Đề tài Một số kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 2

Việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hiện nay là một việc làm quan trọng và bức thiết hơn bao giờ hết. Tiểu học là bậc học nền tảng có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bởi vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cần được coi trọng đúng mức. Trong thời gian qua, vấn đề đó đã được chú ý một cách thường xuyên. Song so với yêu cầu thì cần phải nổ lực, cố gắng nhiều hơn nữa. Trong thời đại hiện nay khi mà xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ, xu thế hội nhập đang tiếp tục ( có tính quy luật )

doc9 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Về số học: Đây là nội dung trọng tâm cốt lỗi của môn Toán lớp 2. Phần số học bao gồm: Đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 1.000. Các phần bằng nhau của đơn vị, bảng nhân, chia 2, 3, 4, 5. Phép cộng và phép trừ các số có 2 hoặc 3 chữ số ( chủ yếu nhớ ) có nhớ chỉ có 1 lượt và không liên tiếp. Phép nhân số có 1hoặc 2 chữ số ( tròn chục ) với 1 số có 1 chữ số. Phép chia số có 1 hoặc 2 chữ số cho số có một chữ số ( chia hết ). Tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính cộng, trừ, nhân, chia các số tròn chục, tròn trăm ( không nhớ ). Tích hợp các nội dung nêu trên trong mạch số học. Biết cách đặt tính rồi tính. Khi dạy học phần này, tôi đã phải lưu ý dạy đến đâu chắc đến đó. Vừa dạy kiến thức mới vừa khắc sâu kiến thức cũ. Hình thành cho các em tự chiếm lĩnh kiến thức, tự suy nghĩ tìm tòi để rút ra vấn đề. Khi dạy phần cấu tạo số phải chú ý đến việc phân tích so sánh... Khi dạy bảng nhân chia 2, 3, 4, 5 để các em dễ học. Phải cho học sinh nắm chắc quan hệ giữa bảng nhân và bảng chia. Dạy phép nhân, chia có nhớ phải chú ý rèn tính cẩn thận, chịu khó cho học sinh. Dạy tính nhẩm phải rèn kĩ năng nhẩm không được viết ra giấy để tính toán. Dạy tính cộng hoặc trừ phải dạy cách đặt tính để tính ( đặt thẳng cột để thực hiện phép tính ). Rèn luyện tính cẩn thận trong tính toán. Khi gặp bài toán khó phải tìm mọi cách để làm cho bằng được. Lúc gặp bài toán dễ thì không được chủ quan, vội vàng dẫn đến làm bài sai. - Khi dạy nội dung đại lượng và đo đại lượng cần thay đổi cơ bản về phương pháp giảng dạy. Giáo viên phải tổ chức giờ dạy dưới dạng hoạt động học tập. Học sinh phải phát huy tính tích cực chủ động trong học tập. Tuỳ mạch kiến thức mà tìm cách dạy cho phù hợp, hiệu quả. Qúa trình dạy phải hình thành biểu tượng về đơn vị đo đại lượng. Thông qua quan sát, ước lượng, tiếp xúc, so sánh, đối chiếu để học sinh có biểu tượng đo khối lưọng ( như 1 lít ). Giáo viên phải cho học sinh quan sát, đong, đếm, sờ mó đến tận nơi vật đó. Sau đó giáo viên hệ thực tế hàng, ngày cho học sinh tăng cường các hoạt động thực hành đo lường, ước lượng. Học sinh phải sử dụng thước để đo độ dài, ước lượng các số đo độ dài ( trong phạm vi phù hợp với cm, dm, m, mm ). Phải hướng dẫn cho các em xem đồng hồ ( khi kim dài chỉ số 12, số 3 hoặc số 6 ) học sinh đọc lịch hằng ngày qua tờ lịch cụ thể. Cho các em thực hành cân ( cân đồng hồ ) và ước lượng theo đơn vị kg. Tập cho học sinh có kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo thông thường ( chủ yếu các đơn vị đo độ dài, quan hệ 1 giờ = 60 phút ). Học sinh được làm quen với việc mua, bán đổi tiền trong trường hợp đơn giản ( phạm vi 1000đ ). * Về dạy các yếu tố hình học. Yếu tố hình học là một trong bốn mạch kiến thức trong chương trình toán 2. Khi xem xét riêng mục tiêu cụ thể dạy yếu tố hình học cần đặt trong mối liên hệ với các mạch kiến thức mà cốt lõi là mạch kiến thức số học. Dạy các yếu tố hình học lớp 2 phải làm cho học sinh nhận biết hình chữ nhật, hình tứ giác qua hình dạng tổng thể. Bước đầu làm quen với khái niệm đường thẳng, đường gấp khúc, 3 điểm thẳng hàng. Có khái niệm ban đầu về chu vi của một số hình đơn giản. Tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. Phát triển trí tưởng tượng qua quá trình học tập các yếu tố hình học. Như vậy Toán 2 có nhiều điểm mới. Tìm hiểu được những điểm mới về nội dung dạy học yếu tố hình học sẽ góp phần dạy tốt mạch kiến thức cũng như dạy tốt chương trình Toán 2 . 3/Về phương pháp dảng dạy: Bản thân giáo viên chỉ giữ lại những ưu điểm cơ bản của phương pháp cũ. Giáo viên vừa là người hướng dẫn cho học sinh hoạt động. Học sinh phải tự phát hiện và quả quyết nhiệm vụ bài học. Đồng thời phải tự chiếm lĩnh kiến thức mới là chủ yếu dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Qúa trình giảng dạy phải tăng cường mối liên hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. Phải áp dụng kiến thức mới trong sự đa dạng, phong phú của các bài thực hành, luyện tập. Về việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Bản thân phải xác định được kiến thức cần hình thành, phải chuẩn bị tốt giờ lên lớp ( như đồ vật, mô hình, hình vẽ, kí hiệu... ). Qúa trình dạy phải nêu ra các tình huống có vấn đề, hướng giải quyết vấn đề. Thường xuyên tổ chức cho học sinh các thao tác bằng tay trên các đồ vật, mô hình, quan sát hình ảnh, kí hiệu... Chú ý đúng mức việc hướng dẫn học sinh mô tả thành lời các thao tác và kết quả thu được. Phần luyện tập thực hành phải thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Việc sử dụng sách giáo khoa phải hợp lý khoa học. Khi dạy kiến thức mới phải nêu các tình huống, phải tổ chức cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Phần thực hành là các bài tập cũng cố được sắp xếp từ dễ đến khó. Tuỳ theo khả năng học sinh có thể hình thành toàn bộ hoặc một phần số bài thực hành ngay trong tiết học. * Việc kiểm tra học sinh cũng có những thay đổi đáng kể:Kiểm tra kiến thức kĩ năng cơ bản, phân loại đề theo từng đối tượng học sinh ( Giỏi- Khá - Trung bình- Yếu.) Bản thân tôi đã dùng nhiều hình thức trắc nghiệm như: - Trắc nghiệm đúng, sai - Trắc nghiệm ghép đôi - Trắc nghiệm điền thế - Trắc nghiệm nhiều lựa chọn 4/ Soạn, giảng bài: Bảng nhân 2 - Toán 2 (tiết 91) Mục tiêu của bài học này là: Giúp học sinh thành lập bảng nhân 2 (2 nhân 1, 2 ,3,...10) và học thuộc lòng bảng nhân này. áp dụng bảng nhân 2 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân. Thực hành đếm thêm 2. Dạy bài này giáo viên phải đi theo các bước sau: Phải nêu rõ mục tiêu cho giờ học sau đó hướng dẫn thành lập bảng nhân 2. Giáo viên gắn một tấm bìa có 2 chấm tròn lên bảng và hỏi - Học sinh quan sát họat động của giáo viên và trả lời: - Có mấy chấm tròn? ( 2 chấm tròn) - 2 chấm tròn được lấy mấy lần? (2 chấm tròn được lấy một lần) - Vậy 2 được lấy mấy lần? ( 2 được lấy 1 lần ) Giáo viên nêu: 2 được lấy một lần nên ta lập được phép nhân: 2 x 1= 2 ( giáo viên ghi lên bảng phép nhân này) Học sinh đọc phép nhân: 2 nhân 1 bằng 2 . Giáo viên gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn, vậy 2 chấm tròn được lấy mấy lần? Học sinh quan sát thao tác của GV và trả lời: 2 chấm tròn được lấy 2 lần . GV yêu cầu học sinh lập phép tính tương ứng với 2 được lấy 2 lần (đó là phép tính 2x2). - 2 nhân 2 bằng mấy? (Bằng 4) GV viết phép nhân lên bảng và yêu cầu học sinh đọc. GV hướng dẫn học sinh lập các phép tính còn lại tương tự như trên. Sau mỗi lần lập được phép tính mới GV ghi phép tính lên bảng để có bảng nhân 2. Học sinh lập các phép tính 2 nhân với 3,4,,5,6,7,8,9,10 theo hướng dẫn của GV. GV chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 2. Các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 2, thừa số còn lại lần lượt là các số 1,2,...10. Sau đó yêu cầu học sinh học thuộc lòng bảng nhân. Phần luyện tập và thực hành: GV hướng dẫn, giao việc và nêu yêu cầu để học sinh làm bài. Cụ thể: Bài 1. Học sinh nêu yêu cầu và làm miệng bằng hình thức chơi trò chơi bắn tên. GV nhận xét tuyên dương các em. Bài 2: Gọi học sinh đọc đề Toán: Mỗi con gà có 2 chân. Hỏi 6 con gà có bao nhiêu chân? GV gợi ý: - Có tất cả mấy con gà (6 con gà) - Mỗi con gà có bao nhiêu chân(mỗi con gà có 2 chân) - Vậy để biết 6 con gà có bao nhiêu chân ta làm thế nào ? (ta tính tích 2 x 6) Yêu cầu học sinh tóm tắt và giải bài toán. Tóm tắt Bài giải 1 con : 2 chân 6 con gà có số chân là: 6 con:... chân? 2 x 6 = 12(chân) Đáp số : 12 chân Bài 3: Cho học sinh đọc đề bài và trả lời câu hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? (đếm thêm 2 rồi viết số thích hợp vào ô trống) - Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?(số 2) -Tiếp sau số 2 là số nào ? (số 4) -2 cộng thêm mấy thì bằng 4 (2 cộng thêm 2) -Tiếp sau số 4 là số nào ? (số 6) - 4 cộng thêm mấy thì bằng 6( 4 cộng thêm 2) Vậy trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 2. Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài, sau đó chữa bài rồi cho học sinh đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được. Phần cũng cố dặn dò: Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bảng nhân 2 ( đọc cá nhân). Về nhà học thuộc bảng nhân 2 và luyện tập thêm bảng nhân 2. VI/ Kết luận: *Kết quả thu được:Sau một thời gian trực tiếp giảng dạy với tất cả sự tâm huyết của mình bản thân tôi đã tìm tòi, tự học, tự đúc rút kinh nghiệm dần dần khắc phục các tồn tại của bản thân nên đã thu lại được kết quả sau: + Về giáo viên:Tôi đã thâm nhập và đã sử dụng thành thạo, linh hoạt quy trình lên lớp một tiết toán (cả dạng bài học kiến thức mới, dạng bài luyện tập thực hành).Bản thân đã đổi mới phương pháp giảng dạy làm cho tiết học nhẹ nhàng ,có hiệu quả. + Về học sinh: Chất lượng môn Toán có kết quả đáng phấn khởi. Cụ thể là: - Học sinh có ý thức và say mê học Toán. Sách giáo khoa đầy đủ. Vở bài tập không thiếu. Các loại học cụ đủ số lượng, chất lượng đảm bảo. - Có nhiều em đã thể hiện rõ tính sáng tạo, nhạy bén. Kỹ năng tính toán nhanh và chính xác. Học sinh yếu đã vươn lên thành học sinh trung bình và khá. - Chất lượng khảo sát giữa học kỳ II như sau: + Loại giỏi: 23em ( 71,8%) +Loại khá: 5 em ( 15,7%) +Loại TB: 4 em ( 12,5%) *Bài học kinh nghiệm. Để giảng dạy môn Toán 2 có chất lượng bản thân tôi tự rút ra những bài học sau: -Trước hết người giáo viên phải chuyên tâm với công việc. Phải đọc nhiều, tích luỹ thường xuyên, dự giờ liên tục để có kinh nghiệm giảng dạy . -Phải sâu sát với học sinh để biết các em học như thế nào, các em đang gặp những khó khăn gì, cần giúp đỡ các em ra sao. -Phải kết hợp với phụ huynh để giảng dạy các em. Phải hướng dẫn phụ huynh giúp đỡ, bày vẻ ở nhà cho học sinh. -Thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, giao nhiệm vụ thích hợp cho từng loại đối tượng học sinh. Trên đây là một số kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học môn Toán 2 mà tôi đã nghiên cứu tài liệu và trải qua một bước thực nghiệm, song bước đầu còn lúng túng, cần được cải tiến bổ sung, rất mong sự đóng góp của ban lãnh đạo nhà trường, của các giáo viên trong hội đồng sư phạm nhằm giúp đỡ tôi có phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học tốt hơn, giúp học sinh đạt kết quả cao hơn. Quảng Thuận, ngày 28 tháng 04 năm 2008 Trần Thị Thanh Nga

File đính kèm:

  • docMot so kinh nghiem doi moi PPDH Toan 2.doc