nhau. Đội B ôm chặt không cho đối phương vượt qua danh giới nhà mình, thì người đội A sẽ bị bắt ở lại nhà đội B. Cứ như vậy trò chơi tiếp tục diễn ra đến khi nào người của một trong hai đội hết trước là đội đó thua cuộc.
5. Đá bòng trúng lỗ.
* Chuẩn bị: Số lượng người chơi không hạn chế.
Một cái lỗ tròn được đào sẵn đủ để quả bòng rơi xuống.
Một qủa bòng được hơ lửa cho mềm.
* Cách chơi:
Người chơi quy định đứng cách xa một khoảng nhất định (30- 40 cm). Người nào đá được bòng xuống lỗ nhiều nhất là người chiến thắng. Cũng có khi quả bòng gần miệng lỗ mà chưa rơi xuống thì người chơi có thể chạy đến, quay lưng lại , không nhìn quả bòng và dùng gót chân đẩy quả bòng xuống lỗ.
6. Đẩy gậy.
* Chuẩn bị: hai người một nhóm.
Một thanh gậy tre được trang trí cho đẹp.
* Cách chơi:
Mỗi người cầm một đầu gậy đặt ở một vòng tròn. Khi có hiệu lệnh bắt đầu thì hai người chơi cầm dhắc một đầu gậy, dùng hết sức lực đẩy gậy của người kia. Gậy của ai bị đẩy ra khỏi vòng sẽ thua cuộc.
7. Nhảy bước.
* Chuẩn bị: Chia trẻ làm hai đội.
* Cách chơi: Hai đội bốc thăm xem đội nào chơi trước, đội nào thua sẽ đi sau đẩy đối phương.
Dùng phấn vạch một đường dài cố định. Đội A được chơi trước sẽ xuất phát từ mốc cố định rồi nhảy bước đầu tiên bằng một chân rồi đứng lại, các thành viên khác lần lượt nhảy theo. Sau khi đội A nhảy xong thì các thành viên đội B đứng ở vạch xuất phát (đứng bằng một chân) dùng tay đẩy đối phương ra khỏi vị trí đang đứng. Đẩy được hết mọi người thì đội B thắng và lần sau đội B được nhảy trước. Còn nếu không đẩy được đội A sẽ quay lại điểm xuất phát nhảy lên bước thứ hai sau khi đội A nhảy hai bước thì đội B sẽ nhảy một bước và đẩy người của đội A. Nếu đội B không đẩy được các thành viên của đội A thì xem như bị thua và chơi lại từ đầu, đội A thắng nên vẫn được nhảy trước.
8. Thi vác củi chạy:
* Chuẩn bị: số lượng người chơi không hạn chế
* Luật chơi:
Khi vác củi chạy người chơi không được để củi rơi hay chạm đất nếu không sẽ bị thua cuộc.
* Cách chơi:
Đây là trò chơi giống như chạy tiếp sức, chỉ khác là người chơi vừa chạy vừa phải vác thêm một bó củi. Những người vác củi chạy đến một quãng nào đó, sau đó có người chờ sẵn ở đấy nhận củi của bạn chơi nhường cho rồi tiếp tục chạy, cứ như thế cho đến khi vác củi được về đích thì trò chơi kết thúc. Đội chơi nào đến đích sớm nhất mà không bị rơi củi sẽ giành chiến thắng.
File đính kèm:
- SKKN hoat dong ngoai troi.doc