Cùng với các môn học khác ở bậc tiểu học, môn Toán có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh. Môn toán còn góp phần rèn luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề; góp phần phát triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến thức, kĩ năng môn toán ở tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2962 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 giải toán có lời văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô vuông, chữ ở đầu câu viết hoa, ở cuối câu có dấu hai chấm (:), phép tính viết lùi vào so với lời giải khoảng 2 -> 3 chữ, cuối phép tính là đơn vị tính được viết trong dấu ngoặc đơn. Phần đáp số ghi sang phần vở bên phải ( có gạch chân) và dấu hai chấm rồi mới viết kết quả và đơn vị tính (không phải viết dấu ngoặc đơn nữa).
Lưu ý: Trong mọi trường hợp người giáo viên luôn luôn phải dùng thước để gạch chân và liên tục nhắc học sinh tạo cho các em bỏ thói quen xấu: gạch bằng tay.
Song song với việc hướng dẫn các bước thực hiện, tôi thường xuyên trình bày bài mẫu trên bảng và yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét về cách trình bày để từ đó học sinh quen nhiều với cách trình bày. Bên cạnh đó, tôi còn thường xuyên chấm bài và sửa lỗi cho những học sinh trình bày chưa đẹp; tuyên dương trước lớp những học sinh làm đúng, trình bày sạch đẹp, cho các em đó lên bảng trình bày lại bài làm của mình để các bạn cùng học tập…
Bên cạnh việc hướng dẫn cách trình bày như trên, tôi cũng luôn luôn nhắc nhở, rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết chữ - viết số đúng mẫu - đẹp. Việc kết hợp giữa chữ viết đẹp và cách trình bày đúng cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong vấn đề giải toán có lời văn của các em.
Cùng với việc áp dụng các biện pháp ngay từ đầu năm học và áp dụng trực tiếp các biện pháp vào bài dạy đầu tiên về giải toán có lời văn, tôi đã cho học sinh làm một số dạng bài tập giải toán có lời văn như sau:
Ví dụ 1: Một thùng đựng 24l mật ong, lấy ra số lít mật ong đó. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong?
Không cần hướng dẫn, học sinh lớp tôi thực hiện được ngay cách làm như sau:
Tóm tắt Bài giải
Có : 24l. Số lít mật ong được lấy ra là:
Lấy ra: số lít mật ong. 24 : 3 = 8 (l)
Còn lại: ? lít mật ong. Trong thùng còn lại số lít mật ong là:
24 – 8 = 16 (l)
Đáp số: 16 lít mật ong.
Ví dụ 2: Một bến xe có 45 ô tô. Lúc đầu có 18 ô tô rời bến, sau đó có thêm 17 ô tô nữa rời bến. Hỏi bến xe đó còn lại bao nhiêu ô tô?
Học sinh lớp tôi thực hiện như sau:
Tóm tắt Bài giải
Có: 45 ô tô. Số ô tô rời bến là:
Rời bến: 18 ô tô. 18 + 17 = 35 (ô tô)
Rời tiếp: 17 ô tô. Số ô tô còn lại trong bến là:
Còn lại: ? ô tô. 45 – 35 = 10 (ô tô)
Đáp số: 10 ô tô.
Tiếp tục tiến hành kiểm tra nhiều kĩ năng giải toán của học sinh với nhiều dạng bài khác nhau, tổng hợp kết quả qua chấm chữa bài cho học sinh tôi thu được kết quả sau:
- Số bài giỏi: 8 bài.
- Số bài khá: 9 bài.
- Số bài trung bình: 7 bài.
- Số bài yếu: Không có.
4. Khích lệ học sinh tạo hứng thú khi học tập.
Đặc điểm chung của học sinh tiểu học là thích được khen hơn chê, hạn chế chê các em trong học tập, rèn luyện . Tuy nhiên, nếu ta không biết kết hợp tâm lý từng học sinh mà cứ quá khen sẽ không có tác dụng kích thích. Đối với những em chậm tiến bộ, thường rụt rè, tự ti, vì vậy tôi luôn luôn chú ý nhắc nhở, gọi các em trả lời hoặc lên bảng làm bài. Chỉ cần các em có một “tiến bộ nhỏ” là tôi tuyên dương ngay, để từ đó các em sẽ cố gắng tiến bộ và mạnh dạn, tự tin hơn. Đối với những em học khá, giỏi phải có những biểu hiện vượt bậc, có tiến bộ rõ rệt tôi mới khen.Chính sự khen, chê đúng lúc, kịp thời và đúng đối tượng học sinh trong lớp đã có tác dụng khích lệ học sinh trong học tâp.
Ngoài ra, việc áp dụng các trò chơi học tập giữa các tiết học cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng giúp học sinh có niềm hăng say trong học tập, mong muốn nhanh đến giờ học và tiếp thu kiến thức nhanh hơn, chắc hơn. Vì chúng ta đều biết học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp ba nói riêng có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toán học nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quá tải. Hơn nữa cơ thể của các em còn đang trong thời kì phát triển hay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể ngồi lâu trong giờ học cũng như làm một việc gì đó trong một thời gian dài. Vì vậy muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học tức là kiểu dạy học :“ Lấy học sinh làm trung tâm.”, hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Trong mỗi tiết học, tôi thường dành khoảng 2 – 3 phút để cho các em nghỉ giải lao tại chỗ bằng cách chơi các trò chơi học tập vừa giúp các em thoải mái sau giờ học căng thẳng, vừa giúp các em có phản ứng nhanh nhẹn, ghi nhớ một số nội dung bài đã học….
Tóm lại: Trong quá trình dạy học người giáo viên không chỉ chú ý đến rèn luyện kĩ năng, truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải quan tâm chú ý đến việc: Khuyến khích học sinh tạo hứng thú trong học tập.
C. Kết luận
1. Kết quả nghiên cứu.
Nhờ áp dụng, kết hợp các biện pháp trên trong giảng dạy mà tôi đã thu được những kết quả ban đầu trong việc dạy học “Giải toán có lời văn” nói riêng và trong chất lượng môn Toán nói chung bởi vì “Giải toán có lời văn” là dạng toán khó và mới của chương trình thay sách. Học sinh phải đặt lời giải trước phép tính và kết quả của bài toán. Nếu các em nắm chắc được cách giải toán ở lớp hai chắc chắn sau này các emhọc lên các lớp trên sẽ có điều kiện tốt hơn ở dạng toán khó hơn.
Trong năm học trước: (2006– 2007) có những em khi giải toán còn đặt câu lời giải như: “Có tất cả bao nhiêu là:” hoặc “Hỏi số gà còn lại là:”…
Những lỗi đó đến nay không còn nữa, học sinh lớp tôi không những biết cách đặt câu lời giải hay, viết phép tính đúng mà còn biết cách trình bày bài giải đúng, đẹp.
Năm học 2007 – 2008 này tôi được phân công trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy lớp 3a. Tổng số học sinh của lớp là 24 em. Có 13 em nữ. Các em phân bố rải rác ở các thôn. Ngay từ đầu năm học mới, sau khi nhận lớp, tôi đã thử nghiệm ngay những ý tưởng của mình. Những kết quả mà các em đạt được sau những lần thi do nhà trường, Phòng GD, Sở GD ra đề đã cho thấy công sức tôi bỏ ra đã có kết quả nhất định. Năm học 2007 – 2008 lớp 3a do tôi trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy có kết quả như sau: (kết quả tính đến tháng 3).
Sĩ số
Giải thành thạo
Kĩ năng giải chậm
Chưa nắm được cách giải
24 em
15 em = 62,5 %
8 em = 33,3 %
1 em = 4,2%
Có được kết quả như vậy một phần nhờ tinh thần học tập tích cực, tự giác của học sinh, sự quan tâm nhắc nhở của phụ huynh học sinh, bên cạnh đó là các biện pháp giáo dục đúng lúc, kịp thời của giáo viên.
Qua kết quả đã đạt được trên, tôi thấy số học sinh yếu tuy vẫn còn nhưng chỉ còn với tỉ lệ khá nhỏ, số học sinh khá giỏi tăng. So với năm học trước thì kết quả trên thật là một điều đáng mừng. Điều đó cho thấy những cố gắng trong đổi mới phương pháp dạy học của tôi đã có kết quả khả quan. Những thầy cô giáo trường bạn trong lần thanh tra trường khi dự giờ lớp tôi cũng đã công nhận lớp học sôi nổi, nắm kiến thức vững chắc. Đó chính là động lực để tôi tiếp tục theo đuổi ý tưởng của mình.
Với kết quả này, chắc chắn khi các em học lên các lớp trên, các em sẽ vẫn tiếp tục phát huy hơn nữa với những bài toán có lời văn yêu cầu ở mức độ cao hơn.
II. BàI HọC KINH NGHIệM
Qua những vướng mắc thực tế, cùng với lòng say mê, nhiệt tình nghiên cứu và áp dụng thực tế vào lớp học do tôi chủ nhiệm đã giúp tôi hoàn thành ý tưởng của mình. Mỗi lần thực hiện, vận dụng vào thực tế lớp học tôi lại rút ra được một vài kinh nghiệm sau:
- Người giáo viên phải thực sự có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp, với lương tâm trách nhiệm của người thầy.
- Trong quá trình giảng dạy phải luôn nắm bắt, đúc rút những vướng mắc, khó khăn thực tế ở lớp mình dạy, để từ đó nghiên cứu tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.
- Mỗi biện pháp giáo dục của giáo viên phải được thực hiện đúng thời điểm, đúng nội dung ở từng bài học.
- Không nên quá phụ thuộc vào sách giáo viên, vì sách giáo viên chỉ là tài liệu hướng dẫn – tham khảo, không thể áp dụng đại trà với mọi đối tượng học sinh trong lớp được.
- Cần quan tâm, động viên, khuyến khích, giúp đỡ các em vượt qua mọi khó khăn để học tập tốt hơn.
- Trong quá trình hướng dẫn giải toán có lời văn ( ở lớp 3 ) giáo viên cần lưu ý hơn nữa tới việc hướng dẫn cho các em cách đặt câu lời giải cho hay, cho súc tích. Vì việc thực hiện phép tính các em đều có thể nêu được ngay sau khi đọc xong đề toán.
- Để giúp học sinh có kĩ năng giải toán thành thạo, người giáo viên cần chú ý nhiều đến kĩ năng: nghe - đọc – nói – viết trong môn Tiếng việt. Luyện kĩ năng hỏi - đáp giúp các em có vốn từ ngữ lưu thông hơn, giúp các em dễ dàng đặt câu lời giải cho bài toán.
- Phải cố gắng khắc phục các sai lầm của các em trong mỗi bài, mỗi phần, mỗi dạng toán, tránh để các sai lầm dồn lại sẽ khó giải quyết.
- Điều rất quan trọng nữa là sự mềm mỏng, kiên trì uốn nắn học sinh của giáo viên trong mọi lúc của giờ học.
- Trong từng tiết học, người giáo viên cũng cần tìm ra nhiều biện pháp, nhiều hình thức hoạt động học tập như: Làm việc chung với lớp, làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm… và tập trung chú ý tới cả 3 đối tượng để giúp các em học tốt hơn.
- Người giáo viên cần phải luôn luôn có ý thức học hỏi và trau dồi kiến thức để đáp ứng với yêu cầu ngày một đổi mới của xã hội. Muốn thế, người giáo viên phải giành nhiều thời gian để nghiên cứu, tự tìm tòi trong các tài liệu có liên quan, tham gia tích cực vào các lớp nghiệp vụ do ngành, trường tổ chức. Điều quan trọng nhất trong dạy học là: Lòng yêu nghề và trình độ chuyên môn của mỗi giáo viên.
- Nếu được thực hiện đồng bộ, đúng lúc, kịp thời các biện pháp trên, tôi tin rằng chất lượng môn toán nói chung và phần giải toán có lời văn nói riêng của các em lớp 3 sẽ có kết quả nhất định và là nền móng vững chắc để các em học tốt hơn ở các lớp sau.
- Với một vài kinh nghiệm này, tôi mong muốn được đóng góp một phhần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung và với dạng bài “Giải toán có lời văn” trong môn Toán 3 nói riêng.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của hội đồng khoa học, của các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện mình hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Tháng 3 năm 2008
Người viết
File đính kèm:
- Mot so kinh nghiem giup hoc sinh lop 3 giai toan co loi van.doc