Đề tài Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Chính tả ở Lớp 5

 Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng nói: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ”. Bác luôn quan tâm đến nền giáo dục của nước nhà, đặc biệt là những mầm non tương lai của đất nước. Bác luôn kì vọng thế hệ thiếu nhi sẽ đưa nước nhà sánh vai với các cường quốc năm châu. Để thực hiện nguyện vọng đó của Bác, Đảng và nhà nước ta hiện nay rất chú trọng đến sự nghiệp trồng người.

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Chính tả ở Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên cần cung cấp kiến thức này cho các em. Tổng kết lại “v” chỉ kết hợp các âm không tròn môi, không nên kết hợp với các nguyên âm tròn môi. Một điều rất quan trọng trong dạy chính tả cho học sinh vùng phương ngữ là dạy cho các em biết được một số mẹo luật chính tả. “Mẹo” được hiểu như cách làm độc đáo giúp học sinh phân biệt, ghi nhớ được cách viết đúng những chữ cái hay nhầm lẫn trong khi viết chính tả. Sự tìm ra các mẹo chính tả dựa vào: + Sự kết hợp: Trong cấu trúc âm tiết. + Sự láy âm, điệp âm. + Mẹo từ hán việt. + Mẹo nghĩa của từ. + Mẹo phân biệt l/n:. - Mẹo 1: Một chữ ta không biết là l hay n, nhưng nó đứng đầu một từ láy âm, không phải là điệp âm thì dứt khoát là “l” chứ không phải “n”. VD: “l” láy với “c”: lò cò, la cà, lục cục... “l” láy với “b”: lệt bệt, lùng bùng, lõm bõm.. “l” láy với “d”: líu díu, lò dò... “l” láy với “h”: lúi húi, loay hoay... “l” láy với “n”: lơ mơ, liên miên... - Mẹo 2: Khả năng kết hợp âm: Âm “l” đứng trước âm đệm nhưng “n” không đứng trước âm đệm. Do đó “n” không bao giờ đứng trước một vần bắt đầu: oa, uê, uy... trái lại “l” lại đứng trước các vần đó như: loa, luân.. - Mẹo 3: mẹo luật láy âm, điệp âm: “l” láy âm rất rộng rãi, trái lại “n” không láy âm với một âm nào mà chỉ điệp âm với chính nó. Đồng thời lại không có hiện tượng “l” láy âm với “n”. Từ đó suy ra quy tắc: Nếu gặp một từ láy mà hai âm đầu đọc giống nhau thì nhất định là một điệp âm đầu và cả hai chữ phải cùng có âm đầu là “l” hoặc “n”. Vì vậy ta chỉ cần biết một chữ là đủ. VD: lấp loáng, long lanh, lanh lảnh.... no nê, ninh ních, nõn nà... - Mẹo 4: Đối với trường hợp “l” và “n” đứng ở chữ thứ 2. Trong từ láy thì”n” khi láy âm chỉ láy với “gi” và không láy với âm nào khác. Trái lại “l” lại không láy với “gi” mà láy với các âm khác . (Ngoại lệ có: khúm núm, khệ nệ) kh – l : khéo léo, khoác loác... ch – l : cheo leo... “n” láy với những âm tiết không có âm đầu như: ảo não, áy náy... - Mẹo 5: Những chữ không biết được “l” hay “n” nhưng đồng nghĩa với một từ khác viết với “nh” thì chữ ấy là “l”. VD: lăm le (nhăm nhe) lỡ làng (nhỡ nhàng) Trên đây là một số mẹo luật nhận diện chữ cái phân biệt l - n trong khi viết chính tả mà mỗi giáo viên thuộc phương diện phương ngữ Bắc bộ nói chung và giáo viên trường Lê Lợi nói riêng cần nắm được để hướng dẫn các em viết chính tả. Ngoài ra còn một số mẹo phân biệt “ch” với “tr”, “s” với “x”. Những lỗi này học sinh trường Tiểu học Lê Lợi cũng mắc phải nhưng ít hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp học sinh vẫn có thể mắc lỗi. Do vậy giáo viên cần nắm được để hướng dẫn cho các em. Chẳng hạn “tr” không đứng trước những chữ bắt đầu bằng âm đệm nhưng “ch” thì có. VD: ôm choàng, bị choáng... “tr” không bao giờ láy với “ch” và ngược lại. Do đó chỉ có những từ láy cùng láy âm “tr” hoặc “ch” như: Chăm chỉ, trâng tráo, trân trân... Hoặc phân biệt s/x như: Các từ chỉ tên thức ăn hoặc đồ dùng liên quan đến thức ăn thì viết là “x”. VD: xôi, xào, xoong... Những từ chỉ thiên nhiên hoặc chỉ tên cây cối, các loại quả thì viết là “s” VD: Ngôi sao, giọt sương, sen, súng... Tuy nhiên tất cả những mẹo luật trên chỉ ở mức độ tương đối. Người giáo viên phải biết áp dụng linh hoạt để giảng dạy cho các em. * Một số điểm cần lưu ý khi dạy theo quy trình một tiết chính tả theo hướng đổi mới. - Bước “câu hỏi gợi ý tìm hiểu nội dung đoạn viết” là bước hiệu quả chính tả thấp. Vì nội dung hầu hết các em đã nắm được thông qua các bài tập đọc. Bước này không kéo dài sẽ lãng phí thời gian, tăng cường cho luyện tập (với những bài chính tả so sánh mà nội dung bài không có trong danh sách tập đọc thì giáo viên có thể hỏi qua về nội dung đoạn viết). - Bước “luyện viết chữ khó, phân biệt các cặp từ so sánh” và bước “luyện tập” có thể nhập làm thành một. Đây là bước quan trọng để giúp học sinh không mắc lỗi chính tả, giáo viên cần lưu ý. - Bước “chấm và chữa bài” nên đặt ở cuối cùng trong tiết học vì việc đánh giá kết quả học sinh phải đặt sau quá trình luyện tập. Để tiết dạy chính tả đạt kết quả cao, gây hứng thú trong học tập cho học sinh, giáo viên có thể tổ chức hoạt động học dưới hình thức trò chơi như tìm nhanh các cặp từ so sánh đối lập, tìm những bài hát ở Tiểu học có phụ âm đầu là n/l. Mục đích cuối cùng của bài chính tả là phải ghi nhớ các trường hợp viết đúng một cách có ý thức mà trong đó thực chất của loại bài so sánh là: giúp học sinh nắm vững nội dung ngữ, nghĩa của từ gắn với chữ viết. Giáo viên so sánh để phân biệt những trường hợp dễ lẫn lộn cho các em. Mặt khác giáo viên cần năng động, sáng tạo trong giảng dạy. Soạn ra những bài luyện tập phù hợp với các em ở địa phương mình. Cho học sinh đặt câu với những từ dễ mắc lỗi hoặc có thể đưa ra những đoạn văn, đoạn thơ trong đó có nhiều từ viết sai chính tả để học sinh tự mình phát hiện lỗi, tìm hiểu nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng. Qua việc tìm hiểu nguyên nhân là: Tìm được những trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh trường Lê Lợi. Sau một thời gian thực hiện, kết quả thu được cuối học kì I và giữa học kỳ II năm học 2011-2012 như sau: * Kết quả khảo sát đầu năm học 2011-2012: Lớp Tổng số học sinh Các lỗi chính tả thường mắc l - n; ~/./ d/gi/r; tr/ch; s/x; g/gh Cấu trúc âm tiết 5A 30 10 em 6 em 1 em 5B 31 14 em 8 em 3 em 5C 30 11 em 7 em 5 em 5D 30 12 em 6 em 3em Kết quả cuối học kỳ I năm học 2011-2012: Lớp Tổng số học sinh Các lỗi chính tả thường mắc l - n; ~/./ d/gi/r; tr/ch; s/x; g/gh Cấu trúc âm tiết 5A 30 6 em 3 em 0 em 5B 31 8 em 5 em 1 em 5C 30 7 em 4 em 2 em 5D 30 6 em 3 em 1em Kết quả giữa học kỳ II năm học 2011-2012: Lớp Tổng số học sinh Các lỗi chính tả thường mắc l - n; ~/./ d/gi/r; tr/ch; s/x; g/gh Cấu trúc âm tiết 5A 30 3 em 2 em 0 em 5B 31 5 em 3 em 1 em 5C 30 5 em 2 em 2 em 5D 30 4 em 1 em 1em Đây là một số hình ảnh tôi đã thực hiện dạy chính tả và luyện phát âm cho học sinh: *Và đặc biệt trong kỳ thi giao lưu học sinh giỏi lớp 5 do phòng giáo dục huyện tổ chức, trường Tiểu học Lê Lợi đã đạt được kết quả đáng phấn khởi đó là : Có 9 em đi thi thì cả 9 em đều đạt giải, trong đó: 1 em đạt giải nhất, 3 em đạt giải ba, 5 em đạt giải khuyến khích. Đối với môn Tiếng Việt tất cả các bài thi đều đạt kết quả từ 12/20 điểm trở lên. Được kết quả đó một phần là do nhà trường đã áp dụng sáng kiến của đề tài vào thực tiễn. Đây là một số hình ảnh các em đã đạt giải trong kỳ thi giao lưu học sinh giỏi lớp 5 . Em Phạm Văn Công – đã đạt giải nhất trong kỳ thi hs giỏi lớp 5, năm học 2011 - 2012 8 em HS còn lại cũng đã đạt giải trong kỳ thi giao lưu HSG lớp 5. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận chung: Theo tôi việc xác định các trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh vùng phương ngữ là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Chúng ta đang thực hiện luật phổ cập giáo dục Tiểu học để tạo nên một mặt bằng dân số, trình độ dân trí nhất định trong cả nước. Tuy nhiên trình độ này có đồng đều hay không điều đó tuỳ thuộc vào chất lượng giảng dạy và học tập ở mỗi địa phương. Là một giáo viên vùng nông thôn, tôi nhận thấy phải trang bị cho các em những kiến thức chuẩn mực để các em có đầy đủ năng lực để học tiếp lên các lớp trên và giao tiếp với xã hội một cách tự tin, chững chạc. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên giảng dạy ở các vùng nông thôn. Nhiệm vụ này không chỉ tiến hành trong một thời gian ngắn mà cho ta kết quả tốt ngay được mà phải tiến hành trong một thời gian dài. Ngay từ đầu năm học, để thực nghiệm đề tài tôi đã chú trọng việc dạy phân môn chính tả hàng tuần, hàng tháng theo thời khoá biểu nhà trường đã xây dựng và kết hợp dạy luyện phát âm chính tả vào các buổi hướng dẫn học. 2. Đề xuất và khuyến nghị. Để chủ trương đổi mới phương pháp dạy học nói chung, việc dạy chính tả cho học sinh tiểu học đạt hiệu quả cao hơn tôi có một số đề xuất như sau sau: - Đối với công tác quản lý: Cần có hướng dẫn cụ thể giúp các cấp cán bộ quản lý, giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn hơn, đầy đủ hơn về đổi mới phương pháp dạy học. Cần biên soạn những tài liệu hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, cụ thể với từng phân môn theo từng khối lớp. Cần tổ chức một số chuyên đề về luyện phát âm đúng một số từ theo phương ngữ địa phương mà học sinh thường mắc phải. Giáo viên sau khi học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ (ở các lớp học cao đẳng, đại học...) cần có chế độ chính sách rõ ràng, tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác) thúc đẩy ý thức tự học ở mỗi người. - Đối với giáo viên Tiểu học: Phải kiên trì thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Cần nắm bắt rõ năng lực học tập của từng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu quả. Tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. - Đối với học sinh. Các em học sinh phải thực hiện tốt bốn nhiệm vụ của học sinh, tích cực học tập và rèn luyện. - Đối với nhà trường: Trường cần có kế hoạch từng bước xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị chuẩn của Bộ Giáo dục. Trường cần phải lựa chọn xem cần trang bị cái gì trước, cái gì sau sao cho phù hợp với điều kiện của trường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đồng đều tất cả các môn học hơn nữa . Hợp Thanh, ngày 03 tháng 05 năm 2012 Người thực hiện TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp dạy học Tiếng Việt Tác giả : Lê Phương Nga – NXB GD 1998 2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt Tác giả : Nguyễn Trí – NXB GD 1999 3. Cơ sở ngôn ngữ và Tiếng Việt Tác giả : Mai Ngọc Chừ – Hoàng Trọng Phiếm – NXB GD 1997 4. Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở tiểu học Tác giả : Lê Hữu Tỉnh – Trần Mạnh Hưởng – NXB GD 2000 5. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học Tác giả : Lê Phương Nga – Lê Hữu Tỉnh – NXB ĐHSP Hà Nội I 1995 6. SGK Tiếng Việt lớp 2, lớp 3, lớp 4 , lớp 5 – NXB GD. 7. Giáo trình học môn học ngữ âm 8. Sổ tay kiến thức Tiếng Việt Tác giả: Đỗ Việt Hùng – NXB GD 1998 Đánh giá xếp loại của hội đồng khoa học các cấp

File đính kèm:

  • docSSKN MOT SO KINH NGHIEM NANG CAO CHAT LUONG DAY CHINH TA O LOP 5.doc
Giáo án liên quan