Đề tài Một số kinh nghiệm để làm tốt các công tác chủ nhiệm (ở lớp 4)

Nâng cao chất lượng học tập của học sinh yếu kém bao giờ cũng là mối quan tâm của mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp. Bởi vì kết quả học tập của lớp là một trong những thước đo trình độ quản lý, khả năng giảng dạy và điều hành lớp hoạt động của giáo viên chủ nhiệm. Đồng thời, đây cũng là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm đối với lớp

doc13 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm để làm tốt các công tác chủ nhiệm (ở lớp 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu, kém của lớp, tôi xây dựng kế hoạch tổ chức học tập và theo dõi đối tượng này. 1.2.3. Tổ chức học tập cho học sinh yếu kém: 1.2.3.1. Theo dõi và giúp đỡ cho học sinh yếu kém trong việc tiếp thu bài giảng trên lớp. Kiến thức cơ bản của học sinh yếu kém bị “hổng” rất nhiều từ những năm ở lớp dưới và không thành hệ thống như học sinh khá giỏi nên việc tiếp thu kiến thức mới trong chương trình học gặp nhiều khó khăn. Do đó trong quá trình giảng dạy trên lớp, tôi thường xuyên kiểm tra mức độ hiểu bài giảng và khả năng vận dụng lý thuyết trong khi làm bài tập của học sinh yếu kém để bổ sung, hướng dẫn học sinh yếu kém nhiều hơn và thường xuyên nhắc lại kiến thức cũ cho các em. Tuy nhiên do quy định về thời gian và nội dung tiết dạy nên cần phải cho học sinh yếu kém học phụ đạo theo kế hoạch chung của trường. Những buổi học phụ đạo rất cần thiết đối với các em yếu kém. 1.2.3.2. Phân công học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém. Trong mỗi lớp học tỉ lệ học sinh khá giỏi, trung bình, yếu kém không như nhau, tùy tình hình thực tế mỗi năm tôi phân công học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém. Động viên và phát huy tinh thần giúp bạn “vượt khó” thông qua các chương trình hoạt động của Đội, lớp tôi đã giao nhiệm vụ cho một số học sinh khá giỏi, có điều kiện học tập tốt giúp đỡ học sinh yếu kém trong việc học tập trên lớp và ở nhà. Thường xuyên kiểm tra việc giúp đỡ này, động viên, biểu dương tinh thần giúp đỡ bạn của các em học sinh khá giỏi và tinh thần cố gắng vươn lên trong học tập của các em yếu kém. Trong mỗi tuần sinh hoạt lớp tôi đều nhận xét, tuyên dương đôi bạn học tốt. Thực tế cho thấy việc sử dụng biện pháp này đã có kết quả tốt, góp phần hạ thấp tỉ lệ học sinh yếu kém qua mỗi học kỳ và qua mỗi năm học của lớp mà tôi đã được phân công làm giáo viên chủ nhiệm. 1.2.3.3. Theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu kém khi học tập ở nhà. Thời gian trên lớp học sinh yếu kém phải tiếp thu nhiều kiến thức mới và giáo viên phải thực hiện tiết dạy đúng nội dung chương trình nên không có nhiều thời gian để hướng dẫn và kiểm tra mức độ hiểu bài lí thuyết và vận dụng làm bài tập của các em này như thế nào. Do vậy, việc theo dõi, giúp đỡ cho các em khi học tập ở nhà là rất cần thiết. Vấn đề này cần có sự quan tâm phối hợp cùng theo dõi của gia đình các em. Tôi đã đến nhiều gia đình của học sinh yếu kém để tìm hiểu, hướng dẫn cho các em biết cách tự học ở nhà, sắp xếp công việc hợp lí, giảm bớt thời gian vui chơi giải trí để dành thời gian cho việc học. Trong việc này cũng có nhiều khó khăn do hoàn cảnh gia đình các em và bản thân một số em không thật sự cố gắng học, lười học phải mất nhiều thời gian, công sức động viên và thuyết phục, nhất là đối với học sinh cá biệt. 1.2.3.4. Động viên tinh thần ham học của các em học sinh yếu kém để nâng cao kết quả học tập. Đây là vấn đề khó khăn đối với các giáo viên chủ nhiệm, bởi học sinh yếu kém thường yếu về tinh thần học tập, ít chịu khó, ham chơi không cố gắng trong học tập, ham chơi hơn ham học. Tôi phải sử dụng nhiều cách để việc áp dụng biện pháp này sao cho có hiệu quả nhất. Trên lớp, mỗi tuần sinh hoạt lớp tôi đều giáo dục, nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của việc học của học sinh để tác động đến tư tưởng của các em học sinh yếu kém, biểu dương, khuyến khích một số em học sinh yếu kém có tiến bộ hơn trong việc học, trong sinh hoạt, thông tin (kể) cho các em biết về những tấm gương “vượt khó học giỏi” qua báo chí và trong trường, trong lớp để động viên các em, kích thích tinh thần cố gắng học tập của các em học sinh yếu kém. Tôi thường khuyến khích bằng cách cho điểm “động viên” đối với các em này, không yêu cầu cao về kết quả làm bài tập kiểm tra như đối với các em học sinh khá giỏi. Đồng thời tôi sử dụng biện pháp này đối với học sinh yếu kém của lớp để cùng động viên các em. Kết quả học tập đều ở các môn có tác dụng lớn đối với các em, kích thích tinh thần học tập của các em. 1.3. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục khác: Thực tế hiện nay có nhiều em học kiến thức về Toán, Tiếng Việt,…rất tốt, thi đạt rất nhiều giải nhưng kĩ năng sống lại chưa được, không biết làm bất cứ việc gì ngoài việc học. Liên tiếp trong 3 năm vừa qua bản thân tôi cũng như các thầy cô dạy khối lớp Bốn được tập huấn về truyền thông nâng cao nhận thức chất thải rắn, tôi đã đem những kiến thức này truyền đạt lại cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm, tôi phối hợp với Đội, với nhà trường để tổ chức những giờ chào cờ vui, thi rung chuông vàng về kiến thức môi trường, các em cũng được nghe chương trình phát thanh măng non về truyền thông chất thải rắn và lớp tôi chủ nhiệm cũng đạt được những kết quả: giải nhì rung chuông vàng, giải khuyến khích vẽ tranh về môi trường. Từ đó các em có kiến thức nên cũng đã vận dụng vào thực tế: các em thấy rác trên sân trường đều tự giác nhặt bỏ vào thùng rác theo quy định, biết phân loại rác. Không những các em chỉ thực hiện tốt ở trường, ở lớp mà về nhà còn biết vận dụng vào gia đình của mình, phụ giúp cha mẹ. Các em có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, giữ vệ sinh môi trường. Ngoài ra, trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tiết sinh hoạt Đội,…các kiến thức về an toàn giao thông các em nắm vững và thực hiện tốt. 2. Khả năng áp dụng: 2.1. Thời gian áp dụng có hiệu quả: Đề tài này tôi đã xây dựng, áp dụng qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp tôi thấy có hiệu quả và năm học này tôi tiếp tục thực hiện. 2.2. Có khả năng thay thế giải pháp hiện có: Trong suốt những năm được phân công chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy nếu như giáo viên không thực sự yêu nghề, không tâm huyết với nghề, không trách nhiệm với lớp, làm công tác chủ nhiệm không tốt thì chất lượng toàn diện sẽ không cao. Vì vậy, để chất lượng giáo dục được nâng lên thì tôi đã luôn cố gắng xây dựng lớp có nề nếp để hòa vào nề nếp chung của nhà trường. Xây nền vững chắc về kiến thức văn hóa cho các em, tạo điều kiện cho các em tự học, đón nhận thành quả học tập và rèn luyện mình một cách xứng đáng, tiếp bước vững chắc trên con đường học vấn. 2.3. Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành: Qua áp dụng sáng kiến trên vào thực tế lớp mình phụ trách, tôi thấy đề tài này có tính khả thi và có khả năng vận dụng vào thực tế cho tất cả các khối lớp trong trường để nâng cao chất lượng học tập của học sinh cả về phong trào mũi nhọn và chất lượng đại trà cũng như việc hình thành nhân cách cho các em. 3. Lợi ích kinh tế - xã hội: 3.1.Thể hiện rõ lợi ích có thể đạt dược đến quá trình giáo dục, công tác: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc hình thành nhân cách và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh là vô cùng to lớn. Có làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì chất lượng giáo dục mới được nâng lên, nhân cách của các em được hình thành, khả năng giao tiếp, ứng xử của các em cũng tốt hơn, các em dần dần được hoàn thiện, góp phần làm giàu tri thức – một hành trang cần thiết cho các em để các em có thể học lên các bậc học trên, một hành trang cần thiết cho cuộc đời các em. 3.2. Tính năng kĩ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng: Khi tôi thực hiện đề tài này đối với những lớp tôi chủ nhiệm kết quả đem lại như sau: + Năm học 2012- 2013: - Hạnh kiểm: không có học sinh vi phạm về đạo đức, 100% học sinh thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của học sinh. - Học lực cuối năm: Học lực Giỏi Học lực Khá Học lực T.B Học lực Yếu 16(51,6%) 12(38,7%) 3(9,7%) 0 + Năm học 2013-2014: - Hạnh kiểm cuối học kì I: không có học sinh vi phạm về đạo đức, 100% học sinh thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của học sinh. - Học lực: Kết quả khảo sát đầu năm học: Học lực Giỏi Học lực Khá Học lực T.B Học lực Yếu 2(7,4%) 10(37%) 10(37%) 5(18,6%) Kết quả học lực cuối học kì I: Học lực Giỏi Học lực Khá Học lực T.B Học lực Yếu 6(22,2%) 16(59,3%) 3(11,1%) 2(7,4%) 3.3. Tác động xã hội tích cực, cải thiện môi trường, điều kiện lao động: Nhờ có làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, ý thức tự giác của các em dần được nâng lên, các em dần hoàn thiện mình. Trong các buổi học chính khóa hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo viên đỡ vất vả về khâu quản lí các em. C. KẾT LUẬN: I. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp: Theo tôi, muốn trở thành một nhà sư phạm, một giáo viên chủ nhiệm lớp tốt, khéo léo, tinh tế trong ứng xử và thành công trong việc giáo dục học sinh thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần phải: 1. Tìm hiểu để biết được một cách toàn diện, sâu sắc về từng học sinh. Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí, tính cách, sở thích, thói quen,…của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp. 2. Chú trọng xây dựng và bồi dưỡng Ban cán sự lớp, huấn luyện để các em trở thành những “ người lãnh đạo nhỏ” tài ba. 3. Luôn giữ được sự bĩnh trước lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân của mỗi tình huống xảy ra để có cách xử lí đúng đắn. 4. Luôn biết khích lệ, biểu dương các em kịp thời để các em có niềm tin và hứng thú học tập hơn. 5. Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học sinh. Hãy nhớ rằng lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. 6. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, kiên trì vận động phụ huynh học sinh tích cực tham gia vào công tác giáo dục học sinh. II. Những triển vọng trong việc vận dụng giải pháp và phát triển giải pháp: Với các giải pháp mang tính mới đã nêu trên, bản thân tôi thấy sẽ vận dụng được tất cả các khối lớp trong trường Tiểu học. II. Đề xuất, kiến nghị: Mỗi giáo viên chủ nhiệm cần phải có tâm huyết với nghề, hãy xem tập thể lớp mình chủ nhiệm là một mái ấm gia đình vì chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài việc vận dụng vào lớp tôi chủ nhiệm, tôi mong rằng nhà trường góp ý và cho áp dụng với tất cả các lớp trong trường./. Người viết Nguyễn Thị Đạm Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT CẤP TRƯỜNG Bồng Sơn, ngày tháng năm 2014. Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT PHÒNG GD - ĐT Bồng Sơn, ngày tháng năm 2014.

File đính kèm:

  • docSKKN- Đạm(2013-2014).doc
Giáo án liên quan